Làng cả Lệ Sơn ( Phần 2/7)
Đăng lúc: Thứ hai - 08/10/2012 01:29 - Người đăng bài viết: bientap01Bài viết liên quan đã đăng
1. Làng cả Lệ Sơn ( Phần 1/7)
Lệ Sơn, Lệ sơn là một tuyệt tác của thiên nhiên, đẹp hơn cả bức tranh thủy mặc mà Họa sĩ khéo tay nào đã thiêu dệt nên nó. Ai đã đến Lệ Sơn đều cảm nhận được điều đó khi ra đi đất và người không dững dưng mà tất cả bỗng hóa tâm hồn. Bởi một thiên nhiên Xứ Cồn Vang gồm địa hình, địa thế, núi cao sông rộng, cây cao bóng cả rỏ như một bức tranh làng cổ: “Làng cả Lệ Sơn” kỳ vĩ đầy ngoạn mục.
Chuyện kể lại rằng, ngày xửa ngày xưa khi mùa thu đến tiết trời mát mẻ Thầy Trò Trần Cảnh Huống vui vẽ du quan thưởng thức hoa thơm quả ngọt, hứng gió nồm nam và dùng chén rượu mang theo… Giữa đỉnh lèn Quan (Lèn Choi) có một vùng đá bằng thầy trò ngâm nga vịnh thơ rồi chắp đối thơ nối cho Lệ Sơn:
“Thần sơn ngật ngật đề phong tráng
Sinh thủy xuyên xuyên vạn phái trường”
Tạm dịch:
Trên là núi cao hoa lệ, dưới là nước xuyên chảy ra mọi nơi.
Câu đối đó, khắc ghi tại Miếu đường Họ Lê thôn Xuân Tổng.
Men rượi đã ra tận đầu ngón tay càng vui càng cao hứng, mắt liếc nhìn thầy giáo rồi mắt lại đăm đăm nhìn về nơi có miếu tổ họ thầy ứng khẩu:
Mạch tiếp thần sơn cơ xỉ cựu.
Người khác lại đối lại ngay:
Án thừa linh thủy hộ chân tân.
Miếu thờ Họ Trần được xây trên mạch đất thần sơn còn đằng trước là con sông Gianh uốn lượn.
Câu đối đó được khắc ghi ở miếu đường Họ Trần thôn Đình Miệu.
Miếu thờ các vị Tiên linh dòng tộc Họ Trần được xây dựng từ cuối thế kỷ XV. Đến đời “Hồng Đức khai canh tổ” (1470 – 1497) với kỷ cương phép nước “Quân – Sư – Phụ” Miếu đường được tính toán xây cất, tân trang, tôn tạo lại cũng trên dãi đất tháp bút “ Mạch tiếp thần sơn cở xỉ cựu”. Phía trên có đền thờ Đức ông Thánh Hoàng Nguyễn Huy Tưởng, bên trái có cụp son, bên phải có cụp mực đằng trước cách gần 100 mét có đĩa mực đen, mực đỏ. Có lẽ ngẫu nhiên thôi nhưng lại rất tự nhiên, như cố tình bố trí một cảnh quan ung dung tự tại. Suy ngẩm ra như bố trí một bàn làm việc của thầy giáo Trần Cảnh Huống.
Nơi ấy hiện nay chính quyền xã, cho đến mỗi người dân hiểu rằng đó là mộ di tích văn hóa. Mặc dầu đã trải qua bao nhiêu thời gian, bao nhiêu sự bồi đắp, xói lỡ của thiên tai nhưng nơi ấy vẫn hiển diện. Từ khi đất nước bước vào xây dựng xã hội chủ nghĩa Nhà nước chủ trương bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chính quyền địa phương luôn hướng đạo và chỉ ra việc làm cụ thể.
