Những đồng tiền ít ỏi mà bà con làm ra được lúc này, thật có giá trị hơn bao giờ hết.
Đăng lúc: Chủ nhật - 27/04/2014 23:11 - Người đăng bài viết: lehongveNhững ngày tháng tư về. Được chứng kiến những đổi thay đang dần mạnh lên của cộng đồng. Lòng mình trào dâng đầy cảm xúc. Nhưng trong thăm thẳm vẫn thương nhiều với những nghịch lý, mà người dân quê nhà biết nhưng không thể không làm, cay đắng nhưng không thể bỏ đồng bỏ ruộng. Những đồng tiền ít ỏi mà bà con làm ra lúc này thật có giá trị hơn bao giờ hết.
Dòng nước ít ỏi trong lòng mương cứng được bơm chảy từ ga về, không đủ tưới tiêu cho toàn bộ đất canh nông của bà con làm ruộng. Dù sao thì vẫn còn nước, không như những nơi khác đang rất khát về cái nắng đầu mùa hè này
Ao trơi đời dù không còn công năng cung cấp nguồn nước tưới tiêu. Nhưng sự có mặt của nó trong những ngày nắng nóng,cũng vơi bớt đi rất nhiều cái oi bức cho bà con trong khí hậu đặc thù Quảng Bình vào mùa thiếu nước.
Kể từ trận bão năm ngoái, nguồn hoa quả mà đặc biệt là chuối của bà con mất sạch, để có rau củ ăn, gia đình nào cũng rắc gieo bầu, bí, mướp để dùng. Hệ quả là nhiều đến mức ăn thì chán, bán không ai mua, cho không ai lấy
Đâu đâu cũng thấy mướp, bí xanh và bí đỏ. Những thứ quả sạch có mặt khắp nơi, từ vườn nhà, bờ ao cho đến hàng rào
Mít không vì thế mà ngần ngại kém phần thua, cũng tung sức cho ra nhiều lứa quả, cây lâu năm cũng ra, cây mới trồng cũng không kém
Mỗi gánh thế này, ra chợ ngồi từ sáng đến trưa chỉ vẻn vẹn 11.000 đồng. Nên đa số chặt cho bò ăn, khi mà ngoài đồng lá khô cỏ cháy. Tất cả đều cho ra quả tự nhiên, không phun không tưới
Còn một nghịch lý nữa, bà con bỏ ra 90.000 để mua một cân hạt giống. Sau vài tháng chăm sóc vun trồng và chờ đợi. Mùa thu hoạch đã đến, những lứa ngô đã phơi và tách hạt. Mỗi yến hạt bán ra chỉ được giá 80.000 so với hiện tại. Gia đình nào có ngô nhiều nhất cũng được 3 tạ. Bà con thử tính giúp
Nhiều sản phẩm hướng đến tính thẩm mỹ, được con em học về ứng dụng và mang lại lợi nhuận cao, tính sơ thu nhập của sản phẩm này, có thể đổi ngang 1,5 tạ ngô hạt. Không biết bà con có thay đổi tư duy: "Thà đói nằm co, còn hơn no mà mệt"
Ngô sạu bãi cát đã thu hoạch, còn trong đồng, đa số còn non, do nắng nóng và từ tết đến giờ chưa được giọt mưa, bởi vậy mà nhiều khả năng sẽ không có bội thu như bà con đã thầm ước tính
Khu quy tập mồ mả tập trung vào lèn choi của xã ngày càng được xây dựng nhiều. Trong thời điểm này,nhiều hoạt động của các chi, các nhánh đưa mồ mả ông bà về tại nơi đây đang hình thành nên một vùng khang trang và quy cũ
Đây là công trình của trụ sở UBND xã Văn Hóa đang được khẩn trương thi công, dự kiến khoảng 500 ngày là hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Ngoài ra còn hàng rào và một số nhà công vụ khác cũng đang được triển khai đồng bộ. Với kinh phí đầu tư 7 tỷ tám. Hi vọng sẽ có bộ mặt đàng hoàng hơn trong nay mai
Mấy ngày nay. các thôn đã lên danh sách các hộ để chuẩn bị có nguồn nước sạch cho bà con. Dự án do nhà nước và nhân dân cùng làm. Theo thông báo chưa chính thức, nhưng dự kiến mỗi hộ phải đóng góp thêm từ 800.000 đến 1 triệu đồng để có đường dẫn chính, còn về mỗi gia đình có thể nộp thêm một ít.Tuy nhiên bà con vẫn chủ động đúc bi để đào giếng. Bởi họ quan niệm rằng. Chỉ có của mình mới chủ động và lưu giữ những kỷ niệm thuở cha ông
