Ký ức lễ hội trong dịp lễ 2/9 và Tết âm lịch ở Làng Lệ Sơn
Đăng lúc: Thứ tư - 07/08/2013 04:39 - Người đăng bài viết: bientap01Phần lễ thì đơn giản, mà bọn trẻ chúng tôi ít quan tâm nên nay cũng không nhớ .Còn phần hội thì tôi còn nhớ rõ. Đó là các trò chơi dân gian như: đua thuyền ; đấu roi; cờ tướng. Ngày 2-9, thì thường tổ chức đá bóng ,văn nghệ " cây nhà lá vườn" .
Về đua thuyền: Mỗi thôn là 1 đội đua, thuyền thuê hoặc mượn, quần áo vận động viên ai có gì mặc nấy. Bến đò chợ Vang là đỉêm xuất phát và cũng là đích đến. Quảng sông đua là từ điểm xuất phát ngược lên Đuồi ( ngã 3 Rào Nậy và Rào Nhỏ) 3 hay 4 vòng gì đó tuỳ theo quy định của ban tổ chức . Mỗi thuyền hình như là 10 người, gồm 2 lái và 8 tay chèo .Người đứng xem cổ vũ đông nghịt, bọn trẻ chúng tôi phải chen lấn xuống tận mép nước hoặc treò lên cây cao .Tiếng la hét, tiếng trống dục, vang động 1 khoảng sông .Thôn Thượng phủ ( sau này thường gọi theo tên hợp tác xã là Lê Lợi) thường về nhất, thôn Bàu (Đồng Tiến ) thường chót và đã có năm bị tai nạn lật thuyền , đã có người chết đuối.
Ảnh minh họa lễ hội đua thuyền (Nguồn Internet)
Còn trò Đấu roi cũng hay, bọn trẻ chúng tôi thích lắm .Trong trí tưởng tượng phong phú và non nớt của chúng tôi thì các đấu sĩ là những bậc anh hùng hào kiệt, không thua gì 108 anh hùng Lương Sơn Bạc trong chuyện Thuỷ hử của Trung quốc và cây roi ( là 1 đọan ngọn tre, bên trên được bọc nùi giẻ tẩm bồ hóng hoặc lọ nghẹ ) là loại vủ khí lợi hại nhất . Xơí đấu roi là 1 vòng tròn vạch vôi, đường kính khoảng 10 m . Khi 2 đấu sĩ (ở trần ) vào xới, chắp tay vái khắp lượt khán giả , rồi quay ngoắt lại, nghiêm trang , tay trái để ngang ngực cúi gập người chào nhau, rất trịnh trọng và bài bản đúng là khí phách mã thượng của con nhà võ. Đoạn, 2 đấu sỹ đón nhận 2 cây roi từ trọng tài, dựng cây roi cạnh người rồi lùi 3 bước .Tùng! Tùng ! Tùng ! Sau 3 tiếng trống của trọng tài, cuộc đấu bắt đầu. Hai đấu sĩ khom người thế đinh tấn, 2 tay nắm chặt cây roi di chuyển chậm rải, thận trọng trong vòng tròn . Hai ngọn roi gạt trái, gạt phải, gìm đầu v..v lựa thế để đâm, chọc vào người nhau, phát ra tiếng kêu cách…cách, khô khốc, rờn rợn . Một cặp đấu như vậy kéo dài cả tiếng, chỉ được kết thúc khi phân thắng bại .Người chiến thắng là người đã đâm hoặc chọc vào đối phương để lại đủ 3 vết đen trên người . Đấu roi nỗi tiếng bấy giờ có các ông Mẹt Liệu, ông Cu rèn, ông Lim v..v
Ảnh minh họa đấu roi (Nguồn Internet)
Bàn cờ tướng, được kẻ bằng vôi trên đất, cũng 64 ô …mỗi vị trí giao nhau (nơi quân cờ đi vào đó) được chôn sẵn 1 đoạn ống tre sâu chừng 3 tấc. Quân cờ thì cũng vậy, gồm :tướng, sỷ, tượng, xe, pháo, mã ,tốt được làm từ 1 cái bảng học sinh có gắn cán cao cở 2 m, trên bảng viết chử Hán tên quân cờ, quân xanh thì bảng đen chữ trắng, quân đỏ thì ngược lại. Điều lạ của chơi cờ tuớng bãi là 4 người cùng chơi, 2 người chơi chính là 2 cờ thủ ngồi trong chòi, mỗi bên 1 chòi làm bằng tre lợp lá đùng đình, 2 người chơi phụ có nhiệm vụ cầm quân cờ nhổ và cắm vào ống tre đã chôn sẵn theo vị trí do người chơi chính xướng lên. Ví dụ, xe trái 3 tiến, mã bình 2, tốt 1 tiến v..v..(Điều này với ai biết chơi cờ tướng thì hơi thừa) và cuộc chơi cũng kết thúc khi bên nào chiếu bí bắt tướng là thắng.