Trong đó giành cho Họ Trần 1.500m2 để làm khuôn viên cho tôn tạo một con đường kéo dài từ bờ sông vào đến tận Miếu đường rồi kéo dài ra tận trung tâm cánh đồng mà cách đáy hơn 500 năm Lạng động hầu Nguyễn Huy Tưởng và Đức ông Cầu kê Trần Duy Văn đã đặt tên đồng bằng các tiếng của Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Thổ, và bát quái: Khảm, chấn, càn, khôn, ly, tốn, đoài. Con đường đó tiện cho dân làng đi sản xuất, vừa đủ rộng cho xe du lịch, xe khách vào ra, về quê đến dâng hương, cúng bái tổ tiên. Nơi ấy “Tre biết mình già tre cho măng mọc”, “ đang ngày đêm ấp ử tổ phụ sống vĩnh hằng”. Cũng trong thời điểm trước, sau con chấu Họ Trần xây miếu Tổ, miếu họ các dòng tộc Họ Lê, Họ Nguyễn, Họ Phan, Họ Phạm…cũng được xây dựng. Trong đó miếu Họ Lê là một điểm sắc. Nó được xây dựng trên dãy đất từ núi thần sơn chạy dọc theo hình cong địa thế, là nơi chính đất xuân, là nơi mổ nhát cuốc khai hoang đầu tiên, là nơi có đất hương hỏa “Thượng dường cao 3 mẫu, hạ dường cao 3 mẫu”. Án tiền là mạch núi cao thoáng đảng, khắc chính diện là ba chữ “Cày và Học” cùng với các câu đối bên bàn thờ tổ, điển hình là hai câu:
Triệu bồi đức hợp càn khôn đạt
Khai tịch nhân tồn vũ trụ gian
Và
Cư tiên bát đại tính
Vi thủ tứ danh hương
Hoặc
Ức niên bản thổ thần
Một làng có tám miếu thờ tổ, có nhà chùa, có Đình Thánh, có các Miếu cổ thờ các vị có chức sắc cao về dưỡng lão, bái tổ vinh quy, đã để lại dấu ấn cổ xưa. Trong đó có một dấu ấn không bao giờ phai nhạt trong tâm trí mọi người dân Lệ Sơn đó là Đình làng cổ kính, nơi có cây đa cổ thụ, có ao sen, có kiến trức uy linh mang bản sắc một làng quê giàu truyền thống nhân văn.
Vào khoảng thế kỷ thứ XV đầu thế kỷ thứ XVI, cùng với việc xây cất các miếu tổ Đình làng cũng được xây dựng ở một vị trí cao, rộng thoáng đãng. Các Quan phủ Quảng Trạch đi công cán đều đến thắp nén nhang thành kính và làm cho một con đường rộng gọi là đường “Hố Quan”. Vào một năm nào đó một cái lũ lớn, nhà cửa dân làng bị cuốn trôi nhiều Đình làng cũng bị cuốn trôi xuống 500m dạt vào chông chênh trên một dãi đất rộng, dân làng sửa chữa lại và thờ phụng ở đó nhiều năm.
Trải qua nắng mưa và sự hủy hoại của thiên nhiên, điình làng được trùng tu lại nhiều lần, lớn nhất là đợt trùng tu năm bính Dần 1866, Đình được dựng lên có đình tiền và đình hậu. Đình tiền dùng làm nơi tế lễ, hội họp. Rộng năm gian, hai chái, hai ban lớn. Trong đó mỗi vài có tám hàng cột, cột lớn nhất có vanh 01 thước (bằng 1,7m) làm toàn gỗ cây mít lâu niên. Từ rường, băng, xà, kèo, đòn tay cho đến từng chân rui đều khắc những cầm, kỳ, thi, họa. Trên mái nhà lợp bằng ngói vảy âm dương, chạy dài theo đỉnh nóc cũng như các đường xiên, hai bên đề trang trí biểu tượng mặt trời, có rồng chầu, phượng múa.
