Chuyện cổ tích ở xứ Càng Vôn (Phần 1)
Đăng lúc: Chủ nhật - 16/12/2012 04:31 - Người đăng bài viết: bientap03Giới thiệu thiên truyện nhiều kỳ của tác giả Lương Duy Bảo Khang được hư cấu từ những sự kiện đã và đang xảy ra trên quê hương Lệ Sơn.
1. Giới thiệu
Cháu là Lương Duy Bảo Khang, thế hệ Lệ Kiều thứ 2 đang sinh sống tại Hà Nội gửi tới trang báo làng câu chuyện cổ tích được viết theo thể loại kịch nói mà cháu tạm đằt tên là Chuyện cổ tích nơi xứ Càng Vôn. Câu chuyện của cháu gồm có 3 phần. Phần đầu là "Tiềm năng thế mạnh". Phần 2 cháu đặt tên là "Đền bù giải toả". Phần cuối mang tên "Phán xét của Thừa tướng". Cháu kính mong các O chú Mự Gì đọc cho vui mà bỏ qua sự non nớt về văn phong chữ nghĩa cho cháu. Lúc này, cháu đang phải thi sơ cấp lý luận chính trị, dù rằng Bọ cháu dạy là học để làm người chú không phải là học để làm Quan nhưng Mạ cháu nói làm người hay làm quan thì việc thi cử vẫn là chuyện hệ trọng nên mỗi phần của câu chuyện cháu viết cách nhau 02 ngày, giành thời gian còn đi thi. Kính mong bà con cô bác thông cảm cho cháu.
2. Phần 1 - Tiềm năng thế mạnh
Chuyện xẩy ra vào thời kỳ "đái sơ đái sách" ở một vùng quê có tên là Càng Vôn. Người dân đang sống yên ổn và thanh bình bằng nghề trồng lúa, nuôi tằm. Lúc việc đồng áng nông nhàn họ lại tụ tập nhau viết văn, đọc thơ và ca múa. Người dân vui vẻ hài lòng với cuộc sống không lấy gì làm giàu có nhưng cũng không đến nỗi cơ cực mà không biết rằng ông trời chẳng cho họ được sung sướng lâu dài như mong muốn.
Một buổi chiều nóng nực mùa hạ, vị Phó Quan đầu Tỉnh sau chầu nhậu tuý luý với quan địa phương mà ngài vừa cưỡi ngựa sắt di kinh lý về. Lê được tấm thân lặc lè nhũng mỡ lên đến phòng làm việc của mình thì đã thấy hai ba người mà chỉ nhìn lướt qua Ngài đã nhận ra người quen, đó là những lái buôn đến từ xứ sở Tràng An, bạn làm ăn năm xưa của ngài.
Em chào Quan Bác, hé hé. Ah, chú Mi, vô khi mô đó ?. Dạ, em vào sáng nay, nghe nói anh đi họp, em chờ anh về xin gặp tý. Rứa răng khoông gọi điện trước, có chuyện chi khôông ? Quan hàng Tỉnh hỏi khi cả khách và chủ đã yên vị trên ghế nệm êm ru.
Dạ, thì em gặp anh xin ý kiến...Thôi, thôi...Quan đầu Tỉnh ngắt lời, mấy vụ buôn bán giống lúa, giống lạc Trung Quốc chừ anh không tham gia, giao hết cho đàn em làm rồi.
Hé hé, thưa anh.mấy vụ buôn bán lẻ tẻ đó nhằm nhò gì, em xin ý kiến anh về chuyện khác cơ,. Chuyện chi rứa? Quan hàng Tỉnh hỏi. Dạ,chuyện là thế này anh, chắc anh cũng biết (mà chuyện chi mà anh không biết) cả nước mình bây giờ như một đại công trường xây dựng, ngành sản xuất ximăng đang kiếm được. Vì thế, vừa rồi em mới sang Trung Quốc mua dàn máy nghiền về, ban dâu em định làm ngoài Lạng Sơn, xin được ý kiến của mấy quan anh ngoài đó hết rồi, thế mà khi mua máy về đến nơi thì dân chúng họ nói cái ải Chi Chi đó là di tích lịch sử gì đó nên các quan anh ngoài đó không đồng ý cho em làm nữa.