Nhân kể chuyện này, tôi lại nhớ Mạ tôi. Có lần bà kể cho tôi nghe chuyện liên quan đến đánh cờ tướng ở làng ta thời trước. Chuyện kể rằng: Người xưa cũng thi đấu cờ tướng giữa làng này với làng khác mà treo giải to lắm, quy định của cuộc thi rất nghặt nghèo.Người ngoài đứng xem không ai được nói to, không được bình luận (comment) không mách nước v..v. Hôm đó, người làng ta thi đấu bí nước, thời gian quy định được phép của 1 nước đi sắp hết, nguy cơ thua cuộc đến nơi …Bỗng từ trong đám khán giả ,một bà già lách người, xấn xổ tiến về người chơi cờ làng ta đang ngồi trong chòi và cất tiếng nói nhưng trong ngữ điệu thì có sự cố ý nhấn nhá…như kiểu ca sỹ nhả giọng : "Con ở lại (nói nhỏ). Mạ về ( nói lớn kéo dài giọng )". Người con, sau 1 vài phút ngơ ngác chợt hiểu Mạ mình mách nước hồi Mã ( giọng Lệ sơn không phân biệt dấu ngã và dấu nặng) và sau nước cờ hồi Mã đó, kết quả anh là người thắng cuộc.
Những tin mới hơn
- Bài thơ Làng tôi (10/01/2014)
- Truyện ngắn Cơm mo cau (11/10/2015)
- Tết quê trong tôi - Ngày ấy và bây giờ (07/01/2017)
- Đàn ông Lệ Sơn, không trở thành đàn ông được (03/05/2017)
- Bài thơ Nhớ quê (14/09/2015)
- Ký ức về chùa Phúc Tự (27/12/2014)
- Làng cả Lệ Sơn ( Phần 6/7) (19/12/2014)
- Ký ức về Đình Làng Lệ Sơn (23/06/2017)
- Bài thơ Về cùng anh (20/09/2014)
- Chi Hội Cẩm Lệ tại Đà Nẵng gặp mặt thường niên năm 2014 (05/01/2015)
Những tin cũ hơn
- Ma làng Lệ Sơn - Câu chuyện: Tiếng gọi nơi không người (29/07/2013)
- Lệ Sơn mùa Kỵ - Trạp (Giỗ kỵ - Chạp mã) (24/01/2013)
- Tế lễ Bản Thổ Thành Hoàng Làng Lệ Sơn (Phần 3) (01/01/2013)
- Tế lễ Bản Thổ Thành Hoàng Làng Lệ Sơn (Phần 2) (21/12/2012)
- Tế lễ Bản Thổ Thành Hoàng Làng Lệ Sơn (Phần 1) (18/12/2012)
- Đình Làng Lệ Sơn: Ký ức và suy ngẫm (09/12/2012)
- Ai ơi, đi ngược về xuôi. Nhớ về quê mẹ mãi nơi chốn này (04/12/2012)
- Miếu thờ người khai trí làng Lệ Sơn (27/11/2012)
- Đoán địa danh qua bản đồ vệ tinh (13/10/2012)
- Lệ Sơn, tên Làng: Chữ và Nghĩa (14/09/2012)
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 15
- Hôm nay: 1632
- Tháng hiện tại: 4162
- Tổng lượt truy cập: 8569090
Liên kết làng quê Quảng Bình
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Phần chú mô tả là đánh cờ tướng trong bài viết thì dân gian gọi là đánh cờ người chú ạ. Bài viết mô tả thiếu chi tiết là: mỗi quân cờ do một thiế nữ xinh đẹp cầm.