Khuôn viên đình làng rộng khoảng 2000m2 có tường cao, cổng khóa, có bình phong trang trí hoa văn, hai bên có hổ báo chầu chực. Đứng trước cửa Đình là hai cột nanh chính, cao mỗi cột 6 mét, dưới chân vuoong,90m, phía trước chạm nổi câu đối:
Khí tác sơn hà công minh chính trực duy nhất.
Đức hợp thượng hạ cao minh bác hậu vô cương
Hai cột nanh để lại dấu tích ba lần trùng tu. Xung quang khuôn viên có tường cao, có hàng cây đại thụ. Nhìn đối diện với cửa Đình là một cái ao rộng hơn 700m2 , mùa hè sen mọc san sát tỏa ngát hương.
Sau khi khánh thành, con cháu Lệ Sơn đều gửi các vật về cúng tế điển hình là cái trống đại, một bức Hoành Phi do “Án sát sứ Lê Huy Tuân cung tiến” với bốn chữ “Vạn phúc du đồng”, chế tác thời “Hoàng triều Tự Đức Bính dần xuân” (1866).
Đến năm giáp tý niên 1924, Cố Lê Bính là một quan phiên dịch thư tịch, trung thuận đại phu quang lộc tự khanh, hiểu rỏ thực chất khai thác thuộc địa của Pháp và được ảnh hưởng của cách mạng tháng mười Nga đã treo ấn từ quan về quê mở trường dạy học, cố đã bàn với làng, tập hợp học sinh vừa học, vừa làm trang diểm lại đình làng, trong đó việc lớn nhất là việc láng nền Đình bằng xi măng bóng loáng. Thời thơ ấu tôi cùng trang lứa ra đình chơi vụ, vụ reo, vụ ngủ tôi cũng ngủ luôn.
Đình hậu là nơi thâm nghiêm, mái trong vòm uốn cong trang trí lộng lẫy rồng chầu phượng múa. Giữa đình hậu xây bàn thờ nhiều cấp có nhiều vò hương để thờ tự các vị thần linh từ thượng đẳng thần đến hạ đẳng thần. Cùng với ban chính giữa, hai bên ban chính diện có bàn thờ hậu thần, sinh hậu thần và các chức sắc về dưỡng lão tại quê nhà vào bái tổ vinh quy.
Về trật tự đặt các vò hương đểv thờ các vị thần, ở đây chỉ giới thiệu ngắn gọn phần cụ thể xin xem phần phụ lục:
Vò hương thứ nhất: Thờ “Tiên thánh thổ chúa thiên thần nông, tôn thần” (vị thần dạy cách cày bừa làm nghề nông) và Bà “ Hậu tắc giá sắc câu mang đại thần” ( Bà Hậu dạy cách gieo cấy, gặt hái, chế biến). Hằng năm làng tế lễ hai lần, lễ hạ điền đầu vụ gieo cấy, lễ báu cốc, vào sau vụ gặt. Lễ hạ điền được chuẩn bị chu đáo cả cổ bàn, ai có chức sắc cao trong làng mới được làm cổ. Trước ngày lễ, làng ban cho mỗi thôn chọn một cô gái có nhan sắc, con nhà có học thức, lại giàu có chuẩn bị ba bó má (mạ). Chức sắc của làng cử một vị vừa khỏe, vừa đại ca thần thông, vừa giàu có làm ăn phát đạt, đến giờ đẹp, ai nấy trong bộ áo quần rực rở sắc màu, lưng ong thì thắt đai vàng, đai đỏ, đầu chít khăn đóng, khăn mỏ quạ, rước một cây nêu trên có treo lá cờ thần và rược một gánh mạ xuống ruộng cấy danh dự. Giữa tiếng trống tiếng chiêng mừng hội và tiếng xố khoan rộn ràng, cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối xanh tươi, trĩu bông nẩy hạt, chân ruộng được bảo quản, chăm sóc đến ngày làm lễ báu cốc theo tục lệ sau đó cả dân làng mới được thu hoạch mùa.