Ngoài đó, sắp bầu bán.các anh ấy ngại. Máy móc để lâu rét rỉ hết anh ơi. Rứa chú mi vô đây là có ý răng? Dạ, thưa anh.chẳng giấu chi anh, trước khi đến anh, em có ghé vô chị Lùi. ah ah. Ah ah. Mụ nớ được đó nha..he hé..rứa răng? dạ chị nớ nói xứ Càng Vôn chi đó có 99 ngọn lèn núi đá sản lượng thì vô biên.. nếu xin được khai thác thì....Ah, ý chú Mi là...Dạ.
Anh giúp em, Chị Lùi nói việc này Anh phụ trách.hé hé,.. Quan hàng Tỉnh nghiêm mặt, việc quan bây giờ không dễ như chú mi nghĩ mô, anh phụ trách nhưng còn quan trên trông xuống người ta trông vào.. Dạ, em hiểu, trăm sự nhờ anh, anh giúp em vụ này, em không dám quên ơn. he hé...Thôi, để anh nghiên cứu. Dạ, chị Lùi nói, có thuận lợi là nghị quyết về phát triển kinh tế của xứ Càng Vôn trong nhiệm kỳ này (mà chị là người tham dự và chỉ đạo hội nghị đẻ ra nghị quyết ) là triệt đễ khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, mà theo chị, 99 ngọn lèn này là tiềm năng thế mạnh còn gì nữa!..Uh, mụ Lùi rứa mà nhanh nhạy, tiềm năng thế mạnh đây chơ mô ?Thôi được, chú mi cứ yên tâm, anh ủng hộ. Nhưng muốn nhanh thì phải từ từ. Dạ, đựợc thế còn gì bằng, em gửi anh tý quà gọi là...hé hé. Chú mi chu đáo quá. Thôi, về đi, yên tâm, yên tâm.!
Khi mấy vị khách vừa ra khỏi phòng, vị quan hàng Tỉnh rút ngay điện thoại bấm số.. Alo, O Lùi ah ? khoẻ không. Dạ, em khoẻ, đang khổ vì khoẻ đây này...he hé. Rứa àh, rứa ah ...rứa mua cái thuốc chi mà "một người khoẻ hai người vui" cho Bọ Quyền uống...Hé hé, nỏ ăn thua mô anh ơi, uống hàng tạ rồi mà trên bảo dưới không nghe ...hé hé hé..
Dạ, trêu cho vui rứa chớ anh gọi cho em có có chuyện chi không ? em đang định gọi anh xin ý kiến chỉ đạo đây này. Rứa ah, có chuyện chi rứa.? Dạ, em đang viết báo cáo tổng kết năm. Chuyện nớ có chi mô mà khó, năm nay cứ cao hơn năm trước là được thôi. Dạ, em cũng nghĩ thế, nhưng mấy cái vụ giá cả, lạm phát, thất nghiệp, tai nạn giao thông thì răng anh ? chả lẽ năm nay cao hơn năm trước ? báo cáo rứa có mà Bác nói em từ chức luôn hay sao? Mô mà, o Mi không hiểu ý anh rồi. Mất mùa bởi tại thiên tai, O mi hiểu chưa? Dạ, ý Anh là..? O mi viết răng đó mà đại ý là có tốt có xấu, tốt nhiều xấu ít. Nghiêm túc kiểm điểm, tự phê bình và tự tha thứ.. Hiểu chưa. Ui chao, đúng là lời vàng ý ngọc, em lạy quan bác, nghiêm túc nhận ý kiến chỉ đạo.
