1
  • image
  • image
  • image
  • image
01:02 EDT Thứ ba, 19/03/2024

Một số thông tin mới cập nhật về chùa Phúc Tự

Đăng lúc: Thứ tư - 23/12/2015 21:55 - Người đăng bài viết: bientap02
Một số thông tin mới cập nhật về chùa Phúc Tự , xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Theo thông tin từ quê nhà thì chùa Phúc tự của làng Lệ Sơn sẽ được hoàn thành vào tháng chạp năm Ất Mùi (tháng 1 năm 2016). Hiện nay Anh Lương Ngọc Bính đang chỉ đạo việc hoàn thành các thủ tục công nhận chùa Phúc Tự là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

          Chùa Phúc tự được phục dựng đã đáp ứng được sự mong đợi và nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng cư dân Lệ Sơn và bà con tín hữu vùng lân cận. Vậy là tết Nguyên Đán Giáp Thân (xuân 2016), bà con “Lệ Kiều” về quê ăn tết và du khách mọi miền sẽ có thêm một địa chỉ để có thể đi du lịch và sinh hoạt văn hóa tâm linh. Chùa Phúc Tự không chỉ là công trình kiến trúc Phật giáo mà còn là di tích lịch sử cách mạng - trụ sở làm việc của Ban vận động thành lập mặt trận Việt Minh Lệ Sơn và Ban chấp hành  Mặt trận Việt Minh Lệ Sơn sau ngày Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công. Chùa Phúc Tự còn là một địa chỉ văn hóa gắn bó với sự nghiệp giáo dục của Lệ Sơn nói riêng và khu vực nam phía nam huyện Tuyên Hóa, tây huyện Quảng Trạch nói chung; bởi vì trong kháng chiến chống Pháp vườn chùa là cũng là trường học của học sinh cấp 2 các xã Văn, Phù, Cảnh, Tiên Lễ, Thọ Linh (gồm lớp 5 và lớp 6). Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ vườn chùa là nơi khai trí cho hàng chục lớp học sinh các thôn Bàu, Bàu sỏi, và Phúc Tự (nơi đặt lớp Vở Lòng - tương đương lớp 1 hiện nay). Ở Lệ Sơn có thầy giáo Trần Xuân Quế đã từng học lớp 5 và lớp 6 ở nơi này. Theo thầy Quế thì trường cấp 2 lúc đó có các thầy giáo như thầy Lương Duy Tâm dạy các môn văn, sử; thầy Nguyễn Đình Nhân dạy toán, thầy Lê Viết Hạnh làm Hiệu trưởng…

        Việc phục dựng thành công chùa Phúc Tự là nhờ sự nổ lực rất lớn của rất nhiều thế hệ cư dân Lệ Sơn, của lãnh đạo địa phương và sự ủng hộ giúp đở của nhiều nhà hảo tâm. Đặc biệt cần phải khẳng định rằng chùa được phục dựng trước hết là nhờ sự đầu tư công sức, trí tuệ và đóng góp rất to lớn của anh Lương Ngọc Bính và gia đình anh.

        Dưới đây chúng tôi xin lược trích giới thiệu một số nội dung trong trong Hồ sơ đề nghị công nhận chùa Phúc Tự là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.


I. VÀI NÉT LỊCH SỬ CHÙA PHÚC TỰ

            Chùa Phúc tự của xã Lệ Sơn thượng trước kia, hiện nay nằm thôn Phúc Tự, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Chùa buổi đầu là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của cư dân làng Lệ Sơn và cả nhân dân trong khu vực phía nam huyện Tuyên Hóa và phía Tây huyện Quảng Trạch. Chùa Phúc Tự một trong những ngôi chùa cổ trên đất Quảng Bình. Tính từ khi đước xây bằng gạch đá và lợp ngói cho đến nay, chùa  Phúc Tự đã có một chiều dài lịch sử trên dưới 500 năm. Chùa toạ lạc trên một vùng đất cao ráo, có khuôn viên rộng khoảng 800m2, ở phía tây thôn Phúc Tự xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

         Trong địa bạ xã Lệ Sơn thượng lập năm Gia Long thứ 13, có chép diện tích đất chùa là 4 sào 6 thước chắc rằng diện tích này là bao gồm cả khuôn viên vườn chùa, giếng và ruộng tam bảo. Chúng ta có thể khẳng định, vào buổi đầu thành lập làng, chùa Phúc Tự chỉ có một nhà phương trượng, tức là một ngôi nhà tranh thấp bé để thờ Phật. Trong các sách Ô châu Cận lục, Hoàng Việt dư địa chí, Phủ biên tạp lục, Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh dư địa chí đều không ghi chép gì về ngôi chùa này.       

