Ước mong của một người Mẹ Lệ Sơn
Đăng lúc: Thứ tư - 25/07/2012 06:37 - Người đăng bài viết: bientap02Bài viết về Mẹ Lương Thị Liêm
Tác phẩm số: 06, hưởng ứng viết về chủ đề Thắp nến tri ân cho ngày kỷ niệm 27/7/2012
Tác giả gửi đề cử: Quang Vinh
Lời Ban biên tập: Ngay sau khi chuyên trang ra đời, nhiều thành viên có kiến nghị đăng lại bài viết về Mẹ Liêm, bởi câu chuyện bi thương về cuộc đời Mẹ làm lay động trái tim và lương tri những người con hiếu đạo. Anh Lưu Quang Vinh, hiện là phó Tổng giám đốc tập đoàn Trường Thịnh, Quảng Bình trong một lần trò chuyện đã kể về Mẹ Liêm - Lệ Sơn và nhắc nhở nên đưa bài viết này lên để giới thiệu cho đông đảo bà con Lệ Sơn được biết. Ban biên tập chuyên trang hy vọng, các cơ quan chức năng, các tổ chức có trách nhiệm sẽ sớm trả lại Mẹ nụ cười, để cuối cuộc đời Mẹ an lòng rời xa cõi tạm, bình an trong thế giới hư vô đã lắng đọng vô vàn vết thương lòng của Mẹ.
Đôi nét về Mẹ
Tên Lương Thị Liêm - Con Ông Nghè Mợi - Lệ Sơn, 96 tuổi
Hiện ở với đứa con gái duy nhất là Trần Thị Hiền, giáo viên cấp 2 đã nghỉ hưu
Số điện thoại chị Trần Thị Hiền: 01693406273
Nơi cư trú: Thành phố Đồng Hới
Tác giả gửi đề cử: Quang Vinh
Lời Ban biên tập: Ngay sau khi chuyên trang ra đời, nhiều thành viên có kiến nghị đăng lại bài viết về Mẹ Liêm, bởi câu chuyện bi thương về cuộc đời Mẹ làm lay động trái tim và lương tri những người con hiếu đạo. Anh Lưu Quang Vinh, hiện là phó Tổng giám đốc tập đoàn Trường Thịnh, Quảng Bình trong một lần trò chuyện đã kể về Mẹ Liêm - Lệ Sơn và nhắc nhở nên đưa bài viết này lên để giới thiệu cho đông đảo bà con Lệ Sơn được biết. Ban biên tập chuyên trang hy vọng, các cơ quan chức năng, các tổ chức có trách nhiệm sẽ sớm trả lại Mẹ nụ cười, để cuối cuộc đời Mẹ an lòng rời xa cõi tạm, bình an trong thế giới hư vô đã lắng đọng vô vàn vết thương lòng của Mẹ.
Đôi nét về Mẹ
Tên Lương Thị Liêm - Con Ông Nghè Mợi - Lệ Sơn, 96 tuổi
Hiện ở với đứa con gái duy nhất là Trần Thị Hiền, giáo viên cấp 2 đã nghỉ hưu
Số điện thoại chị Trần Thị Hiền: 01693406273
Nơi cư trú: Thành phố Đồng Hới
Mẹ Lương Thị Liêm và con gái
Mẹ Lương Thị Liêm quê ở Làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa- Quảng Bình. Mẹ năm nay đã 95 tuổi, nhưng dáng người và khuôn mặt vẫn còn mang dáng dấp của một thời hoa khôi thuở còn xuân. Mẹ lớn lên trong một gia đình Nho giáo được ông bà cho học trường làng, trường huyện đến nơi đến chốn. Nghe các già làng kể: Khi đang còn nữ sinh trường huyện mẹ vừa đẹp người, đẹp nết, mẹ có mái tóc dài chấm gót, nước da trắng, khuôn mặt tươi xinh. Thời đó mẹ có nhiều chàng trai để ý, thế mà mẹ lại phải lòng một thầy giáo cùng tuổi, tên là Trần Hữu Bính quê ở xã Phong Hóa, làng bên. Mẹ yêu thầy chỉ vì thấy thầy sớm hiểu biết về tình hình đất nước, thầy tuyên truyền cách mạng cho học trò và quần chúng nhân dân.
Thầy giáo Trần Hữu Bính cũng sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho giáo, cha thầy là ông Trần Hữu Huy, thường gọi là ông Cửu, một nhà Nho, học rộng uyên thâm, ngưỡng mộ trung quân ái quốc, là một nhà chí sĩ yêu nước. Ông Cữu theo ông Đề Đốc Lê Trực phò Vua đánh Pháp trong phong trào Cần Vương.