Vò hương thứ hai: Thờ “Sơn thần chủ quản sơn lâm” và Bà “ Đức chầu sơn tinh nga hoàng công chúa”. (ở vùng đất sơn địa này (vùng rừng núi) thường thường thờ vị thần này).
Vò hương thứ ba: thờ tiên thánh Khổng Tử, tứ thánh khuông quốc(vị thánh Khổng Tử và bốn tứ phối của ông là Nhan Uyên, Tư Tử, Tăng Sâm và Mạnh Tử, dạy cách cư xử theo tôn ty trật tự).
Vò hương thứ tư: thờ “Đại càn quốc gia nam hải, thượng đẳng thần, đông hải lăng lại, nam hải lăng lại đại tướng quân”. (vị thần cứu nhà Vua thoát nạn).
Vò hương thứ năm: thờ “Đức vua cao các quảng độ, tặng phúc đức đại vương”( thờ vị thần cứu nhân, cứu vật linh ứng).
Vò hương thứ 6: Thờ “Chấn Quận Công (Phó Quốc Vương). Hoa Quận Công (Đức hầu trà) và Hiền Quận Công (các vị có chức sắc cao), xin dưỡng lão và Bái tổ vinh quy tại đất Lệ Sơn)”.
Vò hương thứ bảy: thờ “Đức ông bản thổ thành hoàng và Đức ông cầu kê Trần Duy Văn vị thành hoàng của làng.
Vò hương thứ tám: thờ “Sơ tổ Lê Văn Hành, Sơ tổ Trần Cảnh Huống.
Vò hương thứ chín: thờ “Đức ông Mạnh Linh”.
Vò hương thứ mười: thờ “ Tiên hiên khai khẩn, hậu hiền khai khẩn (thờ tỷ tổ bát đại tánh) và thờ Đức ông Mậu Tươi.
Hai bên tả hữu hành lang thờ các vị: Hậu thần, sinh hậu thần. Tất cả các vị Sơ tổ, Hạ đẳng thần đến Thượng đẳng thần dân làng vọng bái thiêu hương một năm ba lễ hội lớn: lễ Hạ điền vào giữa tháng 11 âm lịch, lễ báu cốc vào khoảng giữa tháng 4 âm lịch, như đã nói ở trên, đặc biệt tôn nghiêm trang trọng có phần lễ và phần hội là lễ Lục Ngoạt rằm tháng 6 âm lịch. Ngày đó có phần lễ thông xướng, thông chúc, tôn vinh các vị thần từ thiên thần nông đến các vị hậu thần , để tế lễ các chức sắc được tham dự thi làm cổ bàn hậu để thờ cúng, chấm giải. Làng giết, thui một bò đực non béo, để nguyên cả con tế thần. Sau lễ tế thần, thịt bò, mâm cổ ai đến đó đều được hưởng lộc thần, với tinh thần “ Phư tử đồng bàn” . Phần hội kéo dài thời gian nhất : Cờ, Lọng, Đao, khiên được trang trí uy nghiêm. Chiêng, trống múa hát liên hồi. Nhiều trò chơi dân gian như vật, kéo co, cờ người, đấu roi, chèo đua, bơi thuyền được tổ chức có kỷ cương; ban đêm thì hát mừng mưa thuận gió hòa, mừng lúa tốt bội thu, mừng nhà nhà no đủ. Cả ngày hội, tinh thần “Công minh chính trực di nhất” “ Đức hợp thượng hạ (thượng, hạ: Quan, sắc hào, binh, dân, lão) cao minh bát hậu vô cương” thực sự là “van phúc du đồng” cho tất cả mọi người sống, làm việc trên đất Lệ Sơn.
Đến cách mạng tháng 8, Đình làng Lệ Sơn đã ghi lại nhiều dấu ấn không thể phai nhạt:
- Tại Đình làng Lệ Sơn, ngày 24/8/1945 dân Văn Hóa dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng Giao sơn đứng lên lật đổ chính quyền phong kiến, xây dựng chính quyền nhân dân.
