1
  • image
  • image
  • image
  • image
19:03 ICT Thứ năm, 28/03/2024

Tiếng vọng mái đình xưa (phần kết)

Đăng lúc: Thứ sáu - 08/06/2012 04:23 - Người đăng bài viết: bientap01
Giới thiệu bài khảo cứu về Đình Làng Lệ Sơn của tác giả Lê Hồng Vệ, hiện công tác tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - Thủ đô Hà Nội

Về ngôi vị thờ: Thần Nông được đặt trên cùng .Dưới có đức cao các (trưởng quản sơn lâm) đến đức chầu sơn .Cả ba vị đều là thiên thần .Nhân vật tiếp theo là nhân vật trung tâm .Nhân thành hoàng Nguyễn Duy Tưởng.Dưới thần có đức ông Câu Kê làm thư ký.Đến đức ông Mậu Tươi và đức ông Mệnh Linh .Hai vị này lúc nào cũng đi theo để phục vụ Ngài. Bên tả thần có quan lớn tả phủ.Bên hữu thần có đức hầu trà .Ngoài các vị kể trên.Đình làng còn thờ các vị Hậu thần ,là những người con có chức tước góp phần chống giặc dã để bảo vệ an bình cho nhân dân và khai hoang mở xóm.
Nói đến đình không thể không nói đến yếu tố phong thuỷ.
 
Bởi :
  
                        
        .

 

Cái văn: Dĩ dân vi bản quốc tất thịnh hĩ dĩ miếu đình vi phụng sự thành hoàng dĩ tiếp dẫn chung chú tinh hoa tú lệ hằng hữu hiền nhân tuấn kiệt chi./Nghĩa là: "Thường nghe lấy dân làm gốc, nước nhà thịnh vượng, hương hoả thờ cúng nơi miếu đình, thần thành hoàng sẽ tiếp dẫn chung đúc linh khí tinh hoa, để sản sinh cho quê hương nhiều người tài giỏi". Bởi vậy khi đặt hướng đình ,các cụ đều tính toán kỹ lưỡng .Cốt là để tránh được hiểm khí, đem lại nhiều điều tốt lành để che chở cho dân an thịnh vượng .Khi bàn về phong thuỷ, Nhiều người ghé tai tôi nói nhỏ rằng “Tại sao hướng đình Lệ sơn lại quay vào núi. Một điều kị khi đặt hướng phong thuỷ có núi cao án ngữ phía trước. Với nhiều năm được điền dã ở các vùng quê Bắc bộ. Các vùng quê chiêm trũng. Đình làng thường đặt ở gò cao, lưng dựa vào núi vững chải, hướng tầm nhìn rộng. Còn ở đình ta, tôi có lập luận rằng: Các cụ nhà ta đã có lý, bởi nếu quay 180o thì vào mùa mưa bão. Hướng gió sẽ tác động trực tiếp vỗ mặt từ ngoài vào .Sợ chấn động đến nơi linh thiêng. Vì vậy mà các cụ đã xoay hướng. Hay còn yếu tố gì khác mà tôi chưa được biết ..??/.
 

Về cấu trúc đình làng Lệ sơn: Từ hai cột đồng trụ đi vào, có hai dải vũ hai bên mà các cụ kể lại. Thì đó chính là tả vu và hữu vu như các đình làng Bắc bộ. Ngoài việc tô điểm cho không gian thờ chính. Thì tả vu và hữu vu còn có một chức năng quan trọng khác, góp phần vào quy ước chặt chẽ trong nghi thức tôn giáo đình làng. Bởi khi nói đến chốn đình chung, việc xuân tế hay thu tế hoặc làng có việc gì hệ trọng. Những người được làng cử ra đứng tế hay các quan đám chầu tế, không phải ai cũng làm được và được cử. Sự phân cấp, phân tầng, phân tuổi ở đình rất lề lối ,rành mạch. Trai làng 18 tuổi trở lên được nhận ruộng công về canh tác, và nộp hoa lợi để đình hoạt động. Khi tế xong, lộc thánh được ban phát đồng đều. Những lúc có đại lễ. Đại tế, thì thường diễn ra hưởng lộc tại đình. Vì đang tuổi chưa ‘giữ mồm giữ miệng “nên thanh niên làng được ngồi ở hai dải vũ để đánh chén hò la. Đồng thời hai dải vũ cũng là nơi sửa soạn, chuẩn bị tất cả các thủ tục cúng tế đều diễn ra ở nơi này. Ngoài ra ở nhiều nơi, dải vũ là nơi đặt bia tiến sĩ –bia hậu thần. Tóm lại đình là nơi diễn ra phân công chặt chẽ và khắt khe nhất. Thường đình là nơi trọng tuổi hơn trọng tình.