Dạ, mà em hỏi anh gọi em có chuyện chi, anh chưa nói. Ah, chiều qua mấy thằng ngoài Tràng An có ghé O mi không ? Dạ có Anh ah, rứa ý anh răng ? thì O mi răng, Anh rứa thôi..Tuần sau vô gặp, ta bàn cụ thể nhé, mấy việc ni nói qua điện thoại không hay. Dạ, anh nghĩ nha, tuần sau em đưa con bé đi học sơ cấp, em ghé Anh hé hé...em chào anh nha.
(Phần tiếp theo "Đền bù giải toả" , xin đón đọc kỳ sau)
Cháu là Lương Duy Bảo Khang, thế hệ Lệ Kiều thứ 2 đang sinh sống tại Hà Nội gửi tới trang báo làng câu chuyện cổ tích được viết theo thể loại kịch nói mà cháu tạm đằt tên là Chuyện cổ tích nơi xứ Càng Vôn. Câu chuyện của cháu gồm có 3 phần. Phần đầu là "Tiềm năng thế mạnh". Phần 2 cháu đặt tên là "Đền bù giải toả". Phần cuối mang tên "Phán xét của Thừa tướng". Cháu kính mong các O chú Mự Gì đọc cho vui mà bỏ qua sự non nớt về văn phong chữ nghĩa cho cháu. Lúc này, cháu đang phải thi sơ cấp lý luận chính trị, dù rằng Bọ cháu dạy là học để làm người chú không phải là học để làm Quan nhưng Mạ cháu nói làm người hay làm quan thì việc thi cử vẫn là chuyện hệ trọng nên mỗi phần của câu chuyện cháu viết cách nhau 02 ngày, giành thời gian còn đi thi. Kính mong bà con cô bác thông cảm cho cháu.
2. Phần 1 - Tiềm năng thế mạnh
Chuyện xẩy ra vào thời kỳ "đái sơ đái sách" ở một vùng quê có tên là Càng Vôn. Người dân đang sống yên ổn và thanh bình bằng nghề trồng lúa, nuôi tằm. Lúc việc đồng áng nông nhàn họ lại tụ tập nhau viết văn, đọc thơ và ca múa. Người dân vui vẻ hài lòng với cuộc sống không lấy gì làm giàu có nhưng cũng không đến nỗi cơ cực mà không biết rằng ông trời chẳng cho họ được sung sướng lâu dài như mong muốn.
Một buổi chiều nóng nực mùa hạ, vị Phó Quan đầu Tỉnh sau chầu nhậu tuý luý với quan địa phương mà ngài vừa cưỡi ngựa sắt di kinh lý về. Lê được tấm thân lặc lè nhũng mỡ lên đến phòng làm việc của mình thì đã thấy hai ba người mà chỉ nhìn lướt qua Ngài đã nhận ra người quen, đó là những lái buôn đến từ xứ sở Tràng An, bạn làm ăn năm xưa của ngài.
Em chào Quan Bác, hé hé. Ah, chú Mi, vô khi mô đó ?. Dạ, em vào sáng nay, nghe nói anh đi họp, em chờ anh về xin gặp tý. Rứa răng khoông gọi điện trước, có chuyện chi khôông ? Quan hàng Tỉnh hỏi khi cả khách và chủ đã yên vị trên ghế nệm êm ru.
Dạ, thì em gặp anh xin ý kiến...Thôi, thôi...Quan đầu Tỉnh ngắt lời, mấy vụ buôn bán giống lúa, giống lạc Trung Quốc chừ anh không tham gia, giao hết cho đàn em làm rồi.
Hé hé, thưa anh.mấy vụ buôn bán lẻ tẻ đó nhằm nhò gì, em xin ý kiến anh về chuyện khác cơ,. Chuyện chi rứa? Quan hàng Tỉnh hỏi. Dạ,chuyện là thế này anh, chắc anh cũng biết (mà chuyện chi mà anh không biết) cả nước mình bây giờ như một đại công trường xây dựng, ngành sản xuất ximăng đang kiếm được. Vì thế, vừa rồi em mới sang Trung Quốc mua dàn máy nghiền về, ban dâu em định làm ngoài Lạng Sơn, xin được ý kiến của mấy quan anh ngoài đó hết rồi, thế mà khi mua máy về đến nơi thì dân chúng họ nói cái ải Chi Chi đó là di tích lịch sử gì đó nên các quan anh ngoài đó không đồng ý cho em làm nữa.
