1
  • image
  • image
  • image
  • image
16:41 ICT Thứ năm, 19/09/2024

Chuyên mục Vì quê hương: Giới thiệu dự thảo ý tưởng hồ sơ dự án cấp nước sạch cho bà con làng Lệ Sơn

Đăng lúc: Thứ hai - 23/09/2013 05:13 - Người đăng bài viết: bientap02
Giới thiệu dự thảo hồ sơ dự án cung cấp nước sạch cho bà con làng Lệ Sơn trong mùa mưa lũ của nhóm tác giả do Th.Sỹ Lương Văn Đức đề xuất. Nhóm mong muốn nhận được những góp ý về các ý tưởng thiết thực của bà con xung quanh đề tài này nhằm tạo dựng nguồn nước sạch, an toàn, lâu dài cho bà con Lệ Sơn trước và sau lũ lụt.
PHỤ TRÁCH CHUYÊN MỤC VÌ QUÊ HƯƠNG
Chuyên mục giới thiệu các dự án phục vụ cộng đồng

Th.sỹ Lương Văn Đức
Email: chuyentrang@langleson.net

Giới thiệu bản thân:

Nơi công tác: Phòng Quản lý Khoa học - Hợp tác quốc tế. Đại học Quảng Bình.
Chuyên ngành: Công nghệ môi trường. Đang nghiên cứu sinh tại Đại học Kumamoto (Nhật Bản từ 4/2014), tại khoa Kỹ thuật và xây dựng dân dụng.

Chỗ ở hiện tại: Bắc Lý, Đồng Hới, Quảng Bình.
Phả hệ: con ông Lương Khắc Hóa, cháu nội ông Lương Khắc Toản và cháu ngoại ông Lê Doạn.
Mong muốn cá nhân: Được đóng góp công sức nhỏ bé của mình cho sự phát triển của quê hương.

DỰ ÁN CẤP NƯỚC SẠCH CHO BÀ CON LÀNG LỆ SƠN TRONG MÙA LŨ
 
1. Mô tả địa điểm thực hiện dự án

Xã Văn Hoá là xã miền núi của huyện Tuyên Hoá (tỉnh Quảng Bình).
Phía Bắc giáp xã Tiến Hoá.
Phía Tây giáp xã Châu Hoá.
Phía Nam giáp xã Quảng Sơn (huyện Quảng Trạch).
Phía Đông giáp xã Phù Hoá (huyện Quảng Trạch).

2. Mục tiêu

2.1. Mục đích của dự án

Nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người dân xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình thông qua tiếp cận với nguồn cung cấp nước sạch với sự tham gia của cộng đồng trong bối cảnh của biến đổi khí hậu toàn cầu, đáp ứng chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường.

3. Địa điểm triển khai dự án:

Xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Xã gồm có 10 thôn bao gồm: thôn Thượng Phủ, Đình Miếu, Phúc Tự, Bàu Sỏi, Văn Hóa, Xuân Hạ, Hà Thâu, Trung Làng, Xuân Tổng, Trung Đình.

 

Hình 1. Các thôn thực hiện dự án.

Thuyết minh dự án:
Các giải pháp thông dụng hiện nay để xử lý nước, lưu trữ nước trong mùa lũ vẫn còn có những yếu tố bất cập, không phù hợp về vệ sinh và tính bền vững, sử dụng lâu dài, an toàn và tiết kiệm. Việc sử dụng thuốc khử trùng sau lũ tốn kém và mất rất nhiều thời gian, không giải quyết được nhu cầu sử dụng nước trong và sau lũ, đòi hỏi các công đoạn như thau rửa giếng, vét bùn, xử lý nhiều lần bằng hóa chất. Cụ thể: phương pháp truyền thống như thau, vét giếng trong lúc mức nước giếng đang cao. Cách này vừa mất thời gian vừa dẫn tới nguy cơ vỡ thành giếng hoặc bị bùn cát dưới đáy giếng đùn lên làm hỏng giếng.

Nguyên nhân: do chênh lệch quá lớn áp lực nước bên ngoài với bên trong thành giếng. Trong khi đó, phương pháp dùng hoá chất với phèn chua, Cloramin để làm trong và tẩy trùng vừa tốn kém, vừa dẫn đến nước có mùi và độc hại cho người dùng. Mặt khác, nếu quy mô trận lụt là cả một vùng dân cư rộng lớn thì khả năng sử dụng hoá chất thật khó đáp ứng nổi, gây nhiều tốn kém và không thân thiện với môi trường.

