Kỷ niệm về Thầy Đang trong tôi
Đăng lúc: Thứ ba - 10/07/2012 09:30 - Người đăng bài viết: ldhieuNhững dòng hồi ký của Bác Lương Duy Thái về cố nhà Giáo Lê Văn Đang
Thầy Lê Văn Đang
Nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình
Đã mấy tuần nay vắng tin nhà
Chiều nay mở” Web” lại xót xa
Một cây cổ thụ vừa vắng bóng
Để bao thương nhớ cho quê nhà.
Tôi viết những dòng này không phải vì thầy Đang nguyên là phó Chủ tịch Tỉnh, là người có quan hệ họ hàng với gia đình tôi mà là vì cái “Tâm “ với một người ở thế hệ trước mà tôi luôn giữ những ấn tượng tốt đẹp - vì nhân cách, vì phong thái …toát ra. Không phải vì tôi đã ở thế hệ kế cận, muốn níu giữ những hoài niệm về con người, về làng quê mà mỗi chúng ta khi nghĩ đến đều “tặc lưỡi “ than phục. Không ! Không phải cái gì thuộc về quá khứ đều là tốt đẹp, đều là “tấm gương“ nhưng với thầy Đang trong tôi còn đọng lại những ký ức sâu đậm mà cho đến tận bây giờ, khi đã chuẩn bị “tiếp bước“ theo thầy tôi mới thốt ra như vậy !
Tôi còn nhớ khoảng năm 1957 - 1958 thầy Đang là giáo viên ở trường cấp 2 Đào Duy Từ - Đồng Hới; lúc này bố tôi cũng đang dạy ở đó. Phải nói ở thời điểm đó thì trường cấp 2 này là đỉnh điểm của tỉnh Quảng Bình; có lẽ cả tỉnh đây là trường cấp 2 đàng hoàng nhất, quy cũ nhất. Giáo viên của trường có thầy quê tận Nghệ An, Hà Tĩnh; có thầy quê tận Hải Dương, có thầy là học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, học xong sư phạm thì về trường dạy . Đó là đội ngũ thầy giáo tâm huyết với nghề, mẫu mực trong sinh hoạt, tác phong; uyên bác trong tri thức mà mỗi “đứa“ học trò chúng tôi vừa cảm thấy ngưỡng mộ, vừa nhìn thầy như nhìn thần tượng. Tôi không học với thầy Đang nhưng vì thầy là người cung làng lại là người có quan hệ họ hàng nên tôi, một đứa trẻ nhút nhát lại mặc cảm mình là người “mạn ngược“, vẫn không cảm thấy “sợ“, không cảm thấy cách xa như đối với một số thầy khác. Đến tận bây giờ trong ký ức tôi vẫn mang máng nhớ hình dáng thầy : cao cao, gầy gầy, da trắng ; tác phong điềm đạm, chững chạc, có dáng dấp như một thầy giáo quê ra tỉnh mà tôi đã đọc trong các truyện của Nam Cao.
Tôi còn nhớ lúc này bố tôi đang cố chắt chiu để lấy tiền trả nợ ; ba bố con ăn cơm tháng của bà Cúc người Huế nấu ở trụ sở ty Văn hóa Tỉnh nằm giữa đoạn đường nối cầu Mụ Kề và cửa Bắc thành Đồng Hới. Thầy Đang gia đình ở quê cũng không khá giả gì nên cũng ăn cơm tháng ở đây. Cơm tháng bà Cúc nấu khá ngon, mỗi tháng 18 đồng; ba bố con tôi ăn 2 suất. Mỗi khi đi ăn cơm chúng tôi đều gặp thầy; thầy gọi bố tôi bằng bác.
Có lần thầy đi sóng đôi với bố tôi rồi hai người nói với nhau chuyện gì đó mà bật chợt thầy nhìn sang tôi cười cười ; thấy thầy nhìn mình rồi cười cười tôi cảm thấy ngường ngượng. Thầy đi nhanh rồi sóng đôi đi cùng, vừa đi vừa hỏi chuyện thân tình gây cho tôi ấn tượng thật gần gũi. Rồi có lần thầy về quê mấy hôm. Lúc vào thầy sang kể chuyện làng cho bố tôi nghe. Thầy ở chung với các thầy độc thân khác; bố tôi được trương ngăn cho một buồng nho nhỏ để ở cùng anh em tôi. Tôi thấy thầy có vẻ buồn buồn ,nói với bố tôi đồng làng bị hạn nặng, năm nay chắc đói to. Lúc ra về thầy biếu bố con tôi một bọc giấy báo vuông vức, bảo với anh em tôi quà quê bây giờ chỉ có thứ này là đắc sách nhất. Đợi thầy về xong anh em tôi mở bọc giấy ra thì bên trong đựng toàn khoai gieo. Cả hai đứa tôi reo lên thích thú !