        Trong thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám chùa Phúc Tự đã trở thành trụ sở làm việc của tổ chức cách mạng là Mặt trận Việt Minh xã Lệ Sơn. Tại ngôi chùa này đã chứng kiến việc đồng chí lãnh đạo của Việt Minh phủ Quảng Trạch về tuyên truyền vận động để đi đến thành lập mặt trận Việt Minh xã. Trong những ngày cuối tháng 8 đến tháng 10 năm 1945, chùa là nơi làm việc của Ban vận động thành lập mặt trận Việt Minh và Mặt trận Việt Minh xã Lệ Sơn.

       Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thôn Lệ Sơn (lúc này 3 xã Lệ Sơn, Phù Kênh, Kinh Nhuận được sáp nhập thành xã Văn Hóa các xã cũ được gọi là thôn) có một vị trí chiến lược quân sự hết sức quan trọng. Là xã có trục đường sắt đi qua, Là nằm ở vị trí tiền tiêu của chiến khu Tuyên Hóa. Năm 1947 thực dân Pháp chiếm đóng các thôn Tên Lễ thượng, Phù Kênh lập các đồn Tiên Lễ và Chợ Cà ngay sát làng chiến đấu Lệ Sơn. Chính vì vậy mà trong những năm từ 1947 đến 1950, thực dân Pháp nhiều lần tấn công càn quét lên Lệ Sơn hòng chiếm nơi này làm bàn đạp tấn công vùng tự do Tuyên Hóa (nơi có cơ quan lãnh đạo kháng chiến của Tỉnh). Tuy nhiên, các cuộc tấn công càn quét của thực dân Pháp đều bị dân quân, du kích Lệ Sơn chặn đánh gây cho nhiều tổn thất nên chúng phải tháo chạy. Dân quân, du kích cùng với nhân dân 2 thôn Lệ Sơn và Kinh Nhuận đã dùng giây thép và tre bó lại làm thành 3 tuyến tắc giang trên sông Gianh để ngăn cản ca nô của quân Pháp chở quân tấn công lên chiến khu Tuyên Hóa. Nhờ tinh thần chiến đấu kiên cường dũng cảm của dân quân du kích Lệ Sơn cùng với các tuyến tắc giang đó mà khá nhiều cuộc càn quét của thực dân Pháp lên chiến khu Tuyên Hóa đều thất bại. Làng Lệ Sơn “trở thành một pháo đài” vững chắc bảo vệ cho chiến khu Tuyên Hóa trong những năm khán chiến chống Pháp. Không thực hiện được âm mưu của mình, thực dân Pháp đã nhiều tổ chức tấn công càn quét vào làng cướp bóc, bắn giết dân thường, đốt phá làng mạc. Do đó dân quân du kích Lệ Sơn phải giấu chuông chùa xuống dưới giếng chùa để chuông khỏi rơi vào tay giặc. Dân quân, du kích còn tháo dỡ phần bái đình của chùa để đề phòng thực dân Pháp lấy chùa làm căn cứ khi chiếm đóng. Từ năm 1950, Bộ đội địa phương được sự phối hợp của dân quân du kích Lệ Sơn đã giải phóng các đồn Tiên Lễ và Chợ Cà, thực dân Pháp phải rút dần về phía đông vùng tự do được mở rộng xuống vùng nam Quảng Trạch; Lệ Sơn đã trở nên an toàn hơn trước nên chính quyền xã Văn Hóa đã chọn chùa Phúc Tự làm nơi đặt 2 lớp học của trường cấp 2. Vườn chùa trở thành trường học của con em Lệ Sơn và các làng Kinh Nhận, Phù Kinh, Tiên Lễ, Thọ Linh.

         Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Lệ Sơn nằm trong tuyến lửa Quảng Bình nên mặc dù không có các tuyến vận tải chiến lược đi qua nhưng vẫn một trong nhưng nơi để máy bay chiến đấu của Mỹ trút hết số bom cuối cùng sau mỗi lần đi oanh tạc miền Bắc trở về căn cứ. Do tính chất của cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ngày càng ác liệt nên hải quân ta đã đưa một số tàu chiến lên ngụy trang cất giấu ở phía lùm cây ven sông nằm phía nam xã Văn Hóa. Năm 1965, khi chiếc tàu chiến mang số hiệu T173  của bộ đội hải quân giấu ở Văn Hóa bị máy bay trinh sát của Mỹ phát hiện và tấn công, cán bộ và chiến sỹ tàu 173 đã anh dũng đánh trả và cho tàu chạy lên Hố Mụ Cò (nằm ở giũa thôn Phúc Tự hiện nay) để chuyển thương binh và liệt sỹ lên bờ. Không quân Mỹ đã tập trung bom đạn đánh phá vào khu vực thôn Phúc tự và thôn Đình Miệu cả ngày lẫn đêm suốt một tuần liền. Trong số bom đạn mà máy bay Mỹ đánh phá tàu chiến có quả rơi trúng giếng chùa làm sụp đỗ một góc thành giếng và có quả bom rơi trúng phần còn lại của chùa đã biến chùa thành đống gạch vụn. Từ những năm 1966, đến 1979 vườn chùa lại được chính quyền xã chọn làm nơi đặt lớp vỡ lòng (lớp 1) để khai trí cho nhiều thế hệ con em Lệ Sơn.

         Năm 2014, giếng chùa Phúc Tự đã được tôn tạo lại khang trang hơn xưa. Năm 2015, chùa Phúc Tự đã và đang được phục dựng lại với quy mô to đẹp hơn trước. Tuy nhiên sau khi công trình hoàn thành các hiện vật quý của chùa trước đây như chuông, đỉnh hương, bệ sen lục giác; sẽ  được đưa về lưu giữ tại chùa để phục vụ các hoạt động thực tế, tham quan tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa, phục vụ sinh hoạt tâm linh của nhân dân và có thể phục vụ cho hoạt động du lịch.

        Nhìn lại lịch sử chùa Phúc Tự chúng ta có thể khẳng định rằng chùa xứng đáng là một di tích lịch sử cách mạng, một di tích văn hóa nghệ thuật và cũng là di tích văn hóa tâm linh có ý nghĩa giáo dục quan trọng đối vơi nhân dân địa phương và đặc biệt là thế hệ trẻ ở danh hương Lệ Sơn nói riêng và của cộng đồng cư dân Quảng Bình nói chung. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, thể theo nguyện vọng của nhân dân chính quyễn xã đã xây dựng hồ sơ di tích chùa Phúc Tự gửi lên Huyện Tuyên Hóa kính đề nghị UBND Tỉnh Quảng Bình công nhận chùa Phúc Tự là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.


 II. KHẢO TẢ DI TÍCH

            Chùa Phúc Tự nằm phía tây thôn Phúc Tự cách trung tâm làng (hội trường ủy ban nhân dân xã) khoảng 500 m theo đường chim bay. Chùa nằm phía nam một con hói nhỏ (sông đào) chảy ra Rào Con - một cái lạch của sông Gianh. Chùa Phúc tự ngày xưa được xây dựng cũng chịu sự chi phối bởi quan niệm phong thuỷ, “xây dựng chùa phải chọn đất tốt, ngày tốt, giờ tốt”. Đất tốt là bên trái trống không hoặc có sông ngòi, ao hồ ôm bọc. Núi hình rồng, phượng,... chầu bái thế là đất tốt. Chùa Phúc Tự nằm ở thế đất cao ráo, bằng phẳng, trước cửa chùa có giếng nước trong vắt tinh khiết không lúc nào cạn. Chùa nhìn về phía Tây lấy lèn Bảng làm Tiền án, bên trái là núi Thần Vì sừng sững, bên phải là con sông Gianh như một con rồng lớn.

         Chùa Phúc Tự đã từng được trùng tu và nâng cấp ở thế kỷ XVIII, theo kiểu tiền bái hậu điện; tam quan hướng về phía Tây. Theo một số vị cao niên trong làng kể lại thì chùa Phúc Tự trước đây là một ngôi chùa không lớn lắm nhưng có cổng Tam quan cao, rộng gồm hai phần. Trong những ngày thường tín hữu, phật tử phải đi vào chùa bằng 2 cửa phụ (tả, hữu) chỉ những ngày lễ lớn mới được đi cửa chính. Trước cổng chùa có giếng chùa vừa tạo cảnh quan vừa cung cấp nước sinh hoạt cho chùa và phần lớn nhân dân thôn Phúc Tự.

