Kỷ niệm xưa trên quê nhà
Đăng lúc: Thứ ba - 25/11/2014 13:53 - Người đăng bài viết: bientap02Quê mình đẹp lắm, nó không chỉ đẹp bởi cảnh sắc hay truyền thống mà nó còn đẹp trong mỗi người chúng ta bởi nó chứa đựng bao kỷ niệm vui, buồn. Của tuổi thơ và hiện tại và cả hoài vọng của tương lai. Đọc Kỷ niệm xưa của chị Cảnh tôi lại nhớ đến một thủa xa xưa. Đâu đó trong bài viết này , ta như gặp lại chính mình, gặp lại một thời vô tư, hồn nhiên trong sáng, một chút gì đó của những cảm xúc rung động đầu đời ...
Phần 1: Vượt sông !
Có thể nói những ngày qua, tâm trạng của tôi không biết như thế nào nữa?! biết bao nhiêu chuyện mà mình phải đối mặt, đòi hỏi phải có những suy nghĩ quyết đoán và chắc chắn! nhưng, khoảng thời gian này tôi lại nhớ những ngày thơ ấu, những ngày đã qua và không thể quên đi những kỷ niệm ...
Tôi lớn lên trong một gia đình có thể nói là có truyền thống tốt đẹp, một gia đình gia giáo (Ba mạ tôi là giáo viên), song cuộc sống không phải thuận lợi hay khá giả, vì thu nhập của Ba mạ qua đồng tiền lương ít ỏi của người giáo viên.
Tôi còn nhớ (Ba mạ kể lại), trước đây thu nhập của Ba mạ tôi thời kì bao cấp rất khổ cực, hàng tháng đến cửa hàng để đổi tem-phiếu lấy một ít gạo, mì hạt, muối, nước mắm… số lương thực đó tằn tiện lắm thì vẫn không đủ để nuôi sống gia đình, vì vậy ngoài thời gian đi dạy, Ba mạ tôi còn phải nấu rượu, nuôi lợn , …còn 3 chị em tôi thì phụ giúp Ba mạ làm bao nhiêu công việc nhỏ khác…Cuộc sống cứ trôi qua theo thời gian, khó khăn bao nhiêu Ba mạ tôi cũng gắng sức cho 3 chị em tôi học hành tử tế. Để đáp lại công sức của Ba mạ, 3 chị em tôi yêu thương nhau, cùng gắng sức học hành và phụ giúp gia đình.
Tôi nhớ lại biết bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ mà mình đã lớn lên ở một làng quê yên bình. Mỗi lần vào báo làng đọc những bài viết về làng quê, tôi lại nhớ về những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ - cái thời hái rau, lấy củi, đi dủi, mót khoai…đó là những công việc chính mà tôi phụ giúp gia đình sau những buổi học ở trường.
Hồi đó, Ba mạ tôi nuôi lợn nái, sức ăn của chúng thì không thể nói hết, vì vậy ba chị em tôi phải miệt mài tìm kiếm nguồn thức ăn cho chúng, đặc biệt khi anh chị tôi đi học ở xa, công việc đó chủ yếu do tôi đảm nhận. Hằng ngày, sau buổi đi học là tôi sắp xếp thời gian để đi hái rau cho lợn-khi thì hái rau Chiếu ở ngoài bờ sông, trong những rặng tre, khi thì nhổ cỏ Cúc ở bên những luống rau khoai trên cánh đồng làng, đến khi ở bên những bờ sông, rặng tre, đồng làng …không còn những thứ rau đó nữa thì tôi phải đi xa hơn.