Đến đại đình, đại đình thường được kết cấu 5 gian hoặc 7 gian. Trung tâm gian giữa là nơi đặt làm tiền tế. Tại gian này ,thường được trang trí lộng lẫy. Bao gồm: cửa võng, (sa châu) - bàn thờ – hoành phi – câu đối - bát biểu-lọng kích – hạc chầu và đồ tế lễ, tế khí… Tất cả các nghi thức tế lễ đều diễn ra ở nơi này. Phía sau là gian hậu cung. Phần “tối linh từ” đặt tượng thờ - bài vị và sắc phong. Gian này không phải ai cũng vào được, chỉ có cụ thủ từ trông coi đèn nhang mới được tiếp cận. Đồng thời vị này “sống để dạ chết mang theo” không được tiết lộ bất cứ điều gì . Có nơi cắt cử người trông coi 1 hoặc 2 năm. Dù là thời gian nhiều hay ít, thì các cụ được vinh dự đứng chân vào nơi này, đều được chọn lựa kỹ lưỡng. Gia đình sum vầy con cháu, nam nữ song toàn và được làng xóm ngưỡng mộ .Quá trình chọn lựa bầu bán này, đã thêm cơ sở minh chứng. Nét văn hoá chốn đình làng đã len lỏi, đi sâu vào từng gia đình ngõ xóm. Được bầu vào quan đám của làng đó là một sự ngẩng cao đầu của nhiều gia đình trước đây. Vợ con các cụ được gọi là bà Đám. Ruộng chia, đều có tên gọi là ruộng Quan đám .


Về mặt ngôn ngữ liên quan đến đình. Làng ta có các địa điểm liên quan như sau; Thứ nhất là xóm trùng đình. Theo cách phát âm địa phương nặng về thanh sắc nên đã gọi trật đi. Chứ đúng tên gọi là trung đình, hay còn gọi là đình trung. Bởi chữ trung theo hán nôm tự điển. Trung là trung tâm, hoặc khoảng giữa hai bên cũng đều gọi là trung. Trung đình hay còn gọi khác là đình tiền miệu. Thứ hai đó là Hậu miệu, cũng là nơi xây để thờ thần. Thứ ba là đình đá, qua đường tàu dưới chân đường luỵ. Theo liên hệ của tôi. Thì đình đá ở sát núi để thờ đức chầu sơn. Di tích tuy không còn, nhưng tên gọi thì không thay đổi. Thứ tư là Nền đình hạ trang, một thời không khi nào ngớt đèn nhang hương khói.

Như vậy xét về sự bố trí và nơi thờ liên quan đến đình trung. thì được phân bố theo hình chữ (V) hướng vào núi. Có thể trước đây do đất thiêng nên các cụ đã cho xây cất thờ phụng nhằm để cầu an cho nhân dân, và để tụ hướng đình theo luật tụ thuỷ.

Thưa quý độc giả. Tên gọi còn đó, dấu tích còn đó, chỉ chưa có một công bố khảo cổ học để biết được rõ ràng hơn. Có điều, ta không nên quay lại những gì mình đã có, không thể phủ nhận những gì đã qua và càng không thể xem nhẹ việc phụng thờ. Với đạo lý uống nước nhớ nguồn. Cứ đến xuân thu nhị kỳ, các cụ ta lại sắm đồ tế lễ với những nghĩa cử cao đẹp nhất. Nhằm tôn vinh công lao tiên thánh. Đồng thời tạo nền tảng làm cơ sở giáo dục con cháu sống sao cho đúng nghĩa và để có được thành quả hôm nay như các vị đã biết.

Thiên nhiên đã ban tặng cho làng ta một dãy núi xanh thẳm. Một vùng đất có nhiều con người trọng nhân trọng nghĩa. Sống giàu tình làng nghĩa xóm. Một con sông uốn mình bồi đắp phù sa cho những vụ mùa bội thu để nuôi sống dân làng. Một hình ảnh đẹp hiếm thấy như tranh vẽ. Con em Lệ sơn ngày một phát huy tốt mọi mặt, âu cũng là do sự độ trì của các bậc Thánh Tiên.

Có ai vô thần đâu chỉ vì chưa để ý, chưa thành tâm vì cuộc mưu sinh dòng đời. Kính  cầu các bậc cao minh soi xét cho những đứa con ăn ở chưa tròn.

Mong rằng những gì tốt đẹp và cao quý ấy cứ tiếp tục phát huy như “Cao Tôn ngự chế” đã nói cho cái đạo nghĩa ở đời, mà không một ai có thể không vận vào mình nhiều lúc. Nhiều khúc.

