1
  • image
  • image
  • image
  • image
12:59 ICT Thứ ba, 19/03/2024

Nhớ về ngày 30 tháng 4 năm ấy

Đăng lúc: Thứ năm - 27/04/2017 10:05 - Người đăng bài viết: bientap02
Ký ức về ngày 30 tháng 4 của tác giả Lương Duy Thái khi cùng Trung đoàn phòng không tiến vào giải phóng miền Nam năm 1975
Lại đến tháng tư ! Tháng tư bây giờ đối với mỗi người Việt là bao nỗi xốn xang ; thế hệ chúng tôi nghĩ về những ngày tháng cam go khi “Trùng trùng quân đi như sóng …” với mục tiêu duy nhất là giải phóng miền Nam, quyết đưa giang sơn về một mối ; còn với thế hệ con cháu chúng tôi lại nhớ “ Mùa hoa loa kèn “ hoặc đi “ Phượt “ du lịch đây đó. Tất cả những ước mơ đó bây giờ đã hiện hữu trên đất nước chúng ta.

     Con gái tôi sinh năm 1975, tính theo dương lịch thì đã ở tuổi 42, cái tuổi ở giữa cuộc đời. Nó được học hành đầy đủ, đã đi hội thảo khoa học ở nhiều nước, đi du lịch nhiều nơi. Có lần nó đã nói với tôi “ Đi cho biết đây biết đó chứ có cho con sống ở đó chưa chắc con đã thích hơn sống ở Việt Nam mình “. Nghe con nói thế, mặc dù không phải là người “ Duy lý “ nhưng tôi cũng cảm thấy phần nào được an ủi, động viên. Ừ thì những gian khổ, hy sinh của thế hệ chúng tôi thế hệ trẻ các cháu đã phần nào thông cảm.

 

     Tôi còn nhớ cái cảm giác khi nghe tin Đà Nẵng đã giải phóng đơn vị tôi được lệnh kéo vũ khí, khí tài vào bảo vệ sân bay Phú Bài. Hôm đó tôi ngồi trên chiêc zil 157 chở đạn pháo phòng không. Đến cầu Tràng Tiền mấy “ Anh lính Giải phóng “ chúng tôi không biết cho xe đi theo hướng nào. Tôi thấy phía trước có mấy mệ, mấy chị quang gánh, chắc vừa đi chợ về. Tôi mở cabin xe bước xuống. Chắc các mệ các chị thấy chú bộ đội giải phóng nhỏ con, dáng thư sinh, vai mang khẩu AK, lưng đeo khẩu súng ngắn  chân đi đôi dày “Koxogin “, áo quần thì những túi là túi tiến đến thì dừng lại. Tôi lễ phép chào các mệ các chị bằng cái giọng miền trung nằng nặng. Sau mấy câu hỏi xã giao tôi muốn các mệ, các chi đường đến sân bay Phú Bài. Im lặng một lúc các mệ mới bảo một o còn trẻ, có khuôn mặt bầu bầu ra chỉ cho tôi đường  về Phú Bài. Khi xe đã đi xa tôi còn nghe tiếng cười rích rích, chắc của mấy o trêu o vừa chỉ đường.

     Chúng tôi được vào tiếp quản khu Gia Binh. Từ anh bộ đội giải phóng, mặc quân phục bộ đội Pathet Lào, chúng tôi như bị giam lỏng trong cái khu gia binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa cùng Cố vấn Mỹ. Sau mấy ngày được nghỉ ngơi, dọn dẹp nơi ở, chúng tôi bắt đầu đi khám phá khu gia binh. Phải nói Mỹ viện trợ cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa hết sức hào phóng ; khu gia binh là những dãy nhà gỗ hai lớp, giửa có lớp sợi thủy tinh cách nhiệt. Mấy “ Chiến binh Việt công “ nghành quân zới chúng tôi đi hết dãy nhà này đến dãy nhà khác tò mò xem cách ăn ở của “ phía bên kia “. Có những gia binh chúng tôi vào thấy bàn ăn còn vương vãi ngỗn ngang; xộc xệch giường chiếu, áo quần còn vài chiếc trong tủ ; thậm chí có phòng quạt trần còn để chế độ chạy. Đi ra ngoài còn bắt gặp vài con chó hoang cứ nhìn chúng tôi tưởng như gia chủ về tìm !

Giải phóng lên là xe Lambro tức tốc dừng lại, thậm chí có chạy quá thì chủ xe cũng lùi đến mời chú giải phóng lên. Cái cảm giác lâng lâng, có chút gì đó hãnh diện này cũng chỉ lưu lại trong chúng tôi chỉ được hơn tháng ; về sau muốn đi đâu là các chú phải mua vé đàng hoàng. Cũng đúng thôi, người dân ở đâu thì cũng phai làm ăn cả mà ! Đêm đêm các đơn vị chiến đấu, các ban nghành trên trung đoàn bộ phải tổ chức canh gác bảo vệ đường băng và nhà kho sân bay. Có đồng chí bên đại đội thông tin hôm đi gác suýt bị biệt kích phi dao vào cổ ! Phía sau khu gia binh có nhà kho chứa đạn pháo 175li của quân ngụy một hôm nổ vang trời suốt cả ngày. Hôm sau chúng tôi được phổ  biến là do biệt kích phá hủy !
    
      Gần đến ngày 30 tháng tư, các đơn vị quân đội chuẩn bị diểu binh biểu dương lực lượng. Trung đoàn pháo phòng không chúng tôi cũng có lực lượng tham gia. Chúng tôi lo bảo dưởng xe – pháo, sơn trắng phía trong bánh xe, bánh pháo nom oách lắm. Rồi cái ngày trọng đại đến. Về sau xem tivi chúng tôi còn nhận ra một vài pháo thủ mặt rám nắng, đầu đội mủ sắt oai vệ ngồi trên mâm pháo diểu qua lễ đài. Cái cảm giác tự hào hanh diện còn lộ rõ trên gương mặt của mọi người.

      Ngày 30 tháng 4 năm nay là chẵn 42 năm miền Nam hoàn toàn giải phóng. Là những người lính được chứng kiến một phần  giây phút trọng đại ấy tôi ghi lại để con cháu chúng ta biết mà tự hào.
                                                                           
Sài Gòn, 25  /  4  /2017

 
Tác giả bài viết: Lương Duy Thái
Từ khóa:

Lương Duy Thái

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 4
  • Hôm nay: 411
  • Tháng hiện tại: 39023
  • Tổng lượt truy cập: 7994306

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net