Lần đó, cùng với mấy đứa bạn học cùng lớp, ở cùng xóm Thượng Phủ (Vinh, Cơ, Nga) rủ nhau đi hái rau chiếu trời ở trên đuồi làng Châu Hoá (đuồi dắm), từ nhà đến chổ hái rau, chúng tôi phải đi xa khoảng 1,5km, đi qua cánh đồng làng, Ga tàu hoả, qua 2 Hầm, lên Đụn trên, đi qua khúc sông nhỏ (con lẹc) qua đuồi làng Châu Hoá…nơi sình, bùn và có cây rau Chiếu trời mọc rất nhiều. Khi đi qua con lẹc đó thì nước còn nhỏ, chỉ vén quần đến trên đầu gối là cũng có thể qua được bên kia…Cả 4 đứa chúng tôi miệt mài dùng liềm cắt thoăn thoắt những cọng rau chiếu non mơn mỡn, nói chuyện rôm rả. Sau một hồi sọt rau đứa nào cũng đã được nhét căng hết sức...rủ nhau ra về. Ôi thôi!? bây giờ nước sông ở con lẹc đó đã lên bập bờ, nước trong xanh mênh mông, không thể đi bộ qua được, nếu mà đi ngược lên theo đuồi Châu Hoá để ra lại đường tàu mà về thì lâu và mệt lắm, cả nhóm chúng tôi đành đánh liều bơi qua đoạn sông này! nhưng hồi đó chúng tôi tay nghề bơi còn thấp, vả lại có Nga nữa, nó thì con gái, không biết bơi, chúng tôi phân vân, hội ý và quyết định, nếu càng để lâu thì nước sông càng lên to, khúc sông càng rộng, chúng tôi lại càng khó vựơt qua hơn. Cuối cùng cả nhóm cũng có quyết định-Bơi! Khó mà hình dung nỗi cảnh tượng lúc đó, bây giờ nghĩ lại thấy vẫn còn sờ sợ và thích thú…
Để bơi được qua khúc sông đó, chúng tôi dùng dây mang kết 4 cái sọt rau lại với nhau, giao cho Cơ vừa bơi vừa đẩy-kéo 4 cái sọt đầy níc rau Chiếu, còn tôi và Vinh thì chịu trách nhiệm đưa Nga qua khúc sông này. Thú thực nghĩ lại mà thấy “…”, khi đó tôi bơi còn yếu, bơi một mình qua khúc sông đó đã khó, nay phải cùng với Vinh bơi hai bên để đưa Nga qua con lẹc mênh mông nước này!
Cả nhóm chuẩn bị, ba thằng (tôi, Vinh, Cơ) cởi quần, áo dài, chỉ còn lại một chiếc quần đùi (khốn nỗi khi đó cả ba thằng đều không có quần lót trong), số áo quần đó quấn chặt lại để trên các sọt rau, còn Nga thì vẫn mang nguyên bộ áo quần hoa tím như thế. Khi cả ba thằng tôi cởi áo quần ra, hi…, không biết sao Nga đổi ý, không chịu để cho tôi và Vinh đưa sang…?! ba thằng tôi thì không thay đổi ý định-thú thực nghĩ đến việc đi ngược dọc theo đuồi khoảng vài trăm mét rồi ra đường tàu mà đi xuôi về thì không thể! Ba thằng tìm cách thuyết phục Nga…và nhất trí, đánh liều. Chúng tôi bắt đầu cuộc vượt sông! Nhóm tôi, Nga và Vinh bơi trước còn Cơ, mớ áo quần và 4 sọt rau chiếu bơi sau. Tôi, Nga và Vinh đi ra.. đi ra…nước dâng lên đến đầu gối, lên bắp vả, thắt lưng rồi đến ngực...chúng tôi chợt chững lại, nước sông mát lạnh pha cùng chút lo lắng, sợ sệt làm tê lạnh đến xương sống! Sau giây lát đắn đo, tôi và Vinh nhìn nhau như cùng thống nhất 1-2-3 bơi! cả 2 chúng tôi nhún mạnh chân, một tay và hai chân liên tục đập mạnh, tay kia giữ chặt và kéo theo thân người của Nga, để níu chặt và kéo Nga, tay tôi và Vinh phải luồn vào nắm chặt vào phần nách của Nga, bộ áo quần đồng bộ của Nga bây giờ đã ướt sũng và bó sát vào thân hình mảnh mai trắng ngần của Nga…cứ thế chúng tôi cố hết sức để duỗi và đập mạnh đôi chân và cánh tay còn lại để đưa Nga qua con lẹc mênh mông nước với độ rộng không dưới 70 mét này. Do nhịp và tốc độ bơi của tôi và Vinh không đều nên việc dìu Nga hết sức khó khăn, nó cứ dập dềnh như thách thức và cũng chính vì vậy nhiều lần tay tôi (tay giữ Nga) đã …vô tình “dính” vào chổ ấy của Nga, cảm giác lâng lâng khó tả của một phần cơ thể khác giới va chạm vào nhau dưới làn nước trong xanh của lứa tuổi “nữ thập tam, nam thập lục…” như tiếp thêm sức mạnh để tôi vượt qua thách thức này?!