身披一縷常思織女之勞

日食三餐每念農夫之苦

Thân phi nhất lũ thường tư chức nữ chi lao
Nhật thực tam xan mỗi niệm nông phu chi khổ

Đình làng Lệ sơn nổi tiếng và trang nghiêm, ẩn mình sau sau những rặng tre xanh mướt chỉ còn lại trong ký ức và tiếc nuối. Một hình ảnh làng quê yên bình với bốn mùa chim ca hoa nở. Với rặng núi như dải lụa mềm xanh triệu triệu năm soi bóng xuống dòng linh giang xanh thẳm. Chúng ta nên tự hào những gì đã có. Cùng nhau thực hiện trong mọi nỗ lực cố gắng. Bởi xét cho cùng. Cách thức để mọi người cùng tôi đến với mọi hoạt động chung là cùng nhau gắn trách nhiệm và tham gia bảo vệ tuyên truyền, cuối cùng chỉ để được hưởng thụ, là vấn đề rất có ý nghĩa. Đồng thời để có cơ sở liên hệ với các bậc Anh linh tiếp tục phù hộ cho con cháu quê nhà.

Tác giả bài viết: Lê Hồng Vệ
Từ khóa:

Lê Hồng Vệ

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Đặng Thai Mai Tuyết - Đăng lúc: 08/06/2012 20:03
Chính xác %, đề án phục dựng Đình Làng nên có sự tham gia góp ý của con em Lệ Sơn, nhiều bài viết dưới góc độ nghiên cứu đầy tâm huyết chứng tỏ con em Lệ Sơn rất quan tâm đến thế sự quê nhà. Công trình tâm linh phải làm với cái tâm trong sạch, và người thiết kế phải hiểu sâu về văn hoá đình làng. Đây là công trình đòi hỏi sự chung tay góp sức của toàn dân, nhưng cần có người đủ uy tín cầm cờ. Tôi hy vọng, xã sẽ làm đầu mối để cung cấp thông tin cho con em xa quê nhằm huy động sức mạnh chung
Avata
Trần Lê Lương - Đăng lúc: 08/06/2012 14:21
Việc thiết kế và xây dựng Đình Làng nền giao cho đơn vị có am hiểu sâu về văn hoá Lệ Sơn, đây là công trình mang tính tâm linh vì thế bản thiết kế cần có sự đồng thuận cao của người dân, của con em Lệ Sơn trên khắp cả nước. Nếu bỏ qua công đoạn này, lỡ sau này có nhiều khiếm khuyết tôi e rằng vết nhơ rửa ngàn năm cũng không sạch.
Avata
Luu Van Loc - Đăng lúc: 08/06/2012 14:16
Riêng cá nhân anh, từ mái đình ấy, anh đã nhận lệnh lên đường nhập ngũ. Hơn 30 năm qua nhờ đức tổ tiên, nhờ sự che chở độ trì của mái đình, qua 2 cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới anh vẫn còn nguyên vẹn. Với tấm lòng thành gia đình anh xin đóng góp cùng quê hương để trùng tu lại đình làng đợt 1 là 5 triệu đồng. Mong chú có thư kêu gọi và có số tài khoản để anh và đông đảo bà con giúp đỡ quê hương. Chúc tập thể lãnh đạo địa phương mạnh khỏe, hạnh phúc thực hiện tốt chủ trương khôi phục lại mái đình xưa! (hết)
Avata
H.Minh - Đăng lúc: 08/06/2012 14:09
Đọc các bài viết nghiên cứu lịch sử Đình làng Lệ Sơn của chú Vệ, anh không biết phục chú bằng những từ ngữ thế nào cho phải, chỉ biết nói với chú rằng không khéo ông Dương Trung Quốc phải làm đơn rút khỏi hội Lịch Sử học quá
Avata
Luong Thị Canh - Đăng lúc: 08/06/2012 14:05
Vệ đúng cháu nội của ông Quýt- Một người giỏi về chữ Hán của làng Lệ Sơn ta. Bây giờ có cháu đích tôn không kém gì ông, lại được học 1 trường ĐH Mỹ thuật nổi tiếng ở Huế nữa. Tôi tin tưởng những ngôn từ của Vệ đưa ra . Chúc cho ông bố của 2 con ngày càng khỏe viết về Đình làng Lệ Sơn hấp dẫn , lôi kéo bạn bề những ai kg về quê thì hãy nhanh chân.
1, 2  Trang sau

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 7
  • Hôm nay: 596
  • Tháng hiện tại: 49877
  • Tổng lượt truy cập: 8005160

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net