- Đình làng Lệ Sơn là nơi đầu tiên từ già đến trẻ thấy cờ đỏ sao vàng năm cánh; thấy ảnh Bác Hồ và được hô khẩu hiệu “ Việt Nam độc lập muôn năm” “Đảng cộng sản Đông Dương muôn năm” “ Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm”… trong cuộc mít tinh lớn chào mừng ngày Quốc khánh 2-9. Từ đó đến ngày 2 – 9 Hàng năm trở thành ngày hội toàn dân.
- Đình làng Lệ Sơn là nơi chi bộ Đảng cộng sản xã Văn Hóa ra đời. Lá cờ búa liềm của Đảng phất phới bay, năm đảng viên đầu tiên do đồng chí Lê Duy Điểu được cử làm bí thư đã hứa với đồng chí Trần Tân, thường vụ Huyện ủy: Bất luận khó khăn nào chi bộ và nhân dân Văn Hóa một lòng đi theo Đảng, hoàn thành mọi nhiệm vụ cách mạng đề ra.
- Đình làng Lệ Sơn là nơi thanh niên Phan Anh tập trung huấn luyện cho hơn 100 thanh niên cách đánh Pháp, những thanh niên đó đều nhập ngũ hoặc ở lại địa phương bám trụ đánh Pháp.
- Đình làng Lệ Sơn là nơi Huyện Tuyên Hóa tổ chức hội nghị Diên Hồng – phổ biến chủ trương “Hạ sơn” của tỉnh. Sau đó tổ chức lễ “ Rước đuốc Nam bộ kháng chiến” có đại diện huyện ủy và ủy ban kháng chiến hành chính dự lễ phát động toàn dân thực hiện tốt chủ trương “ Bám dân mà sản xuất, bám làng mà chiến đấu”, “ Ruộng rẩy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ”, “ Hậu phương thi đua với tiền phương”.
- Đình làng Lệ Sơn là nơi diễn ra hội nghị Diên Hồng tỉnh Quảng Bình để phát động phong trào xây dựng “Ba ngọn cờ Hồng” năm (1959), trên 150 đại biểu do ông Đặng Văn Minh chủ tịch chủ trì, sau hội nghị ba ngọn cờ hồng lần lượt phất phới tung bay trên đất Quảng Bình để dẫn tới “ Gió Đại Phong”
- Đình làng Lệ Sơn là hội trường cho các đơn vị Bộ đội thực hiện nhiệm vụ rèn cán chỉnh quân.
- Đình làng Lệ Sơn là nơi diễn ra các ngày lễ hôi hoa đăng, hội nghị mừng công và là nơi thường xuyên diễn ra các Đại hội Đảng và Đoàn thể trong khối Mặt trận.
Ngày nay Đình làng Lệ Sơn, toàn bộ cây cối đại thụ, nhất là cây đa, toàn bộ khuôn viên không còn nhiều di tích vì bốn quả bom sát thương, bom cháy do máy bay Mỹ thả xuống ngày 18/4/1968. Độc nhất tại đó chỉ còn lại trơ trọi hai cột nanh đứng trước cổng ngày xưa cao 6 m, chuông vuông dưới chân 1m. dù bị bom Mỹ phá nham nhỡ nhưng câu đối mặt tiền còn đọc được nguyên nghĩa :
Khí tác Sơn Hà công minh chính trực di nhất
Đức hợp thượng hạ Cao minh bát hậu vô cương
Và một bức hoành phi chạm nổi bốn chữ: “Vạn phúc Du đông” bị bom dập vỡ, nay còn bảo quản chu đáo.
Nội dung hai câu đối và bốn chữ “Vạn phúc du đồng” đó là tư tương nhân văn của con người Lệ Sơn. Được hưởng phước lộc, con người Lệ Sơn, cảnh trí Lệ Sơn, từ cổ xưa là di sản vô giá, không một thứ quý giá nào sánh nổi. Cùng hơi khí đất trời, sông, núi ấp, dưỡng sinh ra những thế hệ văn cả, võ song, đa mưu, dũng khí, tuấn kiệt, đức độ, khoan dung. Chúng ta những con người sinh ra trên mảnh đất địa linh nhân kiệt đó đều được hưởng và đó là hành trang cùng chúng ta đi đến phía trước.