Khi đến đoạn giữa con lẹc, tôi ngoái đầu nhìn lại, thằng bạn tôi-Cơ, thân hình bé nhỏ hơi dài của nó như đang lọt thỏm giữa đống sọt rau ì ạch, duỗi đạp, nước bắn tung toé, nhích dần, nhích dần từng tý…lúc này chân tay tôi cũng đã tê mỏi, rã rời, nhìn sang Vinh, mặt nó đỏ ửng lên, có lẽ Vinh cũng đã thấm mệt và rất lo lắng vì nó là “chủ xị” trong việc đảm nhận đưa Nga qua đoạn sông này (vì tôi bơi còn yếu), còn Nga- liếc mắt, tôi nhìn sang, toàn thân Nga được bộ áo quần đồng bộ, ướt át bó sát da thịt , toát lên lên những đường cong mềm mại của “tuổi mới nhú”, nhưng khuôn mặt Nga không thể dấu được nỗi lo sợ, toàn bộ khuôn mặt trắng hồng nay xanh mét như tàu lá chuối…
Nhìn phía trước, bờ bên kia còn 10m, 5m…tôi vội nhón chân xuống nhưng vẫn chưa chạm đáy, thoáng chụt lo sợ, tôi cố dốc hết sức để đạp chân và khoát tay kéo mạnh Nga về phía trước… rồi thử thách cũng qua, chúng tôi rồi cũng vào đến bờ. Toàn thân rã rời, tôi buông tay khỏi Nga, nằm sóng xoài trên triền sông đầy đá, há tròn miệng thở hổn hển, thả hồn theo những đám mây bay nhè nhè trên bầu trời xanh biếc …
Có thể nói những ngày qua, tâm trạng của tôi không biết như thế nào nữa?! biết bao nhiêu chuyện mà mình phải đối mặt, đòi hỏi phải có những suy nghĩ quyết đoán và chắc chắn! nhưng, khoảng thời gian này tôi lại nhớ những ngày thơ ấu, những ngày đã qua và không thể quên đi những kỷ niệm ...
Tôi lớn lên trong một gia đình có thể nói là có truyền thống tốt đẹp, một gia đình gia giáo (Ba mạ tôi là giáo viên), song cuộc sống không phải thuận lợi hay khá giả, vì thu nhập của Ba mạ qua đồng tiền lương ít ỏi của người giáo viên.
Tôi còn nhớ (Ba mạ kể lại), trước đây thu nhập của Ba mạ tôi thời kì bao cấp rất khổ cực, hàng tháng đến cửa hàng để đổi tem-phiếu lấy một ít gạo, mì hạt, muối, nước mắm… số lương thực đó tằn tiện lắm thì vẫn không đủ để nuôi sống gia đình, vì vậy ngoài thời gian đi dạy, Ba mạ tôi còn phải nấu rượu, nuôi lợn , …còn 3 chị em tôi thì phụ giúp Ba mạ làm bao nhiêu công việc nhỏ khác…Cuộc sống cứ trôi qua theo thời gian, khó khăn bao nhiêu Ba mạ tôi cũng gắng sức cho 3 chị em tôi học hành tử tế. Để đáp lại công sức của Ba mạ, 3 chị em tôi yêu thương nhau, cùng gắng sức học hành và phụ giúp gia đình.
Tôi nhớ lại biết bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ mà mình đã lớn lên ở một làng quê yên bình. Mỗi lần vào báo làng đọc những bài viết về làng quê, tôi lại nhớ về những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ - cái thời hái rau, lấy củi, đi dủi, mót khoai…đó là những công việc chính mà tôi phụ giúp gia đình sau những buổi học ở trường.
Hồi đó, Ba mạ tôi nuôi lợn nái, sức ăn của chúng thì không thể nói hết, vì vậy ba chị em tôi phải miệt mài tìm kiếm nguồn thức ăn cho chúng, đặc biệt khi anh chị tôi đi học ở xa, công việc đó chủ yếu do tôi đảm nhận. Hằng ngày, sau buổi đi học là tôi sắp xếp thời gian để đi hái rau cho lợn-khi thì hái rau Chiếu ở ngoài bờ sông, trong những rặng tre, khi thì nhổ cỏ Cúc ở bên những luống rau khoai trên cánh đồng làng, đến khi ở bên những bờ sông, rặng tre, đồng làng …không còn những thứ rau đó nữa thì tôi phải đi xa hơn.
