Đàn ông Lệ Sơn, không trở thành đàn ông được
Đăng lúc: Thứ tư - 03/05/2017 05:33 - Người đăng bài viết: bientap03Đàn ông Lệ Sơn, không trở thành đàn ông được
Sau khi xem 1 loạt các bài viết của các vị đàn ông Văn hóa trên trang Làng lệ sơn, tôi có một nhận xét rất riêng tư rằng : quý vị - những người đàn ông Lệ sơn chưa bao giờ trở thành đàn ông chính hiệu được. Đây cũng là một lời phản pháo cho cánh phụ nữ Lệ sơn sau khi Tiên sinh tôi xem bài : “ Sai lầm lớn nhất của đời người : Lấy vợ Lệ sơn
Và với tôi , đó là thứ chân lý tuyệt vời mà đến hôm nay tôi đã bị khuất phục hoàn toàn. Thậm chí, bây giờ tôi sẵn sàng làm một kẻ vô công rồi nghề đi khắp nơi để leo lẻo với toàn thiên hạ rằng “ Đàn ông Lệ sơn, mãi mãi không thể thành đàn ông được. Còn nếu có bất cứ anh bạn nào ở Lệ sơn hay sinh ra tại đất Lệ sơn lên tiếng khẳng định MÌNH ĐÃ LÀ MỘT NGƯỜI ĐÀN ÔNG thực sự, tôi sẽ xin mời cùng xếp chân vòng tròn trên chiếu, mần vài ly để mà tranh luận cho ra ngô, ra khoai mới thôi.
Người đầu tiên nói ra với tôi thành câu, thành chữ về việc “Dân Lệ sơn chúng ta không bao giờ trở thành đàn ông được” là đồng chí Lê Giáp Thao, (xin miễn nêu tên thật ) hơn tôi vài tuổi hiện đang ở Đồng Lê. Đối với tôi, anh là bậc đàn anh trong nhiều thứ, cả về cuộc sống và nghề nghiệp. Đủ cả tri thức và sức khỏe, đủ cả sự quyết liệt và khôn khéo, thế mà anh lại khẳng định như đinh đóng cột rằng không một người đàn ông Lệ sơn nào có thể trở thành đàn ông thực sự mới lạ chứ! Kể cả như anh bây giờ cái cảm giác đàn ông cũng yếu lắm rồi (đoạn này hơi khó hiểu với tôi ), cái việc hòan thành một công việc đáng tự hào của người đàn ông với đồng chí vợ nghe cũng khó lắm thay.
Vì không hoàn thành việc đó (việc đã nêu trên), đàn ông Lệ sơn bắt đầu tìm cho mình những cách nịnh vợ rất không đàn ông là … lên đường đi chợ (bạn đã thấy Anh Lưu xuống chợ, anh Minh hớn hở đi chợ chưa?)
Tiếp theo việc đi chợ là các việc tiếp theo của công cuộc nịnh vợ để bù trừ cái khỏan đàn ông kia , đó là các việc mà anh Lê Đại Gia đã kể ra trong bài “ Sai lầm lớn nhất của cuộc đời : Lấy vợ Lệ sơn”. Đến khi phải chui vào màn, chắc hẳn rằng khi đó chàng ta sẽ nói : chà anh làm hết việc nhà mệt quá, xin cho anh miễn hoặc giản thuế đến tháng 5 nhé … em cứ việc kê khai nhưng anh tạm chưa nộp vậy ..
Ông cha ta đã nói, âm thịnh thì dương suy đó là lẽ tự nhiên ở đời. Về Lệ sơn , bạn sẽ thấy điều đó quá đúng. Phụ nữ Lệ sơn ai ai đều má đỏ môi hồng ,làn da trắng hồng như một quả táo đang thời chín mọng. Ai cũng thấy ngon mắt , cả tấn công lần phòng thủ. (bạn thấy tôi cũng bắt đầu nịnh phụ nữ Lệ sơn đấy thôi) Thế mà ,nhìn lại đàn ông Lệ sơn xem, người ở nhà thì say khật khưỡng, chưa tối đã say mèm. Người ở xa về thì vác giỏ đi chợ, chặt nấu linh tinh chẳng ra dáng đại trượng phu gì cả. Thế thì thử hỏi đàn ông Lệ sơn chúng ta có trở thành một người đàn ông Ok được không ?
Riêng bản thân VCRN Tiên Sinh tôi cũng cảm thấy mình đếch phải là đàn ông, vì sao chắc bạn cũng biết. Vì tôi là đàn ông Lệ sơn. Lúc năm tuổi, anh tôi bảo tôi: mày đếch phải con trai vì hay khóc nhè . Tất nhiên là tôi không đồng ý. Tôi khảng khái bảo chắc chắn mình sẽ thành một người đàn ông thực sự. Từ đó tôi không khóc nữa, cho dù có ngã trầy da xước đầu gối thì tôi nhất quyết không khóc. Thậm chí còn nở một nụ cười mãn nguyện. Cũng có lần đi tiêm phòng đau quá, nhưng tôi chỉ chảy nước mắt thôi chứ không kêu rầm trời như mấy đứa con gái vào trước. Đàn ông con trai mà. Vậy mà khi phải chia tay với người tôi yêu, rượi vào vài ly lại nhớ bài lai cũ, tôi đã khóc. Đúng là không trở thành đàn ông được.
