1
  • image
  • image
  • image
  • image
17:58 ICT Thứ năm, 19/09/2024

Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn ( Phần 2./7)

Đăng lúc: Thứ bảy - 21/07/2012 22:54 - Người đăng bài viết: bientap02
Giới thiệu phần 2 cuốn hồi ký hoàn chỉnh (có bổ sung) "Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn" của tác giả Lương Duy Thái.
PHẦN II - KÝ ỨC VỀ LỄ HỘI   


Ngày Quốc khánh 2/9 năm 1957 làng mở hội to ở sân vận động. Trẻ con chúng tôi được dịp đi xem các trò vui. Tôi và chú Niệm cưởi bò xuống sân vận động, buộc bò lại rồi hết chạy ra mé sông xem bơi trải lại chạy vào sân xem đấu vật. Thấy một đám đông đứng thành hình vòng tròn đang hò reo náo nhiệt, tôi chạy lại cố chen vào trong.

Khi đám khán giả reo hò hô lớn:

- Oông mẹt Liệu mô rồi ? Vào đi bài roi cho bà con coi với !

Đợi cho đám đông lắng lại ông mẹt Liệu mới thong thả bước vào. Ông cuốn lai cái khăn trùm đầu, xắn cao tay áo, cầm cây roi đập đập xuống đất thử độ dẻo rồi nhẹ nhàng đứng thẳng người lên, chống cây roi vào bên sườn. Tay trái ông đưa ra trước rồi vòng lại túm chặt vào đoạn giửa cây roi. Đoan ông hơi khuỳnh hai chân xuống, cây roi vung lên quật xuống, đâm trước gạt sau chỉ nghe vun vút. Khán giả đứng xem trầm trồ thán phục. Có người cũng biết vỏ roi bèn giảng giải cho người bên cạnh cac tư thế đánh mà ông đang thực hiện.


Ông mẹt Liệu đi xong bài roi biểu diển thì trọng tài ra xới mời người thắng cuộc hôm trước vào. Tôi thấy một ông trạc ngoài bốn mươi, dáng người thấp đậm rẻ đám đông đi vào. Đó là ông thợ rèn ở dưới chợ Vang. Hôm qua ông thợ rèn đã hạ hai đấu thủ nếu hôm nay không có ông mẹt Liệu thách đấu thì giải đã về tay ông. Thường thường giải thưởng ở các hội vui của một làng quê như làng tôi cũng không có gì to tát, đâu chỉ có mọt vuông lụa đủ may một bộ áo quần. Người ta thi đấu hoàn toàn vì niềm vui chung. Ông mẹt Liệu và ông thợ rèn vào xới đưng đối diện nhau, chắp hai tay vái khắp lượt khán giả đang đứng thành vòng tròn rộng rồi quay lại để tay trái ngang ngực, cúi gập người chào nhau. Đoạn hai ông đón cây roi trọng tài vừa đưa,xem lại nùi giẻ tẩm bồ hóng buộc ở đầu roi thấy đảm bảo, dưng cây roi thẳng đứng theo người, mỗi ông tự lùi lại ba bước chờ nghe hiệu lệnh của trọng tài.

Khi trọng tài vừa dứt một hồi ba tiếng trống đại thì hai đấu thủ bắt đầu vào cuộc. Hai ngọn roi giơ xiên, cài vào nhau, thử nhau cách cách. Bổng ông thợ rèn hạ roi xuống thoc mạnh vào ngực ông mẹt Liệu. Ông mẹt Liệu dựng cây roi lên cao, cầm ngang thân roi gạt mủi đâm của ông thợ rèn rồi bất ngờ thọc mạnh mủi roi vào bụng ông thợ rèn. Tiếng vổ tay,tiếng hò reo nổi lên : Giửa bụng ông thợ rèn đã có một chấm nhọ nồi ! Cuộc đấu lại tiếp tục, hai đấu thủ cứ quây tròn lấy nhau, hai ngọn roi cài vào nhau lừa miếng.Sới đấu cứ thế diển ra sôi nổi, đầy vẻ căng thẳng. Tôi thấy trên trán ông thợ rèn đã lấm tấm mồ hôi còn ông mẹt Liệu thì vẫn bình tĩnh, sung sức. Ông trọng tài cũng phải xoay tròn theo hai đấu thủ, hết đứng lên lại ngồi xuống xem xét.

 

 
Gần tiếng sau ông trọng tài ra hiệu ngừng cuộc đấu băng một hồi trống dài. Ông ra xới bắt tay hai đấu thủ rồi ông cầm tay ông mẹt Liệu giơ lên cao : Ông mẹt Liệu là người thắng cuộc. Tôi thấy trên ngực, giửa bụng ông thợ rèn có ba chấm nhọ nồi. Thời còn ở làng chưa bao giờ tôi thấy ông bị thua trong những cuộc thi như thế. Khi nhận giải, bao giờ ông cũng cung kính giơ phần thưởng lên cao, quay trọn vòng cúi chào khán giả .