   II.1. Cổng Tam quan

    Cổng Tam quan (cổng chùa) được xem là một bộ phận khá đặc biệt của ngôi chùa, bởi đó chính là nơi hàng ngày dân chúng trong làng và phật tử thập phương ra vào, đây cũng là nơi treo chuông chùa nơi xuất phát hiệu lệnh của nhà chùa. Do vậy cổng Tam quan có một tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến đời sống tâm linh của nhân dân và thập phương tín thí đến chùa lễ Phật. Nó được xem như một màng thanh lọc tâm hồn của hành giả mỗi khi ra vào. Bởi vậy, người ta thường gọi cổng Tam quan của nhà chùa là cửa Phật, cửa Tam bảo, cửa thiền, cửa từ bi... Do đó, trong bố cục kiến trúc chung của một ngôi chùa xưa, chư tổ thường đặc biệt quan tâm đến hạng mục kiến trúc cổng Tam quan. Mỗi chiếc cổng Tam quan xưa phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa con người, cảnh vật và giáo lý “giải thoát” của nhà Phật; để xây dựng nên chiếc cổng Tam quan cho thực phù hợp để mỗi khi mọi người bước vào đều có cảm giác gần gũi, gạt bỏ ra ngoài những thị phi của thế gian mà dọn lòng thanh tịnh trước khi vào lễ bái Phật tổ.
     
    Qua tìm hiểu cổng Tam quan của chùa Phúc Tự, thuộc dạng cổng Tam quan cổ được các vị tiền nhân xây dựng từ thế kỷ XVIII; đây là cổng Tam quan vào loại lớn, ba cổng được xây dựng nối liền với nhau, mỗi cửa là một vòm cuốn. Hiện nay, cổng Tam quan cũ không còn nữa; đây cũng là một sự mất mát rất đáng tiếc. Theo các cụ cao niên của làng Lệ Sơn thì cổng tam quan của chùa Phúc Tự có chiều rộng khoảng 6m được xây bằng gạch và đá, Cổng tam quan có 3 cửa cuốn; trong đó hai cửa hông chỉ rộng khoảng 0,9 m cổng chính rộng khoảng 1,53 m. Cổng có chiều cao tổng thể: 4,25m; bề dày cổng: 1,37m. Với bề dày cổng như vậy đủ tạo nên sự vững chải và đủ sức đỡ phần trên gồm giá đỡ là 4 cột trụ để treo quả chuông nặng 130 và giữ dùi chuông. Trụ cổng cao: 2,9m; rộng:1,33m. Vòm cửa cao:1,85m; rộng:1,53m. Phần trên của cổng Tam quan hình bán nguyệt và được làm bằng chất liệu đá, tạo thành một cái giá đở để treo chuông chùa và đặt dùi chuông. Vòm cổng cao: 1,35m. Phía dưới vòm cổng được đắp nổi 2 chữ Hán: 寺福. (Phiên âm: Phúc Tự).

II.2. Sân và vườn chùa

      Qua cổng Tam quan là đến sân, vườn chùa. Sau cổng Tam quan khoảng 1,3m có tượng hai ông thiện và ông ác (người Ấn Độ gọi ông thiện là thần Visnu, ông Ác là thần Siva). Giữa sân chùa đặt đỉnh hương là nơi khách đến chùa phải thắp hương đầu tiên. Trong sân chùa còn được bày các chậu cảnh, với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi chùa.