Các bậc tiền bối đã nói: khi bạn sinh ra, một mình bạn khóc, mọi người cười, hãy sống sao cho đến khi bạn chết đi, tất cả mọi người đều khóc, một mình bạn cười. Đến bây giờ thì tóc tôi đã bắt đầu sợi đen sợi trắngc, tóc anh tôi thì đã phải đi nhuộm nhiều lần. Thỉnh thoảng tôi vẫn ghé thăm anh tôi,anh lại hỏi tôi, thế chú mày đã hết khóc chưa ? đã làm được gì chưa ? Đàn ông đàn ang thì phải lo lắng được cho con, cho vợ. Tôi thủng thẳng “Dân Lệ sơn mình thành đàn ông thế quái nào được hả anh? Chỉ giỏi khoản làm vài ly và bốc phét.” Anh lại cười khà khà đắc chí: "Thế nhé, chú thành đàn ông thế đếch nào được? Trong khi phụ nữ cứ đẻ con xong là thành đàn bà. Còn mày còn khuya nhé!"
Ngẫm lại, quả thật đúng là chúng ta không thể thành đàn ông được, tại sao ư? Chắc tại đất Lệ sơn chúng ta âm thịnh vậy. Mấy dòng tào lao, các quý đàn ông Lệ Sơn lượng thứ nhé.
Và với tôi , đó là thứ chân lý tuyệt vời mà đến hôm nay tôi đã bị khuất phục hoàn toàn. Thậm chí, bây giờ tôi sẵn sàng làm một kẻ vô công rồi nghề đi khắp nơi để leo lẻo với toàn thiên hạ rằng “ Đàn ông Lệ sơn, mãi mãi không thể thành đàn ông được. Còn nếu có bất cứ anh bạn nào ở Lệ sơn hay sinh ra tại đất Lệ sơn lên tiếng khẳng định MÌNH ĐÃ LÀ MỘT NGƯỜI ĐÀN ÔNG thực sự, tôi sẽ xin mời cùng xếp chân vòng tròn trên chiếu, mần vài ly để mà tranh luận cho ra ngô, ra khoai mới thôi.
Người đầu tiên nói ra với tôi thành câu, thành chữ về việc “Dân Lệ sơn chúng ta không bao giờ trở thành đàn ông được” là đồng chí Lê Giáp Thao, (xin miễn nêu tên thật ) hơn tôi vài tuổi hiện đang ở Đồng Lê. Đối với tôi, anh là bậc đàn anh trong nhiều thứ, cả về cuộc sống và nghề nghiệp. Đủ cả tri thức và sức khỏe, đủ cả sự quyết liệt và khôn khéo, thế mà anh lại khẳng định như đinh đóng cột rằng không một người đàn ông Lệ sơn nào có thể trở thành đàn ông thực sự mới lạ chứ! Kể cả như anh bây giờ cái cảm giác đàn ông cũng yếu lắm rồi (đoạn này hơi khó hiểu với tôi ), cái việc hòan thành một công việc đáng tự hào của người đàn ông với đồng chí vợ nghe cũng khó lắm thay.
Vì không hoàn thành việc đó (việc đã nêu trên), đàn ông Lệ sơn bắt đầu tìm cho mình những cách nịnh vợ rất không đàn ông là … lên đường đi chợ (bạn đã thấy Anh Lưu xuống chợ, anh Minh hớn hở đi chợ chưa?)
Tiếp theo việc đi chợ là các việc tiếp theo của công cuộc nịnh vợ để bù trừ cái khỏan đàn ông kia , đó là các việc mà anh Lê Đại Gia đã kể ra trong bài “ Sai lầm lớn nhất của cuộc đời : Lấy vợ Lệ sơn”. Đến khi phải chui vào màn, chắc hẳn rằng khi đó chàng ta sẽ nói : chà anh làm hết việc nhà mệt quá, xin cho anh miễn hoặc giản thuế đến tháng 5 nhé … em cứ việc kê khai nhưng anh tạm chưa nộp vậy ..