Ngoài đó, sắp bầu bán.các anh ấy ngại. Máy móc để lâu rét rỉ hết anh ơi. Rứa chú mi vô đây là có ý răng? Dạ, thưa anh.chẳng giấu chi anh, trước khi đến anh, em có ghé vô chị Lùi. ah ah. Ah ah. Mụ nớ được đó nha..he hé..rứa răng? dạ chị nớ nói xứ Càng Vôn chi đó có 99 ngọn lèn núi đá sản lượng thì vô biên.. nếu xin được khai thác thì....Ah, ý chú Mi là...Dạ.
Anh giúp em, Chị Lùi nói việc này Anh phụ trách.hé hé,.. Quan hàng Tỉnh nghiêm mặt, việc quan bây giờ không dễ như chú mi nghĩ mô, anh phụ trách nhưng còn quan trên trông xuống người ta trông vào.. Dạ, em hiểu, trăm sự nhờ anh, anh giúp em vụ này, em không dám quên ơn. he hé...Thôi, để anh nghiên cứu. Dạ, chị Lùi nói, có thuận lợi là nghị quyết về phát triển kinh tế của xứ Càng Vôn trong nhiệm kỳ này (mà chị là người tham dự và chỉ đạo hội nghị đẻ ra nghị quyết ) là triệt đễ khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, mà theo chị, 99 ngọn lèn này là tiềm năng thế mạnh còn gì nữa!..Uh, mụ Lùi rứa mà nhanh nhạy, tiềm năng thế mạnh đây chơ mô ?Thôi được, chú mi cứ yên tâm, anh ủng hộ. Nhưng muốn nhanh thì phải từ từ. Dạ, đựợc thế còn gì bằng, em gửi anh tý quà gọi là...hé hé. Chú mi chu đáo quá. Thôi, về đi, yên tâm, yên tâm.!
Khi mấy vị khách vừa ra khỏi phòng, vị quan hàng Tỉnh rút ngay điện thoại bấm số.. Alo, O Lùi ah ? khoẻ không. Dạ, em khoẻ, đang khổ vì khoẻ đây này...he hé. Rứa àh, rứa ah ...rứa mua cái thuốc chi mà "một người khoẻ hai người vui" cho Bọ Quyền uống...Hé hé, nỏ ăn thua mô anh ơi, uống hàng tạ rồi mà trên bảo dưới không nghe ...hé hé hé..
Dạ, trêu cho vui rứa chớ anh gọi cho em có có chuyện chi không ? em đang định gọi anh xin ý kiến chỉ đạo đây này. Rứa ah, có chuyện chi rứa.? Dạ, em đang viết báo cáo tổng kết năm. Chuyện nớ có chi mô mà khó, năm nay cứ cao hơn năm trước là được thôi. Dạ, em cũng nghĩ thế, nhưng mấy cái vụ giá cả, lạm phát, thất nghiệp, tai nạn giao thông thì răng anh ? chả lẽ năm nay cao hơn năm trước ? báo cáo rứa có mà Bác nói em từ chức luôn hay sao? Mô mà, o Mi không hiểu ý anh rồi. Mất mùa bởi tại thiên tai, O mi hiểu chưa? Dạ, ý Anh là..? O mi viết răng đó mà đại ý là có tốt có xấu, tốt nhiều xấu ít. Nghiêm túc kiểm điểm, tự phê bình và tự tha thứ.. Hiểu chưa. Ui chao, đúng là lời vàng ý ngọc, em lạy quan bác, nghiêm túc nhận ý kiến chỉ đạo.