Cùng tồn tại với 2 cột nanh câu đối và bức hoành phi còn có một chiếc trống đại có đường kính 0,8 m, chang trống dài 1,2 m làm bằng gỗ mít; một cái khánh đá bị bọm dập vỡ tan nay chỉ còn 2 cột ở hai bên. Đặc biệt là chiếc chuông đồng nặng 135 kg, cao 1,2 m, vênh miệng 1,2 m. Hiện nay những cổ vật quý đó được cất giữ, bảo quản chu đáo. Và làm hiệu lệnh trong các ngày lễ hội, hoặc những ngày mưa gió, bão lũ. Cái chuông đúc từ thời cảnh hưng thập tứ nhật, thất nguyệt, năm thứ 14.(14-7-1754).
Hiếm thấy có một làng cổ nào trên vùng đất nóng bỏng chiến tranh lại có một đình làng chứa chan, thấm đậm tính nhân văn như vậy là một nơi để lại đậm nét những di tích văn hóa, di tích lịch sử, những sự kiện lịch sử, những con người lịch sử mà chúng ta vô cùng yêu quý, trân trọng.Dân Lệ Sơn, con em Lệ Sơn đang công tác xa quê, hoặc an cư lạc nghiệp nơi quê mới, hoặc các cụ cao niên – không phải dân Lệ Sơn – đã đến Lệ Sơn đều có một mong muốn là làm sao khôi phục lại đình làng Lệ Sơn – một di tích lịch sử, một di sản văn hóa của tứ danh hương mà Lệ Sơn là nơi biểu đạt sự cao đẹp của cả tứ danh hương đó. (Chiếc chuông đồng. Nó là chuông chùa, 1956 chùa bị đập phá. Chuông, tượng phật đều chuyển về đặt tại đình làng. Chuông và các hiện vật đều là của đình làng).
“Hữu xạ tự nhiên hương” mảnh đất Lệ Sơn, được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà báo ca ngợi: Nhà báo Quốc Tuấn – Báo Quảng Bình, viết vào những năm 1997 khi xã Văn Hóa được nhà nước tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” đã khiến đúc kết lại trong 8 chữ vàng “Huyền thoại, cổ xưa, phong cảnh, văn vật” và không nén nổi tình yêu mến đã thốt lên rằng “hiếm thấy một mảnh đất địa linh sinh nhân kiệt như vậy”.
Đình làng Lệ Sơn là nơi hội tụ của làng cả Lệ Sơn, là một trong những cái nôi hình thành, bảo lưu, giữ gìn những giá trị văn hóa, tinh thần mang tính nền tảng đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử xã hội và thiên nhiên, vẫn bền bỉ và ngang nhiên tồn tại.
Đình làng Lệ Sơn, là nét biểu đạt mọi giá trị cao nhất của Lệ Sơn, một làng cổ đứng đầu trong “ Bát Danh Hương” “ Sơn – Hà – Cảnh – Thổ - Văn – Võ – Cổ - Kim”. Của cả một Quảng Bình thống nhất (Quốc Tuấn, báo Quảng Bình).
Đình làng Lệ Sơn là nơi chứa đựng một “lực lượng vật chất” và một sức mạnh tinh thần để com em Lệ Sơn đã bao thế hệ vượt lên trên mọi thử thách của đói nghèo, mọi âm mưu tàn bạo của kẻ thù để chiến thắng “Giặc đói” “Giặc dốt” và “Giặc ngoại xâm” trong đó danh hiệu “ Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang” là minh chứng cao nhất.
Đình làng Lệ sơn hiện nay, dù còn ít nhiều gốc tích nhưng nay là nơi trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng của 980 hộ dân với hơn 4000 nhân khẩu.