Nghe tin thầy mất ở cái tuổi 88 xưa nay cũng đã là quá hiếm, tôi ghi lại một vài kỹ niệm khi được sống gần thầy cách nay đã mấy chục năm. Xin gửi đến gia quyến thầy lời chia buồn sâu sắc.
Hà nội, ngày 29 tháng 7 năm 2012
Chiều nay mở” Web” lại xót xa
Một cây cổ thụ vừa vắng bóng
Để bao thương nhớ cho quê nhà.
Tôi viết những dòng này không phải vì thầy Đang nguyên là phó Chủ tịch Tỉnh, là người có quan hệ họ hàng với gia đình tôi mà là vì cái “Tâm “ với một người ở thế hệ trước mà tôi luôn giữ những ấn tượng tốt đẹp - vì nhân cách, vì phong thái …toát ra. Không phải vì tôi đã ở thế hệ kế cận, muốn níu giữ những hoài niệm về con người, về làng quê mà mỗi chúng ta khi nghĩ đến đều “tặc lưỡi “ than phục. Không ! Không phải cái gì thuộc về quá khứ đều là tốt đẹp, đều là “tấm gương“ nhưng với thầy Đang trong tôi còn đọng lại những ký ức sâu đậm mà cho đến tận bây giờ, khi đã chuẩn bị “tiếp bước“ theo thầy tôi mới thốt ra như vậy !
Tôi còn nhớ khoảng năm 1957 - 1958 thầy Đang là giáo viên ở trường cấp 2 Đào Duy Từ - Đồng Hới; lúc này bố tôi cũng đang dạy ở đó. Phải nói ở thời điểm đó thì trường cấp 2 này là đỉnh điểm của tỉnh Quảng Bình; có lẽ cả tỉnh đây là trường cấp 2 đàng hoàng nhất, quy cũ nhất. Giáo viên của trường có thầy quê tận Nghệ An, Hà Tĩnh; có thầy quê tận Hải Dương, có thầy là học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, học xong sư phạm thì về trường dạy . Đó là đội ngũ thầy giáo tâm huyết với nghề, mẫu mực trong sinh hoạt, tác phong; uyên bác trong tri thức mà mỗi “đứa“ học trò chúng tôi vừa cảm thấy ngưỡng mộ, vừa nhìn thầy như nhìn thần tượng. Tôi không học với thầy Đang nhưng vì thầy là người cung làng lại là người có quan hệ họ hàng nên tôi, một đứa trẻ nhút nhát lại mặc cảm mình là người “mạn ngược“, vẫn không cảm thấy “sợ“, không cảm thấy cách xa như đối với một số thầy khác. Đến tận bây giờ trong ký ức tôi vẫn mang máng nhớ hình dáng thầy : cao cao, gầy gầy, da trắng ; tác phong điềm đạm, chững chạc, có dáng dấp như một thầy giáo quê ra tỉnh mà tôi đã đọc trong các truyện của Nam Cao.
Tôi còn nhớ lúc này bố tôi đang cố chắt chiu để lấy tiền trả nợ ; ba bố con ăn cơm tháng của bà Cúc người Huế nấu ở trụ sở ty Văn hóa Tỉnh nằm giữa đoạn đường nối cầu Mụ Kề và cửa Bắc thành Đồng Hới. Thầy Đang gia đình ở quê cũng không khá giả gì nên cũng ăn cơm tháng ở đây. Cơm tháng bà Cúc nấu khá ngon, mỗi tháng 18 đồng; ba bố con tôi ăn 2 suất. Mỗi khi đi ăn cơm chúng tôi đều gặp thầy; thầy gọi bố tôi bằng bác.
Có lần thầy đi sóng đôi với bố tôi rồi hai người nói với nhau chuyện gì đó mà bật chợt thầy nhìn sang tôi cười cười ; thấy thầy nhìn mình rồi cười cười tôi cảm thấy ngường ngượng. Thầy đi nhanh rồi sóng đôi đi cùng, vừa đi vừa hỏi chuyện thân tình gây cho tôi ấn tượng thật gần gũi. Rồi có lần thầy về quê mấy hôm. Lúc vào thầy sang kể chuyện làng cho bố tôi nghe. Thầy ở chung với các thầy độc thân khác; bố tôi được trương ngăn cho một buồng nho nhỏ để ở cùng anh em tôi. Tôi thấy thầy có vẻ buồn buồn ,nói với bố tôi đồng làng bị hạn nặng, năm nay chắc đói to. Lúc ra về thầy biếu bố con tôi một bọc giấy báo vuông vức, bảo với anh em tôi quà quê bây giờ chỉ có thứ này là đắc sách nhất. Đợi thầy về xong anh em tôi mở bọc giấy ra thì bên trong đựng toàn khoai gieo. Cả hai đứa tôi reo lên thích thú !
