1
  • image
  • image
  • image
  • image
05:18 ICT Thứ năm, 19/09/2024

Lệ Sơn hôm qua và Văn hoá hôm nay

Đăng lúc: Thứ năm - 29/05/2014 01:26 - Người đăng bài viết: bientap01
Bài viết vê chặng đường phát triển với nhiều dấu ấn của Văn hóa hôm nay do tác giả Ngọc Tiệp chấp bút
Năm 1471 sau khi tháp tùng Vua Lê Thánh Tông chinh phạt trở về. Vua ra chiếu khuyến mở rộng ruộng đất phía Nam. Đến xứ Cồn Vang thấy sơn thuỷ hửu tình, phía tây dựa vào dãy núi, ba bề có dòng sông bao bọc, đất đai phì nhiêu có thể lập nghiệp lâu dài cho con cháu. Ông Lê Văn Hành dâng sớ tâu Vua, được Vua đồng ý đã cùng một số dòng họ khác như họ Trần, họ Nguyễn, họ Phạm, họ Phan, họ Lương, họ Cao, họ Bùi ... cùng con cháu vào khai hoang lập nghiệp . Trải qua 6 thế kỷ cần cù lao động sáng tạo đã biến Cồn Vang hoang vu thành làng mạc trù phú . Làng Lệ Sơn được hình thành từ thuở ấy, nay là xã Văn Hoá .
 

Phía tây làng có dãy núi 99 chóp. Tương truyền có trăm con phượng hoàng bay về đây tìm đất dựng kinh đô. Ba phía có sông bao bọc, nước trong xanh hiền hoà, có bóng tre trùm mát rượi, duyên dáng nghiêng mình soi mái tóc. Văn hoá có nhiều cảnh đẹp: Lèn Đứt Chân, Miếu Chân Linh, Khe Trống, Rào nước Mội, các thung lũng như Hung Cày, Hung Tắt, hung Mít quanh năm chim hót vượn kêu phá tan cảnh yên tỉnh của núi rừng .

Động Chân Linh ở đầu làng là một cảnh đẹp. Sách phủ biên tập lục, Lê Quí Đôn đã ghi " Động Chân Linh ở nguồn Chân Linh Châu bố chính sau lưng là núi, trước mặt là nước, cửa động hẹp chỉ lọt một cái xuồng, trong động rộng rãi, người đi xem cần đuốc đi vào, đi bộ ít dặm có một cái cửa, vào trong hang thấy cả trời đất thênh thang, có phiến đá to bằng phẳng như bàn cờ, bốn bề vách núi như ngọc đẽo thành".  Cảnh rất là đẹp, có nhiều bài thơ để tặng . Thú nhất là được ngồi thuyền ngắm lèn Đức chân để thưởng thức cảnh non nước trời mây hoà quyện.

Lệ Sơn được xếp đầu trong bát danh hương: Sơn- Hà - Cảnh - Thổ - Văn - Võ - Cổ - Kim. Qua các thời đại, khoa thi nào cũng có nhiều người đỗ đạt . Dưới chế độ mới truyền thống cũng được phát huy. Có nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ và hàng trăm cử nhân trong các lĩnh vực văn học và khoa học kỹ thuật được đào tạo trong và ngoài nước. Có gia đình có hai giáo sư như gia đình cụ Lương Duy Tâm. Có phó giáo sư, tiến sĩ và cử nhân như gia đình cố nhà giáo Lương Ngọc Đệ. Có Thạc sĩ. kỹ sư như gia đình Bác Nhân, bác Bá, Bác Đảm ...

Văn hoá cũng là quê hương có truyền thông yêu nước nồng nàn. Xa xưa có các cụ Nguyễn Đình Gia,  Đô chỉ huy sứ,  mưu tiên hầu tướng quân có công đánh giặc giử nước được Vua Duy Tân và Vua Khải Định phong sắc . Trong phong trào Cần Vương nhiều người đã đầu quân đánh Pháp dưới sự chỉ huy của Đế đốc tướng quân Lê Trực . Có nghĩa quân của Bá Hộ Nghi đánh Pháp và đại bản doanh là Lèn Khum, Hung Tắt. Văn hoá rất tự hào có tương Hoàng Sâm nổi tiếng, là đội trưởng đội Việt nam tuyên truyền giải phóng quân, người học trò ưu tú của Bác Hồ kinh yêu, có cụ Lê Giờ đảng viên 30-31, cụ Nguyễn Tiến Báu, Lê Lầu đảng viên từ 1934.

Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc hàng trăm con em xã Văn hoá đã có mặt khắp các chiến trường: Điện Biên Phủ, Hoà Bình, Bình Trị Thiên, các chiến trường Miền Nam, nuớc bạn Lào và Căm Pu Chia . Nhiều người con của quê hương đã anh dũng hy sinh trên chiến trường . Lệ Sơn đã được nhận danh hiệu làng chiến đấu kiểu mẫu và được phong tặng Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Ai đã lâu ngày nay trở về thăm quê hương đều ngỡ ngàng và phấn khởi trước sự thay đổi của quê hương. Không còn cảnh nhà tranh vách đật . Nhà đã được ngói hoá toàn bộ. Xen kẻ có một số nhà cao tầng. Trụ sở Đảng uỷ, Uỷ ban, trường học các cấp, trạm xá được xây dựng khang trang, cao tầng. Một số đường chính, kênh mương thuỷ lợi được bê tông hoá đủ nước cho đông - xuân - hè - thu. Đặc biệt một kè chắn sóng và lũ rất kiên cố được hoàn thành dọc bờ sông từ ga đến thôn Thượng phủ.