Hai vợ chồng Thầy Bính, cô Liêm là một cặp trai tài gái sắc. Sớm biết đất nước bị lũ Tây xâm lược, chỉ có làm cách mạng, mới giải phóng được quê hương. Mẹ đã cùng chồng, tuyên truyền giác ngộ cho mọi người biết vì sao chúng ta đói khổ, kẻ thù chúng ta là ai ?... Từ đó ngôi nhà của vợ chồng mẹ là nơi lui tới, đàm đạo họp hành, của các cán bộ trong vùng, trên huyện, trên tỉnh về hoạt động bí mật. Mặc dù bận rộn việc nhà chồng, chăm sóc con dại, nhưng mẹ vẫn tích cực làm thông tin liên lạc, nuôi dấu cán bộ, tạo điều kiện cho chồng, làm thủ lĩnh thanh niên huyện Tuyên Hóa, tham gia cướp chính quyền và được vào Đảng sau ngày cách mạng tháng 8 năm 1945. Mẹ rất phấn khởi khi thấy chồng tham gia công tác ở huyện, làm ủy viên thư ký, kiêm Văn hóa xã hội, của ủy ban hành chính kháng chiến huyện Tuyên Hóa.
Hòa bình trên quê hương chưa được bao lâu, thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta. Chồng mẹ phải xa nhà đi theo kháng chiến, ông nguyên là trưởng phòng hành chính của ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Quảng Bình. Khi mẹ sinh đứa con thứ 2, thương mẹ một mình nuôi 2 con thơ dại, cấp trên bố trí ông về làm huyện ủy viên huyện Tuyên Hóa, bí thư đảng ủy xã Đức Hóa ( gồm Phong Hóa, Đức Hóa, Thạch Hóa) từ 1950 đến 1955. Về ông tác gần nhà, mặc dù vất vả khó khăn nhưng mẹ vẫn tạo điều kiện giúp chồng hoàn thành công việc cách mạng phân công.
Sang năm 1956, các đoàn, đội cải cách ruộng đất triển khai thực hiện khắp toàn tỉnh. Do sai lầm trong việc thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất của các đoàn, đội cải cách bị sai lệch. Nên hàng trăm đảng viên bị quy là địa chủ, là quốc dân Đảng, và nhiều người đã bị xử bắn trong đó có đồng chí bí thư đảng ủy xã Đức Hóa Trần Hữu Bính.
Nỗi đau đớn bất ngờ ập xuống gia đình mẹ con bà Lương Thị Liêm, khi có chủ trương sửa sai thì sự đã rồi. Cảnh mẹ góa con côi, lại vất vả đói khổ, nên mẹ con lầm lũi rau cháo qua ngày. Một thời gian đứa con gái đầu, khôn lớn trưởng thành, có công việc ở sở thủy sản Quảng Bình rồi vào Thừa thiên Huế. Mẹ đau buồn bỏ làng theo con vào Huế sinh sống, mong vơi dần nỗi đớn đau, oan ức. Thương mẹ côi cút một mình, đứa con đầu Trần Thị Thiện không lấy chồng ở vậy an ủi mẹ khi trở trời hơi gió. Thương mẹ, thương cha, thương mình biết cùng ai san sẻ, chị lâm bệnh nặng rồi qua đời. Một lần nữa mẹ lại phải chịu cảnh chia li, mất mát, mẹ đau buồn tưởng không thể nào vượt qua được. Thế nhưng nghị lực của con người Lệ Sơn, được luyện rèn một nắng hai sương trên ruộng đồng, gian truân vất vả; nghị lực của người phụ nữ thờ chồng nuôi con rắn rỏi kiên cường đi qua 2 cuộc chiến.
Cuối đời mẹ nương nhờ vào vợ chồng đứa con gái út, cũng không mấy may mắn. Càng Nghĩ mẹ càng thương con, thương chồng. Cùng bị quy sai và chịu tù tội với cha dạo đó, còn có 2 đảng viên nữa: một người trốn thoát ra ngoài, sau này ra công tác tại bộ giáo dục; một người nữa bị bắn như chồng mình, nhưng có người làm thủ tục nên được công nhận là liệt sĩ; con cái họ bây giờ thành đạt, có chức có quyền; còn mình, con mình thì mãi mãi thiệt thòi…
Bây giờ bước qua tuổi 95 rồi, cái tuổi gần đất xa trời, mẹ vẫn đau đáu một khát khao, dù là vô vọng; đó là giải nổi oan cho chồng, để cho ông Trần Hữu Bính được thảnh thơi, ngậm cười nơi chín suối. Để ai đó biết được rằng chồng mẹ, cha của 2 đứa con gái gần 20 năm theo cách mạng, là cán bộ tiền khởi, là Đảng viên năm 1946, là huyện ủy viên, là bí thư đảng bộ xã Đức Hóa trong những năm bền gan đánh Pháp. Chỉ vậy thôi là mẹ an lòng về với chồng, với con gái đầu nơi cõi vĩnh hằng.