Dạ, mà em hỏi anh gọi em có chuyện chi, anh chưa nói. Ah, chiều qua mấy thằng ngoài Tràng An có ghé O mi không ? Dạ có Anh ah, rứa ý anh răng ? thì O mi răng, Anh rứa thôi..Tuần sau vô gặp, ta bàn cụ thể nhé, mấy việc ni nói qua điện thoại không hay. Dạ, anh nghĩ nha, tuần sau em đưa con bé đi học sơ cấp, em ghé Anh hé hé...em chào anh nha.
(Phần tiếp theo "Đền bù giải toả" , xin đón đọc kỳ sau)
Tác giả bài viết: Lương Duy Bảo Khang
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Thư gửi Mẹ (13/06/2014)
- Quê ta (12/03/2014)
- Mừng chuyên trang Làng Lệ Sơn (16/01/2014)
- Rượu trong văn hóa ứng xử của người Lệ Sơn (28/11/2014)
- Vịnh Lệ Sơn (21/01/2015)
- Vình Lệ Sơn (26/09/2014)
- Câu chuyện về Chị gái tôi (24/07/2013)
- Truyền thống hiếu học của người Lệ Sơn đã bắt nguồn như thế (18/01/2015)
- Mùa lụt và khuyến học (08/10/2014)
- Về Lệ Sơn (16/05/2014)
Những tin cũ hơn
- Hình ảnh mây vờn núi ở Làng Lệ Sơn (13/12/2012)
- Xuân này con không về thăm Bọ Mạ, bà con và các anh chị được (08/12/2012)
- Tết này con sẽ về quê (04/12/2012)
- Nhạt nhòa văn vật (03/12/2012)
- Chùm thơ về phong cảnh và con người Làng Lệ Sơn (23/11/2012)
- Chuyện về hai cây đa Đồng Mua làng Lệ Sơn (22/11/2012)
- Một thoáng tại phòng giáo viên (19/11/2012)
- Chữ tâm nhà giáo (16/11/2012)
- Chùm thơ Em là cô giáo (16/11/2012)
- Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, hồi ức về những ngày tháng gian khổ (20/11/2012)
Ý kiến bạn đọc
Tiên sinh - Đăng lúc: 18/12/2012 10:55
Tiếp đi F2 Lương Duy Bảo Khang, nhánh Lương Duy đang phát, mần cái chi cũng hay, chà chà, các nhánh Lê, Nguyễn, Trần Thị đâu cả rồi. Làng ta đếnhồi thịnh rồi bà con ơi.
Tui rất thích đọc dạng này, hài hài nhưng thâm thúy lắm
Tiếp đi F2 Lương Duy Bảo Khang, nhánh Lương Duy đang phát, mần cái chi cũng hay, chà chà, các nhánh Lê, Nguyễn, Trần Thị đâu cả rồi. Làng ta đếnhồi thịnh rồi bà con ơi.
Tui rất thích đọc dạng này, hài hài nhưng thâm thúy lắm
Lương Duy Thắng - Đăng lúc: 18/12/2012 07:43
Là F1 hay F2 hay F gì thì bài viết rât " Ép phê". Tôi rất thích kiểu viết trào lộng của bạn , kịch tính, hỉ ,nộ , ái, ố ...đủ cả.
Là F1 hay F2 hay F gì thì bài viết rât " Ép phê". Tôi rất thích kiểu viết trào lộng của bạn , kịch tính, hỉ ,nộ , ái, ố ...đủ cả.
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 20
- Khách viếng thăm: 19
- Máy chủ tìm kiếm: 1
- Hôm nay: 1589
- Tháng hiện tại: 33089
- Tổng lượt truy cập: 8598017
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Bài viết đã đưa được hơi thở xã hội vào câu chuyện dân gian làng xã. Không gian văn hóa rộng. Hóm hỉnh, vui và "không đụng chạm". Khuyến khích bạn cho ra Lệ sơn truyền kỳ theo đặc chất giọng văn "có hơi sữa bò" này.