Ông cha ta đã nói, âm thịnh thì dương suy đó là lẽ tự nhiên ở đời. Về Lệ sơn , bạn sẽ thấy điều đó quá đúng. Phụ nữ Lệ sơn ai ai đều má đỏ môi hồng ,làn da trắng hồng như một quả táo đang thời chín mọng. Ai cũng thấy ngon mắt , cả tấn công lần phòng thủ. (bạn thấy tôi cũng bắt đầu nịnh phụ nữ Lệ sơn đấy thôi) Thế mà ,nhìn lại đàn ông Lệ sơn xem, người ở nhà thì say khật khưỡng, chưa tối đã say mèm. Người ở xa về thì vác giỏ đi chợ, chặt nấu linh tinh chẳng ra dáng đại trượng phu gì cả. Thế thì thử hỏi đàn ông Lệ sơn chúng ta có trở thành một người đàn ông Ok được không ?
Riêng bản thân VCRN Tiên Sinh tôi cũng cảm thấy mình đếch phải là đàn ông, vì sao chắc bạn cũng biết. Vì tôi là đàn ông Lệ sơn. Lúc năm tuổi, anh tôi bảo tôi: mày đếch phải con trai vì hay khóc nhè . Tất nhiên là tôi không đồng ý. Tôi khảng khái bảo chắc chắn mình sẽ thành một người đàn ông thực sự. Từ đó tôi không khóc nữa, cho dù có ngã trầy da xước đầu gối thì tôi nhất quyết không khóc. Thậm chí còn nở một nụ cười mãn nguyện. Cũng có lần đi tiêm phòng đau quá, nhưng tôi chỉ chảy nước mắt thôi chứ không kêu rầm trời như mấy đứa con gái vào trước. Đàn ông con trai mà. Vậy mà khi phải chia tay với người tôi yêu, rượi vào vài ly lại nhớ bài lai cũ, tôi đã khóc. Đúng là không trở thành đàn ông được.
Các bậc tiền bối đã nói: khi bạn sinh ra, một mình bạn khóc, mọi người cười, hãy sống sao cho đến khi bạn chết đi, tất cả mọi người đều khóc, một mình bạn cười. Đến bây giờ thì tóc tôi đã bắt đầu sợi đen sợi trắngc, tóc anh tôi thì đã phải đi nhuộm nhiều lần. Thỉnh thoảng tôi vẫn ghé thăm anh tôi,anh lại hỏi tôi, thế chú mày đã hết khóc chưa ? đã làm được gì chưa ? Đàn ông đàn ang thì phải lo lắng được cho con, cho vợ. Tôi thủng thẳng “Dân Lệ sơn mình thành đàn ông thế quái nào được hả anh? Chỉ giỏi khoản làm vài ly và bốc phét.” Anh lại cười khà khà đắc chí: "Thế nhé, chú thành đàn ông thế đếch nào được? Trong khi phụ nữ cứ đẻ con xong là thành đàn bà. Còn mày còn khuya nhé!"
Ngẫm lại, quả thật đúng là chúng ta không thể thành đàn ông được, tại sao ư? Chắc tại đất Lệ sơn chúng ta âm thịnh vậy. Mấy dòng tào lao, các quý đàn ông Lệ Sơn lượng thứ nhé.
Tác giả bài viết: Nguyễn Tiên Sinh
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Danh hương Lệ Sơn (25/05/2017)
- Làng chiến đầu Lệ Sơn (31/12/2017)
- Vài nét chấm phá về tài nguyên, sản vật, cảnh quan làng Lệ Sơn (14/06/2017)
- Quốc khánh trên quê hương. Tết độc lập dành cho mọi người, mọi nhà (02/09/2017)
- Lệ Sơn - Đệ nhất bát danh hương (16/04/2019)
- Ký ức về Đình Làng Lệ Sơn (23/06/2017)
Những tin cũ hơn
- Đến Quảng Bình, về thăm làng Lệ Sơn non nước hữu tình (20/04/2016)
- Đã tìm thấy thêm một tài liệu pháp lý chứng minh sự tồn tại của 2 làng Lệ Sơn ngay từ cuối thế kỷ XV (06/09/2015)
- Quốc khánh trên quê hương. Tết độc lập dành cho mọi người, mọi nhà (29/08/2016)
- Vài nét khái quát về lịch sử hình thành làng Lệ Sơn (29/04/2015)
- Nét văn hóa tốt đẹp của muôn đời được hun đúc hơn bởi ngày 30. (07/02/2015)
- Danh hương văn vật Lệ Sơn dưới góc nhìn văn hóa, lịch sử (01/02/2015)
- Đoàn xã Văn Hóa thực hiện kế hoạch "Thắp sáng đường quê". Trong chương trình vận động và quyết tâm xây dựng nông thôn mới (04/08/2014)
- "Trượng mới về à ?", một thuật ngữ Lạ mà quen ở Làng Lệ Sơn (07/05/2014)
- Một ngôi làng đặc biệt: Đệ nhất bát danh hương (20/09/2013)
- Báo du lịch và các công ty lữ hành viết về cảnh đẹp vùng quê Lệ Sơn (21/04/2014)
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 7
- Hôm nay: 182
- Tháng hiện tại: 59522
- Tổng lượt truy cập: 7621623
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Ý kiến bạn đọc