Mẹ Lương Thị Liêm, người con Lệ Sơn, một thời hoa khôi, mà đờì chưa mỉm cười với Mẹ !
Thầy giáo Trần Hữu Bính cũng sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho giáo, cha thầy là ông Trần Hữu Huy, thường gọi là ông Cửu, một nhà Nho, học rộng uyên thâm, ngưỡng mộ trung quân ái quốc, là một nhà chí sĩ yêu nước. Ông Cữu theo ông Đề Đốc Lê Trực phò Vua đánh Pháp trong phong trào Cần Vương.
Hai vợ chồng Thầy Bính, cô Liêm là một cặp trai tài gái sắc. Sớm biết đất nước bị lũ Tây xâm lược, chỉ có làm cách mạng, mới giải phóng được quê hương. Mẹ đã cùng chồng, tuyên truyền giác ngộ cho mọi người biết vì sao chúng ta đói khổ, kẻ thù chúng ta là ai ?... Từ đó ngôi nhà của vợ chồng mẹ là nơi lui tới, đàm đạo họp hành, của các cán bộ trong vùng, trên huyện, trên tỉnh về hoạt động bí mật. Mặc dù bận rộn việc nhà chồng, chăm sóc con dại, nhưng mẹ vẫn tích cực làm thông tin liên lạc, nuôi dấu cán bộ, tạo điều kiện cho chồng, làm thủ lĩnh thanh niên huyện Tuyên Hóa, tham gia cướp chính quyền và được vào Đảng sau ngày cách mạng tháng 8 năm 1945. Mẹ rất phấn khởi khi thấy chồng tham gia công tác ở huyện, làm ủy viên thư ký, kiêm Văn hóa xã hội, của ủy ban hành chính kháng chiến huyện Tuyên Hóa.
Hòa bình trên quê hương chưa được bao lâu, thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta. Chồng mẹ phải xa nhà đi theo kháng chiến, ông nguyên là trưởng phòng hành chính của ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Quảng Bình. Khi mẹ sinh đứa con thứ 2, thương mẹ một mình nuôi 2 con thơ dại, cấp trên bố trí ông về làm huyện ủy viên huyện Tuyên Hóa, bí thư đảng ủy xã Đức Hóa ( gồm Phong Hóa, Đức Hóa, Thạch Hóa) từ 1950 đến 1955. Về ông tác gần nhà, mặc dù vất vả khó khăn nhưng mẹ vẫn tạo điều kiện giúp chồng hoàn thành công việc cách mạng phân công.
Sang năm 1956, các đoàn, đội cải cách ruộng đất triển khai thực hiện khắp toàn tỉnh. Do sai lầm trong việc thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất của các đoàn, đội cải cách bị sai lệch. Nên hàng trăm đảng viên bị quy là địa chủ, là quốc dân Đảng, và nhiều người đã bị xử bắn trong đó có đồng chí bí thư đảng ủy xã Đức Hóa Trần Hữu Bính.
Nỗi đau đớn bất ngờ ập xuống gia đình mẹ con bà Lương Thị Liêm, khi có chủ trương sửa sai thì sự đã rồi. Cảnh mẹ góa con côi, lại vất vả đói khổ, nên mẹ con lầm lũi rau cháo qua ngày. Một thời gian đứa con gái đầu, khôn lớn trưởng thành, có công việc ở sở thủy sản Quảng Bình rồi vào Thừa thiên Huế. Mẹ đau buồn bỏ làng theo con vào Huế sinh sống, mong vơi dần nỗi đớn đau, oan ức. Thương mẹ côi cút một mình, đứa con đầu Trần Thị Thiện không lấy chồng ở vậy an ủi mẹ khi trở trời hơi gió. Thương mẹ, thương cha, thương mình biết cùng ai san sẻ, chị lâm bệnh nặng rồi qua đời. Một lần nữa mẹ lại phải chịu cảnh chia li, mất mát, mẹ đau buồn tưởng không thể nào vượt qua được. Thế nhưng nghị lực của con người Lệ Sơn, được luyện rèn một nắng hai sương trên ruộng đồng, gian truân vất vả; nghị lực của người phụ nữ thờ chồng nuôi con rắn rỏi kiên cường đi qua 2 cuộc chiến.