( Ảnh chụp đúng ngày đào giếng của gia đình Anh Quý Chị Nga thôn Hà Thâu. Bà con đến giúp và thăm Anh Chị đông vui khó tả)
( Ảnh chụp đúng ngày đào giếng của gia đình Anh Quý Chị Nga thôn Hà Thâu. Bà con đến giúp và thăm Anh Chị đông vui khó tả)
Nhiều hoạt động của nhà văn hóa thôn theo thể chế đã dần được áp dụng có hiệu quả. Các phong trào thể mỹ đang ngày càng rộ lên mạnh mẽ và tự giác. Hoạt động dưỡng sinh của các Cụ đã mang lại sức khỏe và tình đoàn kết thắm thiết hơn trong ý thức cộng đồng, khi mà cơ chế mới đang hé lộ và làm chao đảo các giá trị khác
Chăm lo tới sức khỏe tuổi già là nhận thức cần thiết. Bởi càng ngày càng có nhiều bệnh như huyết áp cao, mỏi gối chùng chân. Bởi vậy duy trì và phát huy môi trường luyện tập cho các Cụ đã được phát động rộng rãi và tuyên truyền tới nhiều gia đình trong cộng đồng thôn xóm.
Sân cầu và bóng chuyền tại nhà văn hóa đã tập trung được nhiều thế hệ tham gia và đem lại tiếng cười sảng khoái. Bởi các Cụ luôn nghĩ rằng. Vật chất là cần thiết nhưng không quan trọng bằng sức khỏe. Có sức khỏe là có tất cả
Lệ Sơn ngày 27/4/2014
Lệ Sơn ngày 27/4/2014
Tác giả bài viết: Lê Quang Cảnh
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Thông báo tin buồn (08/05/2014)
- Con thấy ngô sạu khô rang răng không đưa về hả Bác. Nắng quá con ạ, mặc kệ cha nó. (03/11/2014)
- Thông báo tin buồn - Lê Thị Hiên (Mệ Bình) thôn Bàu Sỏi qua đời (18/05/2014)
- Chùm ảnh của Cô giáo Mỹ thuật Trần Thị Hồng Thơm, những ngày tháng sáu trên quê hương (20/06/2014)
- Hình ảnh gặp mặt hội đồng hương Lệ Sơn tại Lộc Ninh, Bù Đốp (01/05/2014)
- Khánh thành nghĩa trang liệt sỹ xã Văn Hóa, một nghĩa cử tri ân các anh hùng liệt sỹ trên mảnh đất quê hương (27/07/2014)
- Sức mạnh của báo chí sau bài viết "Phận thấp hơn bùn" (20/06/2014)
- Lời chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam của www.langleson.net (19/11/2016)
- Trang tin www.langleson.net thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ (25/07/2014)
- Bức thư Mẹ gửi các con (02/06/2014)
Những tin cũ hơn
- Video toàn cảnh chương trình gặp mặt hội đồng hương Lệ Sơn tại Đồng Hới (25/04/2014)
- Thông báo gặp mặt hội đồng hương Lệ Sơn tại Bình Phước (25/04/2014)
- Lê Anh Hậu hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo chuyên khoa mắt tại Hà Nội (12/04/2014)
- Thông báo tin buồn - Cụ bà Lê Thị Lan (Thôn Bàu) qua đời (01/04/2014)
- Hình ảnh hội đồng hương Lệ Sơn tại Đồng Hới gặp mặt đầu xuân Giáp Ngọ (31/03/2014)
- Lời cảm ơn của gia đình anh Lương Văn Thép (02/04/2014)
- Thông báo tin buồn (29/03/2014)
- Video chúc Tết xuân Giáp Ngọ của Ông Lương Hữu Đạng (28/03/2014)
- Chào mừng 83 năm thành lập Đoàn TNCSHCM 26/3/1931- 26/3/2014. Đoàn Trường THCS Văn Hóa tổ chức giao hữu bóng chuyền "khối đoàn viên học sinh". (27/03/2014)
- Giải giao hữu bóng chuyền do Đoàn xã tổ chức, chào mừng 83 năm thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3/1931 - 26/3/2013 (27/03/2014)
Ý kiến bạn đọc
Dung - Đăng lúc: 01/05/2014 22:33
Ta Cứ Tưởng Trần Gian Là Cõi Thật
Thế Cho Nên Tất Bật Ðến Bây Giờ!
