Nghề hay - Nuôi cá Lóc trong hồ xi măng
Đăng lúc: Thứ ba - 02/04/2013 07:26 - Người đăng bài viết: bientap02
PHỤ TRÁCH CHUYÊN MỤC
Lương Duy Toản
toanduyluong.vnfm@gmail.com Hotline: Số phát hành tin: 02 |
Bài viết kỳ trước:
1.Giới thiệu chuyên mục Nghề hay - Nuôi thỏ ở làng Lệ Sơn, nên hay không nên ?
Lời giới thiệu: Cá Lóc theo cách gọi của người miền Nam hay cá quả của người miền Bắc là tên của một loại cá sống ở nước ngọt trong ao hồ hoặc ruộng lúa mà bà con Lệ Sơn ta hay gọi là cá Tràu. Loài cá này cho thịt chắc, thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Những năm gần đây, với quá trình công nghiệp hóa nên diện tích ao hồ đang bị thu hẹp và bên cạnh đó là sự đánh bắt theo kiểu tận diệt đã làm cho sản lượng cá tràu trong tự nhiên ngày càng giảm dần. Xin giới thiệu mô hình nuôi cá Tràu làm kinh tế ở Phan Thiết của kỹ sư Đỗ khắc Thế trên báo NNVN.
Bà con Lệ Sơn ai quan tâm đến mô hình này xin liên hệ với kỹ sư thủy sản Lê Thương - Phòng nông nghiệp Tuyên Hóa, điện thoại liên hệ 0982027677
Anh Bảy Ngọc, ngụ tại xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết đã xây hồ xi măng để nuôi cá lóc.
Nhờ siêng đọc sách báo, tham gia các lớp tập huấn khuyến ngư mà anh Bảy Ngọc nắm bắt được kiến thức kỹ thuật nuôi cá lóc. Anh mạnh dạn xây hồ xi măng trên diện tích đất vườn của gia đình. Ban đầu, anh xây 3 hồ có diện tích 10 m2/hồ, xây xong anh đi tìm nguồn cá giống. Anh đi xuống các tỉnh miền Tây mua cá giống về thả. Do tích lũy kinh nghiệm nên đàn cá của anh nuôi chỉ hơn 4 tháng đã đạt 0,4 kg/con và có thể xuất bán ra thị trường. Bình quân anh nuôi từ 4 đến 5 tháng/lứa. Về con giống, anh chọn loại cá giống có trọng lượng khoảng 60g/con, mật độ thả khoảng 50 con/m2, một lứa anh thả khoảng 1.500 con trong 3 hồ. Sau khi nuôi hơn 4 tháng, trừ hao hụt 10% anh thu được khoảng 550 kg, với giá bán bình quân 40.000 đồng/kg, anh thu được trên 22 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, anh thu lãi khoảng 12 triệu đồng/lứa, như vậy, một năm anh thu lãi khoảng 30 triệu đồng.
Mô hình nuôi cá lóc trong hồ xi măng, có ưu điểm là không cần phải có diện tích lớn, chỉ tận dụng một số diện tích đất vườn không trồng trọt được để xây hồ nuôi. Mặc dù là cá nuôi nhưng thức ăn cho cá từ nguồn cá biển nên thịt cá chắc và thơm ngon, có giá trị không kém cá lóc tự nhiên. Đây là mô hình mới ở Bình Thuận, hiện nay nhiều nông dân trong tỉnh đến tham quan mô hình của anh Bảy Ngọc để nhân ra diện rộng.
Những tin mới hơn
- Nghề hay: Nuôi gà ác lợi nhuận 15 triệu đồng/tháng (14/08/2013)
- Chuyên mục Vì quê hương: Giới thiệu dự thảo ý tưởng hồ sơ dự án cấp nước sạch cho bà con làng Lệ Sơn (23/09/2013)
- Trồng hoa, một mô hình cải thiện kinh tế gia đình và làm đẹp cho xã hội (23/09/2013)
- Nghề hay: Kinh nghiệm nuôi ếch đồng (26/09/2013)
- Nghề hay: Kỹ thuật trồng lạc có năng suất cao, trên 50 tạ/ha (26/06/2013)
- Nghề hay: sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu (31/05/2013)
- Câu chuyện "Cho và nhận" nghĩ về "khu công nghiệp kiểu mới ở Hạ Trang" (30/04/2013)
- Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn (04/05/2013)
- Giới thiệu Chương trình tài trợ trực tiếp (DAP) dành cho các dự án nhỏ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) (09/05/2013)
- Phải làm gì để tôn tạo những di thắng ở làng Lệ Sơn ? (10/07/2014)
Những tin cũ hơn
- Giới thiệu chuyên mục Nghề hay - Nuôi thỏ ở làng Lệ Sơn, nên hay không nên ? (14/03/2013)
- Các tài liệu về chiến lược phát triển nông thôn tầm nhìn đến năm 2020 (05/11/2012)
- Một gia đình cần được cộng đồng Lệ Sơn, Tuyên Hóa, Quảng Bình và cả nước quan tâm (27/10/2012)
- Giải pháp đảm bảo an toàn cho bà con Lệ Sơn khi mùa lũ về (10/09/2012)
- Làng vườn Lệ Sơn (21/09/2012)
- Hình ảnh còn lại về câu đối trên hai cột cổng Đình Làng Lệ Sơn (01/01/2013)
- Tìm lại mái đình xưa (11/06/2012)
- Xây dựng nông thôn mới tại Làng ta (17/05/2012)
Ý kiến bạn đọc
Duy Toản là một nhà kinh tế, luôn tâm thức:"Trồng cây gì và nuôi con gì" để mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con. Có lẽ Duy Toản nên về Hạ trang thực địa một chuyến rồi hướng cho các Ả, các O đang rất rỗi ở quê nhà
Đê nghị UBND Tỉnh ký quyết định điều Duy Toản về làm giám đốc Sở NN và Phát triển NT.
Mô hình nuôi cá tràu có nhiều cái không hợp lý khi áp dụng ở Lệ Sơn vì thức ăn phức tạp, nguồn cung cấp hiêm.
Lúc nào cầu mần xong, xe vận chuyển dễ dàng thì có thể mua thức ăn được. Bài viết không nói rõ lấy giống ở đâu là tốt, giá cả như răng ?
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 12
- Khách viếng thăm: 11
- Máy chủ tìm kiếm: 1
- Hôm nay: 1744
- Tháng hiện tại: 17101
- Tổng lượt truy cập: 8436572
Liên kết làng quê Quảng Bình
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
30 Triệu cho 1 năm thì bèo quá. Nuôi vui chơi để ăn cho gia đình thì được. Nuôi làm kinh tế kg khả thi.
Lo nhất là vốn. Cái này mà xin được dự án tài trợ ngăn hạn về thí điểm thì được.
Giờ con em toàn tản mát đi làm ăn xa, vơ vất, thu nhập bình thường. Về quê màn ăn kiểu ni sướng hơn. Vấn đề là cần có hiệp hội hỗ trợ đầu ra thì tot