3. Nền móng nhà chùa

         Sau sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên là bái đường. Để đi được đến đây thường phải đi lên một số bậc thềm. Sau bái đường là hậu điện được xây thành ban thờ ba bậc. Ban thờ tính từ trên cao xuống thì bậc cao nhất là nơi đặt tượng Thích ca Mâu ni, ở bậc thứ hai là nơi đặt tượng các vị La Hán, bậc thứ ba ở chính giữa là hương án - nơi thắp hương chính. Bái đường có kết cấu 3 gian mái sau gắn vào hậu điện. Đáng tiếc toàn bộ kiến trúc cổ này đã bị chiến tranh, thời gian và những biến cố lịch sử hủy hoại. Trước khi phục dựng (2014), khu vực vườn chùa chỉ còn lại một vài đoạn móng của nhà chùa mà thôi./.
Tác giả bài viết: Lê Trọng Đại
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Tham khảo - Đăng lúc: 27/12/2015 20:47
Anh Đại và bạn đọc thân mến. Các Anh đã đi hơi xa khi cố tình giải thích cho nhau khá căng mà không phải chuyên môn của mình.
Đừng vội chạy theo cái "thành tích" là được xếp hạng nọ kia, bởi khi đã được xếp hạng rồi, muốn trùng tu, hay làm thêm hạng mục gì đó, xin năm lần bảy lượt khó khăn cho địa phương, lúc đó anh Bính cũng đâu có "chỉ đạo" được nữa. Cứ để hữu xạ tự nhiên hương là tốt. Đình đền miếu nên xếp hạng, còn chùa theo tôi cứ để u mặc theo tiếng chuông chiều sẽ tốt hơn.
Avata
Lê Trọng Đại - Đăng lúc: 25/12/2015 04:18
Trao đổi với Bạn đọc: Anh Bính đã chỉ đạo lãnh đạo xã xây dựng hồ sơ công nhận di tich Lịch sử văn hóa cấp tỉnh bao gồm hồ sơ di tích, công văn đề nghị gửi UBND Huyện Tuyên Hóa, Sở văn hóa thông tin Quảng Bình, UBND Tỉnh Quảng Bình đã hoàn thiện gửi đến các địa chỉ, Toàn bộ hồ sơ sẽ được cơ quan quản lý di tích danh thắng thuộc sở văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh thẩm định. Vạy tai sao lại không có việc anh Bính chỉ đạo việc hoàn thành thủ tục công nhận. Tôi có trong tay luật di sản và Hồ sơ công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh của chùa Hoăng Phúc đã được công nhận. còn tiêu chí thì mới bạn hãy đọc luật di sản.
Việc mo tả công tam quan Tôi có tìm hiểu khá kỷ từ 3 cụ cao niên gồm Cố nhà giáo le Ngọc Mân, nhà giáo Lê Lưu (2 vị trên 80 tuổi. Ông Nguyễn hoa cán bộ hưu trí. Trong đó ông Nguyễn Hoa mô tả khá kỹ kết cấu cổng tam quan của chùa Phúc Tự. Còn kích thước nói trên tôi có tham khảo tài liệu để minh họa cho phù hợp với sự mô tả đố
Avata
Mệt - Đăng lúc: 25/12/2015 01:45
Theo các cụ cao niên của làng Lệ Sơn:
"thì cổng tam quan của chùa Phúc Tự có chiều rộng khoảng 6m được xây bằng gạch và đá, Cổng tam quan có 3 cửa cuốn; trong đó hai cửa hông chỉ rộng khoảng 0,9 m cổng chính rộng khoảng 1,53 m. Cổng có chiều cao tổng thể: 4,25m; bề dày cổng: 1,37m. Với bề dày cổng như vậy đủ tạo nên sự vững chải và đủ sức đỡ phần trên gồm giá đỡ là 4 cột trụ để treo quả chuông nặng 130 và giữ dùi chuông. Trụ cổng cao: 2,9m; rộng:1,33m. Vòm cửa cao:1,85m; rộng:1,53m. Phần trên của cổng Tam quan hình bán nguyệt và được làm bằng chất liệu đá, tạo thành một cái giá đở để treo chuông chùa và đặt dùi chuông. Vòm cổng cao: 1,35m. Phía dưới vòm cổng được đắp nổi 2 chữ Hán: 寺福. (Phiên âm: Phúc Tự)."
Bọ Đại ơi, đây mà gọi là theo các Cụ à, Có Cụ mô dám đứng ra nhớ lại nói chuẩn kích thước như ri không hè.
Avata
Bạn đọc - Đăng lúc: 24/12/2015 03:07
Anh Đại ơi, sao lại có việc Anh Bính "chỉ đạo việc hoàn thành các thủ tục công nhận chùa Phúc Tự là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh". Anh Biết tiêu chí để công nhận xếp hạng di tích có mấy tiêu chí không???

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 2
  • Hôm nay: 379
  • Tháng hiện tại: 38991
  • Tổng lượt truy cập: 7994274

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net