Ký ức lễ hội trong dịp lễ 2/9 và Tết âm lịch ở Làng Lệ Sơn

Sống lại ký ức xưa qua những nét đẹp về lễ hội dân gian của tác giả Lương Duy Thắng
Tôi còn nhớ, vào dịp tết âm lịch và tết độc lập ( 2-9) năm nào làng Lệ Sơn (một làng cổ ở tỉnh Quảng Bình) cũng tổ chức lễ, hội rình rang, vui lắm.

Phần lễ thì đơn giản, mà bọn trẻ chúng tôi ít quan tâm nên nay cũng không nhớ .Còn phần hội thì tôi còn nhớ rõ. Đó là các trò chơi dân gian như: đua thuyền ; đấu roi; cờ tướng. Ngày 2-9, thì thường tổ chức đá bóng ,văn nghệ " cây nhà lá vườn" .


Về đua thuyền: Mỗi thôn là 1 đội đua, thuyền thuê hoặc mượn, quần áo vận động viên ai có gì mặc nấy. Bến đò chợ Vang là đỉêm xuất phát và cũng là đích đến. Quảng sông đua là từ điểm xuất phát ngược lên Đuồi ( ngã 3 Rào Nậy và Rào Nhỏ) 3 hay 4 vòng gì đó tuỳ theo quy định của ban tổ chức . Mỗi thuyền hình như là 10 người, gồm 2 lái và 8 tay chèo .Người đứng xem cổ vũ đông nghịt, bọn trẻ chúng tôi phải chen lấn xuống tận mép nước hoặc treò lên cây cao .Tiếng la hét, tiếng trống dục, vang động 1 khoảng sông .Thôn Thượng phủ ( sau này thường gọi theo tên hợp tác xã là Lê Lợi) thường về nhất, thôn Bàu (Đồng Tiến ) thường  chót và đã có năm bị tai nạn lật thuyền , đã có người chết đuối.

 

1
Ảnh minh họa lễ hội đua thuyền (Nguồn Internet)

Còn trò Đấu roi  cũng hay, bọn trẻ chúng tôi thích lắm .Trong trí tưởng tượng  phong phú và non nớt của chúng tôi thì các đấu sĩ là những bậc anh hùng hào kiệt, không thua gì 108 anh hùng Lương Sơn Bạc trong chuyện Thuỷ hử của Trung quốc và cây roi ( là 1 đọan ngọn tre, bên trên  được bọc nùi giẻ tẩm bồ hóng hoặc lọ nghẹ ) là loại vủ khí lợi hại nhất . Xơí đấu roi là 1 vòng tròn vạch vôi, đường kính khoảng 10 m . Khi 2 đấu sĩ (ở trần ) vào xới, chắp tay vái khắp lượt khán giả , rồi quay ngoắt lại, nghiêm trang , tay trái để ngang ngực cúi gập người chào nhau, rất trịnh trọng và bài bản đúng là khí phách  mã thượng của con nhà võ. Đoạn, 2 đấu sỹ đón nhận 2 cây roi từ trọng tài, dựng cây roi cạnh người rồi lùi 3 bước .Tùng! Tùng ! Tùng ! Sau 3 tiếng trống của trọng tài, cuộc đấu bắt đầu. Hai đấu sĩ khom người thế đinh tấn, 2 tay nắm chặt cây roi di chuyển chậm rải, thận trọng trong vòng tròn . Hai ngọn roi gạt trái, gạt phải, gìm đầu v..v  lựa thế để đâm, chọc vào người nhau, phát ra tiếng kêu cách…cách, khô khốc, rờn rợn . Một cặp đấu như vậy kéo dài cả tiếng, chỉ được kết thúc khi phân thắng bại .Người chiến thắng là người đã đâm hoặc chọc vào đối phương để lại đủ 3 vết đen trên người . Đấu roi nỗi tiếng bấy giờ có các ông Mẹt Liệu, ông Cu rèn, ông Lim v..v

1
Ảnh minh họa đấu roi (Nguồn Internet)

Cũng trên sân vận động, cạnh sới đấu roi là bãi (không phải bàn) đấu cờ tướng. Thực ra  cách chơi cũng là đánh cờ tướng thông thường nhưng được tổ chức dưới hình thức khác với mục đích phục vụ cộng đồng. Trò này ít người xem, chỉ  có 1 số đàn ông lớn tuổi thôi. Bọn trẻ thì tịnh, không có 1 mống nào. Tuy vậy, tôi vẫn còn nhớ như sau:

Bàn cờ tướng, được kẻ bằng vôi trên đất, cũng 64 ô …mỗi vị trí giao nhau (nơi quân cờ đi vào đó) được chôn sẵn 1 đoạn ống tre sâu chừng 3 tấc. Quân cờ thì cũng  vậy, gồm :tướng, sỷ, tượng, xe, pháo, mã ,tốt được làm từ 1 cái bảng học sinh có gắn cán cao cở 2 m, trên bảng viết chử Hán tên quân cờ, quân xanh thì bảng đen chữ trắng, quân đỏ thì ngược lại. Điều lạ của chơi cờ tuớng bãi là 4 người cùng chơi, 2 người chơi chính là 2 cờ thủ ngồi trong chòi, mỗi bên 1 chòi làm bằng tre lợp lá đùng đình, 2 người chơi phụ có nhiệm vụ cầm quân cờ nhổ và cắm vào ống tre đã chôn sẵn theo vị trí do người chơi chính xướng lên. Ví dụ, xe trái 3 tiến, mã bình 2, tốt 1 tiến v..v..(Điều này với ai biết chơi cờ tướng thì hơi thừa) và cuộc chơi cũng kết thúc khi bên nào chiếu bí bắt tướng là thắng.
 
Nhân kể chuyện này, tôi lại nhớ Mạ tôi. Có lần bà kể cho tôi nghe chuyện liên quan đến đánh cờ tướng ở làng ta thời trước. Chuyện kể rằng: Người xưa cũng thi đấu cờ tướng giữa làng này với làng khác mà treo giải to lắm, quy định của cuộc thi rất nghặt nghèo.Người ngoài đứng xem không ai được nói to, không được bình luận (comment) không mách nước v..v. Hôm đó, người làng ta thi đấu bí nước, thời gian quy định được  phép của 1 nước đi sắp hết, nguy cơ thua cuộc đến nơi …Bỗng từ trong đám khán giả ,một bà già lách người, xấn xổ tiến về người chơi cờ làng ta đang ngồi trong chòi và cất tiếng nói nhưng  trong ngữ điệu thì có sự cố ý nhấn nhá…như kiểu ca sỹ nhả giọng : "Con ở lại (nói nhỏ). Mạ về ( nói lớn kéo dài giọng )". Người con, sau 1 vài phút ngơ ngác chợt hiểu Mạ mình mách nước hồi Mã ( giọng Lệ sơn không phân biệt dấu ngã và dấu nặng) và sau nước cờ hồi Mã đó, kết quả anh là người thắng cuộc.

Tác giả bài viết: Lương Duy Thắng