Cuối đời mẹ nương nhờ vào vợ chồng đứa con gái út, cũng không mấy may mắn. Càng Nghĩ mẹ càng thương con, thương chồng. Cùng bị quy sai và chịu tù tội với cha dạo đó, còn có 2 đảng viên nữa: một người trốn thoát ra ngoài, sau này ra công tác tại bộ giáo dục; một người nữa bị bắn như chồng mình, nhưng có người làm thủ tục nên được công nhận là liệt sĩ; con cái họ bây giờ thành đạt, có chức có quyền; còn mình, con mình thì mãi mãi thiệt thòi…
Bây giờ bước qua tuổi 95 rồi, cái tuổi gần đất xa trời, mẹ vẫn đau đáu một khát khao, dù là vô vọng; đó là giải nổi oan cho chồng, để cho ông Trần Hữu Bính được thảnh thơi, ngậm cười nơi chín suối. Để ai đó biết được rằng chồng mẹ, cha của 2 đứa con gái gần 20 năm theo cách mạng, là cán bộ tiền khởi, là Đảng viên năm 1946, là huyện ủy viên, là bí thư đảng bộ xã Đức Hóa trong những năm bền gan đánh Pháp. Chỉ vậy thôi là mẹ an lòng về với chồng, với con gái đầu nơi cõi vĩnh hằng.
Mẹ Lương Thị Liêm, người con Lệ Sơn, một thời hoa khôi, mà đờì chưa mỉm cười với Mẹ !
Tác giả bài viết: Cảnh Giang
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Phóng sự Nạn khai thác cát bừa bãi ở Lệ Sơn và những hệ lụy đau thương (29/07/2012)
- Thông điệp của Làng Lệ Sơn trực tuyến (30/07/2012)
- Phóng sự về tình hình giải phóng mặt bằng ở xã Văn Hóa (05/08/2012)
- Thông báo số 1 (07/08/2012)
- Sức mạnh của báo chí sau bài viết "Phận thấp hơn bùn" (20/06/2014)
- Thư gửi cho Làng Lệ Sơn . Net (27/09/2012)
- Thuyết minh đề án phục dựng Đình Làng (17/03/2014)
- Hình ảnh còn lại về câu đối trên hai cột cổng Đình Làng Lệ Sơn (01/01/2013)
- Cần có phương pháp quản lý khai thác bãi cát ở Làng ta một cách khoa học, chặt chẽ hơn (31/07/2012)
- Bức thư Mẹ gửi các con (02/06/2014)
Những tin cũ hơn
- Hiện tượng lạ: Sau lũ, cát nổi giữa Làng (21/07/2012)
- Dự thảo quy chế tổ chức hoạt động hội đồng hương Lệ Sơn tại TP Hồ Chí Minh (12/07/2012)
- Kỷ niệm về Thầy Đang trong tôi (10/07/2012)
- Thư vận động thành lập hội đồng hương Lệ Sơn tại thành phố Hồ Chí Minh (01/07/2012)
- Kế hoạch xây dựng các công trình trong chương trình Nông thôn mới ở Lệ Sơn (12/06/2012)
- Đề án xây dựng chương trình Nông thôn mới ở xã Văn Hóa (08/06/2012)
- Hình ảnh gặp mặt hội đồng hương Lệ Sơn taị Khánh Hòa năm 2011 (30/05/2012)
- Hình ảnh hội đồng hương Lệ Sơn tại Nha Trang (29/05/2012)
- Video chúc Tết xuân Nhâm Thìn của Ông Lương Hữu Đạng (24/05/2012)
- Giới thiệu Hội đồng hương Lệ Sơn tại Hà Nội (18/05/2012)
Ý kiến bạn đọc
Bàu sỏi - Đăng lúc: 30/07/2012 07:55
Sai lầm trong CCRĐ đã gây nhiều đau thương mất mát cho nhiều gia đình.Nhà nước đã có chính sách sửa sai từ lâu.Nhiều gai đình đã được trả lại danh dự và thành phần, làm vơi nhẹ đi phần nào nỗi đau cho người thân và con cháu họ.Mong con cháu và người thân của mẹ cố gắng liên hệ cơ quan Chính sách tỉnh Quảng Bình,tôi tin họ sẽ làm ngay.Tuổi mẹ đã cao,nên làm nhanh lên cho thỏa nguyện ước hết sức chính đáng của mẹ keo không kịp.