 

Nói Văn Hoá mà không nói đến nhà máy xi măng là điều thiếu sót . Ngày 12.2.2009 cán bộ và nhân dân xã Văn Hoá vui mừng chứng kiến lễ động thổ nhà máy xi măng công suất 2 tiệu tấn / năm.  Địa diểm là vùng đá bạc thuộc thung lũng Hung tắt, Hung cày. Hiện thực cuộc sống công nghiệp không còn xa nữa , thức dây tiềm năng lèn Lệ Sơn đi vào cuộc .

Với đội ngũ cán bộ trẻ, năng động sáng tạo và tâm huyết, với sự quyết tâm của đảng bộ và nhân dân thực hiện đường lối đổi mới của Đảng - Văn hoá quê tôi vững bước đi lên , rạng rỡ một quê hương có nhiều truyền thống . 
Tác giả bài viết: Ngọc Tiệp
Từ khóa:

NT

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Người ân nhân - Đăng lúc: 02/06/2014 17:09
Anh Lưu Đức Hải, người bảo trợ và giúp đỡ cho trang tin LLS.NET hoạt động vừa có bài tham luận khá hay về Lãi vay tại Việt Nam tại hội thảo do Ngân hàng nhà nước tổ chức.

http://www.doanhnhanvang.com/tin-tuc/kinh-te-tai-chinh/lai-vay-tai-viet-nam-qua-cao-voi-cac-nuoc-8172.html
Avata
gai xom bau - Đăng lúc: 31/05/2014 18:36
sao hoi xua anh tiep hoc dot mon su lam ma sao gio dot pha the anh cho em xin so dt em muon tham khao anh mot so van de nha dc ko anh
Avata
Bạn đọc - Đăng lúc: 30/05/2014 13:42
tác giả ơi, lại có câu chuyện khi nói đến văn hóa làng thì không nhắc đến nhà máy xi măng là không được, ý là răng, cũng là cách nhìn khác, nhưng LHV lại đưa ra quan điểm hợp lý như thế này, http://langleson.net/index.php/vi/news/Vi-que-huong/Nhin-lai-nhung-dieu-hua-hen-cua-nha-may-xi-mang-Quang-Phuc-voi-ba-con-nhan-dan-xa-Van-Hoa-1729/
Avata
người hiền - Đăng lúc: 30/05/2014 09:02
có phải anh Thiệp Ông Khiễu không nhỉ? Bài viết này mà đăng báo Nhân dân thì tuyệt vời. Đúng tinh thần, đúng chủ trương và. . . đúng quá khứ lắm.
Nếu báo làng cho phép lề trái một chút, tôi có mấy ý kiến phản biện:
Thứ nhất là vấn đề học hành: Những sa sút đáng báo động hiện nay không có gì mà tự hào cả. Dĩ vãng là cái nên trân quý, nhưng cũng cần nhìn vào hiện thực để góp phần chỉnh đốn. Đừng ca bài ca dĩ vãng quá mà ru ngủ con em mình.
Thứ hai: Vấn đề nhà máy xi măng. Tôi không hiểu ý tác giả thế nào khi cho rằng "nói đến văn hoá mà không nói đến nhà máy...." Nếu cá nhân tác giả vui mừng về cái sự xâm hại tài nguyên vì lợi ích nhóm đó thì không sao. Nhưng vin vào cả cái làng vốn dĩ cũng có những người am tường thế cuộc mà cho rằng ai ai cũng vui mừng hồ hỡi thì thật là xúc phạm đến nhân sỹ làng ta đó!
Thứ 3 là vấn đề "bộ mặt" và dân sinh: Sự hiện hình của một số bê tông không phải là "tiến bộ" theo quan điểm phát triển. Nó chỉ là tăng trưởng hời hợt về kinh tế thôi. Hãy nhìn vào sắc mặt của dân làng: xót xa lắm! Hãy nhìn vào bộ mặt (cấu trúc) làng: Đắng cay lắm. Cụ thể thế nào, quý vị tự cảm nhận.
Chúng tôi không sống bằng hoài niệm, cũng không quá khắt khe về những tồn tại. Nhưng tôi muốn nói chân thành và rất hiền rằng, trong những thảm hoạ của nền kinh tế "thô ráp" và vội vàng, làng ta, thật tội nghiệp, lại là một trong các nạn nhân trực tiếp và lâu dài! Ai đã có công đó quý vị? Có người đã nói rằng" nhờ ơn kẻ có học của làng ta!". Thế mới biết sự có học chưa hẵn đã là điều đáng tự hào. Nhân văn đôi khi là món hàng xa xỉ, nhưng rất quý các bạn ạ!
Vài lời tâm tình có chi không phải mong tác giả, độc giả và BBT LLS.net xá quá!
Cung kính!

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 11
  • Hôm nay: 550
  • Tháng hiện tại: 37060
  • Tổng lượt truy cập: 8397071

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net