Dù chưa có một mái đình trùng diêm, một kiến trức đền chùa cổ kính như Ngũ Lâu, Tứ Lâu, Tam Lâu, Nhị Lâu, nhưng để đáp ứng lại nỗi lòng của mọi người và mọi quý khách, ông Trần Quyến, một thầy Giáo đã nghĩ hưu ở thôn Đình Miệu và ông Lương Xuân Quế, thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch ủy ban nhân xã đã trồng lại “Cây đa chốn cũ” trồng lại cây cối trong khuôn viên đình làng Cổ để hằng năm con cháu về thăm quê, hồi tưởng lại ký ức một thời thanh xuân: Làng ta có cây đa cổ thụ, có giếng nước, có đường làng thân quen, nơi hò hẹn của bao nhiêu tuổi đời thơ ấu không bao giờ phai nhạt.
Nói đến đất Lệ Sơn là nơi “Địa linh sinh nhân kiệt” chưa đủ phải nói ngay đến “Ẩm kiệt” là nói về chất dưỡng sinh ra con người “Nhân kiệt” .
Chắt chắt là động vật nhuyển thể, có võ cứng, lớn hơn hẳn đậu xanh, đẹp như con ngao, cái hến. Nó sông ở nơi bãi cát nước lợ, khi thủy triều cạn bằng dụng cụ thô sơ: cái cào chắt chắt đan bằng tre bắt vòm lại như cái nhủi dam (cua đồng, nhủi tép. Đứng trên thuyền nhỏ, đặt nhủi xuống sát mặt cát, kéo vài ba quảng, kéo lên, xốc cát, lấy chắt chắt bỏ vào làn …Người Lệ Sơn không ai làm việc ấy mà lại bán vài cái mo cau, dăm bảy đùm lá chuối là mua được chục bát chắt chắt, rồi mua thêm năm bảy cái bánh đa. Chợ về làm gọn vài khắc là xong.
Bữa cơm, xúc một thìa chắt chắt đưa vào miệng, nó phảng phất cái mát nhẹ, vừa thơm, vừa béo một cảm giác kỳ lạ khi nó quyện với hương vị chanh, rau húng, bạc hà, rau quế …Một tổng hòa của mùi vị thảo dược được lan tỏa mát họn, và ngon hơn nữa ăn dặm vài miếng bánh đa nướng sẵn. Không phải là cảnh “Râu tôm nấu với ruột bầu” mà đây là cảnh “Cơm trắng cá khúc” có canh dặm để “Chồng chan vợ húp” trong bất cứ gia cảnh nào. Nhất là món ăn đón khách quý. Canh chắt chắt, cháo chắt chắt, món xào chắt chắt đã làm vui lòng ấm dạ bao đời ông cha đến nay.
Ăn chắt chắt là phải mua, cái tự tình mình làm ra mà có “Canh ngon cơm ngọt” lại càng hứng thú hơn nhất là hoàn cảnh con nhà nghèo. Đồng ruộng Lệ Sơn, năm nào cũng có các loại động vật vừa nhỏ, vừa nhiều chân mà ít nơi có được. Đó là ngoài con cá các loại, còn có con tép, con tôm, con niệng niệng, con dã cày dã bừa, con cà cuống, con cua đồng bằng hạt ngô. Mùa tháng 10 chồng đi bừa, vợ đi nhủi tranh thủ, trưa về cũng đầy một giỏ. Nào giả nhỏ làm tương ăn lâu ngày, nào bốc vài nắm, ra vườn hái vài quả khế chua, vài quả chuối chát, thái ra trộn lẫ với nhau, lửa hồng vài phút …Vợ chồng con cái quây quần bên nồi canh, nồi canh không trắng mà lại vàng rực, hoặc một hạt gạo cõng vài ba lát sắn …Ai nấy vừa xúc vừa chan … Một món canh thập cẩm, trộn với mắm lá nghệ thì thú vị hết chỗ nói.