Lần đó, cùng với mấy đứa bạn học cùng lớp, ở cùng xóm Thượng Phủ (Vinh, Cơ, Nga) rủ nhau đi hái rau chiếu trời ở trên đuồi làng Châu Hoá (đuồi dắm), từ nhà đến chổ hái rau, chúng tôi phải đi xa khoảng 1,5km, đi qua cánh đồng làng, Ga tàu hoả, qua 2 Hầm, lên Đụn trên, đi qua khúc sông nhỏ (con lẹc) qua đuồi làng Châu Hoá…nơi sình, bùn và có cây rau Chiếu trời mọc rất nhiều. Khi đi qua con lẹc đó thì nước còn nhỏ, chỉ vén quần đến trên đầu gối là cũng có thể qua được bên kia…Cả 4 đứa chúng tôi miệt mài dùng liềm cắt thoăn thoắt những cọng rau chiếu non mơn mỡn, nói chuyện rôm rả. Sau một hồi sọt rau đứa nào cũng đã được nhét căng hết sức...rủ nhau ra về. Ôi thôi!? bây giờ nước sông ở con lẹc đó đã lên bập bờ, nước trong xanh mênh mông, không thể đi bộ qua được, nếu mà đi ngược lên theo đuồi Châu Hoá để ra lại đường tàu mà về thì lâu và mệt lắm, cả nhóm chúng tôi đành đánh liều bơi qua đoạn sông này! nhưng hồi đó chúng tôi tay nghề bơi còn thấp, vả lại có Nga nữa, nó thì con gái, không biết bơi, chúng tôi phân vân, hội ý và quyết định, nếu càng để lâu thì nước sông càng lên to, khúc sông càng rộng, chúng tôi lại càng khó vựơt qua hơn. Cuối cùng cả nhóm cũng có quyết định-Bơi! Khó mà hình dung nỗi cảnh tượng lúc đó, bây giờ nghĩ lại thấy vẫn còn sờ sợ và thích thú…
Để bơi được qua khúc sông đó, chúng tôi dùng dây mang kết 4 cái sọt rau lại với nhau, giao cho Cơ vừa bơi vừa đẩy-kéo 4 cái sọt đầy níc rau Chiếu, còn tôi và Vinh thì chịu trách nhiệm đưa Nga qua khúc sông này. Thú thực nghĩ lại mà thấy “…”, khi đó tôi bơi còn yếu, bơi một mình qua khúc sông đó đã khó, nay phải cùng với Vinh bơi hai bên để đưa Nga qua con lẹc mênh mông nước này!
Cả nhóm chuẩn bị, ba thằng (tôi, Vinh, Cơ) cởi quần, áo dài, chỉ còn lại một chiếc quần đùi (khốn nỗi khi đó cả ba thằng đều không có quần lót trong), số áo quần đó quấn chặt lại để trên các sọt rau, còn Nga thì vẫn mang nguyên bộ áo quần hoa tím như thế. Khi cả ba thằng tôi cởi áo quần ra, hi…, không biết sao Nga đổi ý, không chịu để cho tôi và Vinh đưa sang…?! ba thằng tôi thì không thay đổi ý định-thú thực nghĩ đến việc đi ngược dọc theo đuồi khoảng vài trăm mét rồi ra đường tàu mà đi xuôi về thì không thể! Ba thằng tìm cách thuyết phục Nga…và nhất trí, đánh liều. Chúng tôi bắt đầu cuộc vượt sông! Nhóm tôi, Nga và Vinh bơi trước còn Cơ, mớ áo quần và 4 sọt rau chiếu bơi sau. Tôi, Nga và Vinh đi ra.. đi ra…nước dâng lên đến đầu gối, lên bắp vả, thắt lưng rồi đến ngực...chúng tôi chợt chững lại, nước sông mát lạnh pha cùng chút lo lắng, sợ sệt làm tê lạnh đến xương sống! Sau giây lát đắn đo, tôi và Vinh nhìn nhau như cùng thống nhất 1-2-3 bơi! cả 2 chúng tôi nhún mạnh chân, một tay và hai chân liên tục đập mạnh, tay kia giữ chặt và kéo theo thân người của Nga, để níu chặt và kéo Nga, tay tôi và Vinh phải luồn vào nắm chặt vào phần nách của Nga, bộ áo quần đồng bộ của Nga bây giờ đã ướt sũng và bó sát vào thân hình mảnh mai trắng ngần của Nga…cứ thế chúng tôi cố hết sức để duỗi và đập mạnh đôi chân và cánh tay còn lại để đưa Nga qua con lẹc mênh mông nước với độ rộng không dưới 70 mét này. Do nhịp và tốc độ bơi của tôi và Vinh không đều nên việc dìu Nga hết sức khó khăn, nó cứ dập dềnh như thách thức và cũng chính vì vậy nhiều lần tay tôi (tay giữ Nga) đã …vô tình “dính” vào chổ ấy của Nga, cảm giác lâng lâng khó tả của một phần cơ thể khác giới va chạm vào nhau dưới làn nước trong xanh của lứa tuổi “nữ thập tam, nam thập lục…” như tiếp thêm sức mạnh để tôi vượt qua thách thức này?!