Các giải pháp thay thế như chứa nước trong các lu hay giếng nước bịt kín vẫn còn chứa đựng nhiều yếu tố mất an toàn vệ sinh bởi vì các bao bọc lu và giếng có thể bị hư hỏng do các vật sắc nhọn va phải trong mùa mưa lũ, có nguy cơ cho các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập. Bên cạnh đó, giải pháp này chỉ có hiệu quả sau khi lũ, còn trong lũ người dân vẫn không có nước để sinh hoạt.

Giải pháp được đề xuất đó là: Sử dụng nước mưa, kết hợp với việc xây dựng hoặc xây cao thành giếng với cao trình cao hơn mực nước lũ từ 1,5 đến 2m, tùy vùng ngập, có bậc lên xuống để dễ múc nước bằng gầu, thì chỉ tốn 300 – 400 viên gạch, 120-150 kg xi măng với giá thành khoảng 500.000đ. Sau đó, làm cái nắp bằng phên tre dày đậy trên miệng giếng có buộc, để không cho lá cây, vật lạ rơi vào giếng.

Vấn đề cần sự góp ý của bà con:

Việc xây cao thành giếng chỉ hợp lý trong mùa lũ nhưng nếu lũ xong rồi mà bà con vẫn phải sử dụng những giếng nước có thành cao như thế thì vất vả quá!!! Hiện nhóm nghiên cứu đang tìm kiếm các giải pháp khả thi hơn. Câu hỏi đặt ra đó là: làm sao cho bà con vẫn có nước sử dụng an toàn, đủ TRƯỚC, TRONG VÀ SAU LŨ.

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bà con. Đây là một dự án lớn, đang hoàn thiện hồ sơ và các căn cứ, luận chứng xác đáng để xin vốn triển khai. Dự án sẽ tăng quy mô nếu bà con có được ý tưởng hay, thiết thực
.
Tác giả bài viết: Lương Văn Đức
Từ khóa:

Lương Văn Đức

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Luong Van Duc - Đăng lúc: 16/10/2013 17:48
@anh Hậu: Dạ, chào anh, dự án đã nộp hồ sơ rồi a. Hiện đang đợi kết quả. Hy vọng bà con sẽ được hưởng lợi từ dự án này.
Avata
anh hau - Đăng lúc: 14/10/2013 21:35
không biết dự án nước sạch quê ta đến đâu rồi.? ý tưởng xây dựng quê hương và góp ý tốt cũng là vấn đề kg thể thiếu trong công việc xdqh
Avata
Nguyễn Văn Thanh - Đăng lúc: 25/09/2013 11:26
Việc nâng thành giếng là phù hợp, tuy nhiên Tôi đề nghị là sử dụng chụp bằng vật liệu nhẹ ( Nhựa hoặc cao su...) có chế tạo sẵn tháo lắp dễ dàng nhưng phải đảm bảo độ kín khít. Về mùa mưa lũ thì lắp vào khi lũ đã rút thì lại tháo ra cất. Trân trọng!
Avata
Technic - Đăng lúc: 25/09/2013 11:16
Triển khai 1 lúc 10 thôn thì kinh phí 500 triệu không đảm bảo đâu, chọn 2 thôn đầu tiên thí điểm, kiến nghị Thôn Bàu và Phúc Tự (vì đây là 2 nơi nước nhiễm phèn nhiều).
- Bước 1: Xét nghiệm nguồn nước
- Bước 2: Đánh giá tác động nguồn nước
- Bước 3: Lên mô hình
- Bước 4: Lắp đăt, triển khai, thử nghiệm
- Bước 5: Đánh giá mô hình
- Bước 6: Kết luận và đề xuất nhân rộng mô hình hoặc thay đổi phương án khác.
Avata
Luong Van Duc - Đăng lúc: 25/09/2013 01:15
@Bác Khoan: Bác có thể nói chi phí đầu tư một giếng khoan thế mất bao nhiêu không (với giếng đã có sẵn rồi), nếu làm giếng khoan thì vẫn phải xây cao hoặc bịt giếng bằng xi măng để chống lụt phải không ?, Nếu vậy thì bịt miệng giếng và kết hợp đầu tư bơm là khả thi phải không ?. Như vậy chi phí có cao quá không ?.
Cám ơn bà con đã động viên, hi vọng nhận được nhiều ý kiến hay của bà con (trước 30/9 này, vì đó là hạn cuối hồ sơ xin dự án. Hi vọng bà con mình sẽ được hưởng lợi từ dự án và đỡ khổ hơn. Tuy nhiên, cũng xin nói thêm là dự án này giai đoạn 1, cũng tầm 500 triệu thôi và còn phải chi phí thêm cho các hạng mục phụ khác nữa.
1, 2, 3  Trang sau

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 4
  • Hôm nay: 1396
  • Tháng hiện tại: 37906
  • Tổng lượt truy cập: 8397917

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net