Nếu món “Canh cua nấu cải thêm gừng, xưa nay vua Chúa đã từng khen ngon” thì lại sánh đâu cho bằng!
Hiện nay ở thành thị, các quá “Vệ cội nguồn” bán cơm niêu, sắn nướng, ngô nướng… không những gợi lại cõi lòng mà thực ra món ăn dân giả quả thật là ngon, thú vị.
Lệ Sơn có nhiều món ăn khoái vị. Kể đâu cho hết, chỉ nói thêm một món ăn rau, ăn nhẹ nhàng.
Mắn lẹp mà kẹp rau mưng (lá non cây lộc vừng)
Vợ ăn to miếng, chồng trừng mắt lên.
Không phải vợ tham ăn, mà vì ăn rau có vẽ búng má, búng miệng mới ngon. Nó ngon vì cái vị béo của mắm lẹp, nó hòa lẫn với vị đắng cay chua ngọt đã từng của gia cảnh vợ chồng, nó làm cho sức sống của gia đình, của quê hương nó càng mãnh liệt hơn.
Nó mảnh liệt thật sự, vì nó ấm cúng, nó chan hòa cảnh trí thiên nhiên, cảnh trí nhân tạo, hòa trong chất dưỡng sinh để khai hóa ra con người xứ Lệ. Hoàn cảnh tạo ra con người và ngược lại, từ đó mà giọng nói, dáng điệu…bên ngoài cho đến bên trong tư chất con người mỗi nơi khác nhau đôi chút. Địa linh sinh nhân kiệt không bao giờ cạn. Đời nào thế hệ nào cũng xuất hiện nhân kiệt. Xin điểm qua những người đó.
Những tin mới hơn
- Làng cả Lệ Sơn ( Phần 6/7) (19/12/2014)
- Làng Lệ Sơn, mảnh đất "Địa linh nhân kiệt" xưa và nay ( Phần I) (31/10/2012)
- Làng Lệ Sơn, mảnh đất "Địa linh nhân kiệt" xưa và nay ( Phần II) (04/11/2012)
- Làng cả Lệ Sơn ( Phần 7/7) (14/12/2012)
- Làng cả Lệ Sơn ( Phần 5/7) (08/11/2012)
- Làng cả Lệ Sơn ( Phần 4/7) (22/10/2012)
- Chi Hội Cẩm Lệ tại Đà Nẵng gặp mặt thường niên năm 2014 (05/01/2015)
- Xã có 1.000 nhà giáo (15/11/2012)
- Làng cả Lệ Sơn ( Phần 3/7) (12/10/2012)
- Làng Lệ Sơn, Làng thầy giáo (13/11/2012)
Những tin cũ hơn
- Lệ Sơn, tên Làng: Chữ và Nghĩa (14/09/2012)
- Những hình ảnh trên công trường nhà máy xi măng Văn Hóa (11/08/2012)
- Tìm hiểu xuất xứ tên Làng Lệ Sơn qua sắc phong thứ hai của Làng (06/08/2012)
- Sắc phong bổ nhiệm làm quan của Nhân Thần Lệ Sơn (01/08/2012)
- Sắc phong Làng Lệ Sơn, hé lộ minh chứng xuất xứ tên chữ của Làng từng gây nhiều tranh cãi (29/07/2012)
- Video giới thiệu Làng Lệ Sơn (05/06/2012)
- Hình ảnh về trường phổ thông cơ sở Văn Hóa (01/06/2012)
- Vang Hạ, một tên miền trong chỉnh thể thống nhất Làng cổ Lệ Sơn (30/06/2012)
- Bản đồ hành chính địa giới xã Văn Hoá (28/05/2012)
- Làng Lệ Sơn (27/05/2012)
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 14
- Hôm nay: 274
- Tháng hiện tại: 26514
- Tổng lượt truy cập: 8386525
Liên kết làng quê Quảng Bình
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Một bài viết công phu ,một con người tâm huyết ,một tư duy tuyệt vời !xin cà ơn Bác Quyến.