Khi đến đoạn giữa con lẹc, tôi ngoái đầu nhìn lại, thằng bạn tôi-Cơ, thân hình bé nhỏ hơi dài của nó như đang lọt thỏm giữa đống sọt rau ì ạch, duỗi đạp, nước bắn tung toé, nhích dần, nhích dần từng tý…lúc này chân tay tôi cũng đã tê mỏi, rã rời, nhìn sang Vinh, mặt nó đỏ ửng lên, có lẽ Vinh cũng đã thấm mệt và rất lo lắng vì nó là “chủ xị” trong việc đảm nhận đưa Nga qua đoạn sông này (vì tôi bơi còn yếu), còn Nga- liếc mắt, tôi nhìn sang, toàn thân Nga được bộ áo quần đồng bộ, ướt át bó sát da thịt , toát lên lên những đường cong mềm mại của “tuổi mới nhú”, nhưng khuôn mặt Nga không thể dấu được nỗi lo sợ, toàn bộ khuôn mặt trắng hồng nay xanh mét như tàu lá chuối…
Nhìn phía trước, bờ bên kia còn 10m, 5m…tôi vội nhón chân xuống nhưng vẫn chưa chạm đáy, thoáng chụt lo sợ, tôi cố dốc hết sức để đạp chân và khoát tay kéo mạnh Nga về phía trước… rồi thử thách cũng qua, chúng tôi rồi cũng vào đến bờ. Toàn thân rã rời, tôi buông tay khỏi Nga, nằm sóng xoài trên triền sông đầy đá, há tròn miệng thở hổn hển, thả hồn theo những đám mây bay nhè nhè trên bầu trời xanh biếc …
Tác giả bài viết: Trần Nam Hải
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Nắng (04/06/2015)
- Gửi con gái Mẹ (08/10/2019)
- Bài thơ Tiếng con chim gáy (03/12/2014)
- Con sẽ về, quê gắng đợi nghe quê (21/08/2015)
- Mất nửa tình thương (26/07/2016)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Toàn tập) (06/07/2015)
- Vịnh Lệ Sơn (21/01/2015)
- Rượu trong văn hóa ứng xử của người Lệ Sơn (28/11/2014)
- Một số bài thơ hay của bạn đọc (08/12/2014)
- Truyền thống hiếu học của người Lệ Sơn đã bắt nguồn như thế (18/01/2015)
Những tin cũ hơn
- Phượng đỏ Nậm Chu (21/11/2014)
- Tiếng gọi "Đò ơi" ! (14/11/2014)
- Bài thơ Nói với tri âm (12/10/2014)
- Tình vẫn còn vương (16/10/2014)
- Truyền thuyết về Dường Cao ở Làng Lệ Sơn (06/10/2014)
- Những bức Ảnh ký ức quê hương (03/10/2014)
- Tản văn: Bạn Lệ Kiều (09/09/2014)
- Truyền thống hiếu học của làng Lệ Sơn trong dòng lịch sử của Quảng Bình (05/09/2014)
- Chùm ảnh quê hương thanh bình (16/08/2014)
- Hình ảnh chợ Vang trong những ngày hè 2014 (08/08/2014)
Ý kiến bạn đọc
lan - Đăng lúc: 21/01/2015 12:12
Hóa ra là hồi đó Hải thích Nga à ta, cùng xóm chơi với nhau mà! kỹ niệm 1 thời!
Hóa ra là hồi đó Hải thích Nga à ta, cùng xóm chơi với nhau mà! kỹ niệm 1 thời!
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 17
- Hôm nay: 1317
- Tháng hiện tại: 32817
- Tổng lượt truy cập: 8597745
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Có phải em Nga con cô Hồng không? Bạn học chung cùng lớp thời cấp 2 mà.Giờ em lấy chồng ở đâu rồi?