Sai lầm trong CCRĐ đã gây nhiều đau thương mất mát cho nhiều gia đình.Nhà nước đã có chính sách sửa sai từ lâu.Nhiều gai đình đã được trả lại danh dự và thành phần, làm vơi nhẹ đi phần nào nỗi đau cho người thân và con cháu họ.Mong con cháu và người thân của mẹ cố gắng liên hệ cơ quan Chính sách tỉnh Quảng Bình,tôi tin họ sẽ làm ngay.Tuổi mẹ đã cao,nên làm nhanh lên cho thỏa nguyện ước hết sức chính đáng của mẹ keo không kịp.
Sông Quê - Đăng lúc: 25/07/2012 12:01
Nỗi đau của những người mẹ, người con vì một chủ trương sai lầm của nhà nước quá lớn. Bác Hồ cũng đã lau nước mắt trước toàn Đảng toàn dân khi chủ trương cải cách ruộng đất có nhiều việc sai. Vậy mà xã ta vẫn bỏ quên? Thiết nghỉ các cấp lãnh đạo địa phương mình làm hồ sơ trình lên huyện, lên tỉnh giải oan cho chồng mẹ và cho cả gia đình mẹ, giúp mẹ được yên lòng khi một ngày nào đó mẹ về 100 tuổi và cả chồng mẹ- người dưới suối cũng thanh thản nũa chứ. Nhân ngày 27/7 cầu mong cho mẹ vui lòng khi các cấp lãnh đạo xã quan tâm. Cảm ơn BBT đăng những thông tin thế này.
Nỗi đau của những người mẹ, người con vì một chủ trương sai lầm của nhà nước quá lớn. Bác Hồ cũng đã lau nước mắt trước toàn Đảng toàn dân khi chủ trương cải cách ruộng đất có nhiều việc sai. Vậy mà xã ta vẫn bỏ quên? Thiết nghỉ các cấp lãnh đạo địa phương mình làm hồ sơ trình lên huyện, lên tỉnh giải oan cho chồng mẹ và cho cả gia đình mẹ, giúp mẹ được yên lòng khi một ngày nào đó mẹ về 100 tuổi và cả chồng mẹ- người dưới suối cũng thanh thản nũa chứ. Nhân ngày 27/7 cầu mong cho mẹ vui lòng khi các cấp lãnh đạo xã quan tâm. Cảm ơn BBT đăng những thông tin thế này.
Hải Đăng - Đăng lúc: 11/06/2012 22:53
Chao ôi, đây là câu chuyện có thiệt ở làng ta hả ? Chuyện còn nhân chứng vật chứng thế này sao ai cũng vô cảm nhỉ ? Mẹ xứng đáng được đèn đáp, cách mạng thắng lợi rồi những những góc khuất mấy ai thấy, mấy ai nghe. Cảm ơn chuyên trang, cảm ơn langleson.net.
Chao ôi, đây là câu chuyện có thiệt ở làng ta hả ? Chuyện còn nhân chứng vật chứng thế này sao ai cũng vô cảm nhỉ ? Mẹ xứng đáng được đèn đáp, cách mạng thắng lợi rồi những những góc khuất mấy ai thấy, mấy ai nghe. Cảm ơn chuyên trang, cảm ơn langleson.net.
Minh Nga - Đăng lúc: 08/06/2012 14:28
Mẹ yêu hỡi con ngàn lần xin lỗi
Trái tim con yêu mẹ biết nhường nào
Con đã khóc và lòng con rỉ máu
Đôi vai gầy con muốn tựa mẹ ơi
Con sợ mỗi lần nhìn thấy nước mắt rơi
Trên đôi má của người con yêu quý
Giọt nước ấy rơi xuống lòng con nhỏ
Cả cuộc đời mẹ khổ vì con
Mẹ yêu hỡi con ngàn lần xin lỗi
Trái tim con yêu mẹ biết nhường nào
Con đã khóc và lòng con rỉ máu
Đôi vai gầy con muốn tựa mẹ ơi
Con sợ mỗi lần nhìn thấy nước mắt rơi
Trên đôi má của người con yêu quý
Giọt nước ấy rơi xuống lòng con nhỏ
Cả cuộc đời mẹ khổ vì con
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 3
- Hôm nay: 300
- Tháng hiện tại: 36810
- Tổng lượt truy cập: 8396821
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Tình hình thế nào rồi bà con, đề nghị tác giả bài viết theo dõi kết quả để sớm báo cho bà con biết. Mẹ đúng là người phụ nữ vĩ đại