Nghe tin thầy mất ở cái tuổi 88 xưa nay cũng đã là quá hiếm, tôi ghi lại một vài kỹ niệm khi được sống gần thầy cách nay đã mấy chục năm. Xin gửi đến gia quyến thầy lời chia buồn sâu sắc.
Hà nội, ngày 29 tháng 7 năm 2012
Tác giả bài viết: Lương Duy Thái
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Cần có phương pháp quản lý khai thác bãi cát ở Làng ta một cách khoa học, chặt chẽ hơn (31/07/2012)
- Thư gửi cho Làng Lệ Sơn . Net (27/09/2012)
- Sức mạnh của báo chí sau bài viết "Phận thấp hơn bùn" (20/06/2014)
- Phóng sự Nạn khai thác cát bừa bãi ở Lệ Sơn và những hệ lụy đau thương (29/07/2012)
- Hiện tượng lạ: Sau lũ, cát nổi giữa Làng (21/07/2012)
- Dự thảo quy chế tổ chức hoạt động hội đồng hương Lệ Sơn tại TP Hồ Chí Minh (12/07/2012)
- Bức thư Mẹ gửi các con (02/06/2014)
- Thuyết minh đề án phục dựng Đình Làng (17/03/2014)
- Hình ảnh còn lại về câu đối trên hai cột cổng Đình Làng Lệ Sơn (01/01/2013)
- Ước mong của một người Mẹ Lệ Sơn (25/07/2012)
Những tin cũ hơn
- Thư vận động thành lập hội đồng hương Lệ Sơn tại thành phố Hồ Chí Minh (01/07/2012)
- Kế hoạch xây dựng các công trình trong chương trình Nông thôn mới ở Lệ Sơn (12/06/2012)
- Đề án xây dựng chương trình Nông thôn mới ở xã Văn Hóa (08/06/2012)
- Hình ảnh gặp mặt hội đồng hương Lệ Sơn taị Khánh Hòa năm 2011 (30/05/2012)
- Hình ảnh hội đồng hương Lệ Sơn tại Nha Trang (29/05/2012)
- Video chúc Tết xuân Nhâm Thìn của Ông Lương Hữu Đạng (24/05/2012)
- Giới thiệu Hội đồng hương Lệ Sơn tại Hà Nội (18/05/2012)
- Giới thiệu thử nghiệm chuyên trang Làng Lệ Sơn (17/05/2012)
Ý kiến bạn đọc
Lê Văn Thông - Đăng lúc: 10/07/2012 14:37
Nếu là cay đa cây đề của Làng thì BBT giới thiệu kỹ chút, bác Thái viết văn đúng khẩu ngữ của Lệ Sơn, đọc sương, mấy tác phẩm trước đây mình có đọc qua rồi. Mong BBT sắp xếp giới thiệu chân dung và ít thông tin về bác Thái cho anh em trẻ bọn em biết.
Nếu là cay đa cây đề của Làng thì BBT giới thiệu kỹ chút, bác Thái viết văn đúng khẩu ngữ của Lệ Sơn, đọc sương, mấy tác phẩm trước đây mình có đọc qua rồi. Mong BBT sắp xếp giới thiệu chân dung và ít thông tin về bác Thái cho anh em trẻ bọn em biết.
Linh - Đăng lúc: 10/07/2012 14:15
CoaCó phải bác Thái nổi tiếng với tập truyện ký ức tuổi thơ không hè, nay Bác trở lại thì LLS đến thời thịnh rồi. Cảm ơn Bác đã ghi lại những kỷ niệm, những dòng cảm xúc về một người đáng kính của Lệ Sơn. Chúc Bác khoẻ và sớm có nhiều bài viết hay trở lại, thế hệ trẻ sẽ luôn mong chờ tác phẩm mới của bác.
CoaCó phải bác Thái nổi tiếng với tập truyện ký ức tuổi thơ không hè, nay Bác trở lại thì LLS đến thời thịnh rồi. Cảm ơn Bác đã ghi lại những kỷ niệm, những dòng cảm xúc về một người đáng kính của Lệ Sơn. Chúc Bác khoẻ và sớm có nhiều bài viết hay trở lại, thế hệ trẻ sẽ luôn mong chờ tác phẩm mới của bác.
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 11
- Hôm nay: 392
- Tháng hiện tại: 36902
- Tổng lượt truy cập: 8396913
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Cho cháu thay mặt gia đinh cảm ơn cậu Luong Duy Thái. Cả nhà cháu đọc bài cậu viết ai cũng xúc động, rơi nước mắt. Đúng như cậu nói cái tâm là tất cả. Ba cháu đã tron đời vì cái tâm. Cháu Lê Tiến Dũng, Trưởng nam, hiện là CBGD của Trường ĐHKHXH&NV TP HCM