Ta Cứ Ngỡ Xuống Trần Chỉ Một Chốc
Nào Ngờ Ðâu Ở Mãi Ðến Hôm Nay!
Bạn thân ơi! Có bao giờ bạn nghĩ
Cuộc đời này chỉ tạm bợ mà thôi
Anh và tôi giàu sang hay nghèo khổ
Khi trở về cát bụi cũng trắng tay
Cuộc đời ta phù du như cát bụi
Sống hôm nay và đâu biết ngày mai ?
Dù đời ta có dài hay ngắn ngủi
Rồi cũng về với cát bụi mà thôi
Thì người ơi! Xin đừng ganh đừng ghét
Ðừng hận thù tranh chấp với một ai
Hãy vui sống với tháng ngày ta có
Giữ cho nhau những giây phút tươi vui
Khi ra đi cũng không còn nuối tiếc
Vì đời ta đã sống trọn kiếp người
Với tất cả tấm lòng thành thương mến
Ðến mọi người xa lạ cũng như quen
Ta là cát ta sẽ về với bụi
Trả trần gian những cay đắng muộn phiền
Hồn ta sẽ về nơi cao xanh ấy
Không còn buồn lo lắng chốn trần ai!
Ta Cứ Tưởng Trần Gian Là Cõi Thật
Thế Cho Nên Tất Bật Ðến Bây Giờ!
Ta Cứ Ngỡ Xuống Trần Chỉ Một Chốc
Nào Ngờ Ðâu Ở Mãi Ðến Hôm Nay!
Bạn thân ơi! Có bao giờ bạn nghĩ
Cuộc đời này chỉ tạm bợ mà thôi
Anh và tôi giàu sang hay nghèo khổ
Khi trở về cát bụi cũng trắng tay
Cuộc đời ta phù du như cát bụi
Sống hôm nay và đâu biết ngày mai ?
Dù đời ta có dài hay ngắn ngủi
Rồi cũng về với cát bụi mà thôi
Thì người ơi! Xin đừng ganh đừng ghét
Ðừng hận thù tranh chấp với một ai
Hãy vui sống với tháng ngày ta có
Giữ cho nhau những giây phút tươi vui
Khi ra đi cũng không còn nuối tiếc
Vì đời ta đã sống trọn kiếp người
Với tất cả tấm lòng thành thương mến
Ðến mọi người xa lạ cũng như quen
Ta là cát ta sẽ về với bụi
Trả trần gian những cay đắng muộn phiền
Hồn ta sẽ về nơi cao xanh ấy
Không còn buồn lo lắng chốn trần ai!
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 10
- Hôm nay: 1958
- Tháng hiện tại: 17315
- Tổng lượt truy cập: 8436786
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Mỗi kg giống ngô lai không quy ước giá vào khoảng 90 đến 100 ,000 đồng.Môi sào trung bộ trồng hết 0,8 kg giống,như vậy tiền giống ước tính khoảng hết 70,000 VNd.Năng suất tối thiểu cho 01 sào ngô vụ đông xuân khoảng 10 tấn/ha tức là khoảng 500 kg/sào trung bộ.với giá bán như bạn Vệ nói là 8000d/kg như vậy mỗi sào thu được 4,000,000 đồng gấp 58 ,3 lần tiền giống bỏ ra(tất nhiên chưa kể phân bón,thuốc trừ sâu,thuỷ lợi phí,thuế,phí bảo vệ,công chăm sóc....).Vậy nên tiếp tục trồng ngô lấy hạt hoặc trồng ngô làm thức ăn nuôi bò vỗ béo.Đừng để đất hoang,bỏ ruộng như các nơi khác ở quảng bình,làng xóm tiêu điều,cảnh vật thê lương,buồn lắm bà con ơi.Trải qua bao thăng trầm lịch sử,từ đấu tranh giải phóng dân tộc đến cải cách ruộng đất,bà con ta làm mọi cách để người cày có ruộng.Nay,ở Quảng bình không còn địa chủ,không còn bóc lột,người cày đã ruộng,sao lại không cày??