Nhà ông mẹt Liệu ở mé dưới, sát mép rào Con. Trước đây chỗ nhà ông ở là một đám cây găng, cây dại đủ thứ mọc um tùm, dân xóm ít ai dám vào. Khi ông chuyển nhà đến hai bố con ông trằn lưng phát cây, đào gốc hàng tháng trời mới hình thành một mảnh vườn nho nhỏ, vuông vức. Ông cùng vợ con cuốc xới rồi trồng chuối, trồng bưởi, trồng cam. Năm sau mảnh vườn ông đã có thu hoạch, vợ ông đi chợ thỉnh thoảng đã có chuối bán. Ông sống gần như biệt lập với mọi nhà, dân xóm ít quan hệ với ông, họ coi ông là người ngụ cư. Bọn trẻ chúng tôi thấy thế càng sợ ông hơn. Vì  thế việc thằng Vỵ làm con bò ông hoảng rớt xuống giếng tôi và chú Niệm tin chắc là một sự kiện lớn, thầy giáo tôi và ông mẹt Liệu thế nào cũng có chuyện.Khác với dự đoán của bọn tôi, khi người ta kéo được con bò lên thì mẹ thằng Vỵ xởi lởi ra mời mọi người lại bàn ngồi uống nước. Tôi nhìn vào phía sau bếp nhà ông Cương thấy người ta đã kê hai cái bàn dài,trên đặt hai rá khoai mới luộc còn bốc hơi nghi ngút. Cạnh đó có một nồi to nước chè xanh cũng đang toả hơi thơm lừng.

Ông mẹt Liệu chỉ ngồi hút thuốc, thỉnh thoang nhấp một ngụm nước chè xanh. Cái dáng trầm ngâm của ông làm mọi người hơi e ngại.

 

Khi bố thằng Vỵ đến mọi người dịch chỗ cho ông ngồi. Ông im lặng một lúc rồi đứng lên, lựa lời thưa với ông mẹt Liệu và bà con :

- Eng mẹt Liệu à, thằng con tui nghịch dại, con dại cái mang, mong eng và bà con tha tội cho vợ chồng tui dạy nó chưa đến đầu đến đũa. Thôi thì con bò cũng đã kéo lên được rồi, eng và bà con coi hộ hắn có bị thương tích chi không, cần mua thuốc chi để hồi phục cho nó thì mong eng cho tui biết !
 
Có tiếng xì xầm bàn tán. Một lúc sau mới thấy ông mẹt Liệu đứng lên :

- Hôm ni may có bà con mỗi người một tay nên đã đưa được con bò của tui lên khỏi hố.Tui xin đội ơn bà con. Cũng may phúc là hắn không bị sái căng sái chân chi.

Ông ngừng lại một lúc rồi hỏi :

-Thằng con oông Giáo mô rồi ? Oông gọi hắn ra đây cho tui !

Mọi người lúc này mới để ý đến thằng Vỵ, nháo nhác hỏi nhau. Tôi và chú Niệm cũng không biết thằng Vỵ trốn đi đâu. Bà Giáo tất tả chạy ra trước ngỏ, vừa chạy vừa kêu thằng Vỵ. Một lúc sau bà cũng tìm được nó. Bà túm lấy tay nó dắt vào chỗ ông Giáo rồi bù lu bù loa :

- Vỵ ơi, chứ răng mà mi nghịch dại rứa ! Mi làm khổ tau với ba mi ra ri à ? Chừ mi phải quỳ xuống xin oông mẹt Liệu với bà con tha cho, nghe chưa ?

Thằng Vỵ không nói gì, mặt hắn không tỏ ra sợ hãi hay ân hận. Nó làm theo lời bà giáo một cách thụ động. Tôi chắc ông mẹt Liệu sẽ cho nó một trận nên thân. Nhưng không, ông đứng lên,từ từ lại gần rồi đặt tay lên vai nó,bảo :

o Mi cũng như con oông thôi. Con nít thì đứa mô cũng nghịch nhưng con.nghịch rứa là nghịch dại, con à. Con bò nhà oông tuy dữ nhưng lại rất nhát. May hôm ni bà con cứu được nó chứ không thì ba con với oông biết xử trí ra răng.

Sự việc đến đây coi như ổn thoả. Thầy giáo tôi nắm chặt tay ông mẹt Liệu lắc lắc rồi xúc động cảm ơn ông và mọi nhười.


Bỗng có tiếng chó cắn nhau rồi một bầy ba con chó chân cao, tai vểnh khá to chạy xồ vào. Tôi vội đứng sát vào chỗ mấy người lớn. Vừa lúc ông đái Cương bế một con chó nhỏ cũng chân cao tai vểnh đi vào. Ông quát ba con chó to không được làm ồn rồi vồn vã bắt tay ông mẹt Liệu và thầy giáo tôi. Chắc ông Cương vừa dẫn chó đi săn về.

   (Phần được viết thêm vào năm 2015)
   Ông Cương là một người đàn ông cao , gầy , vui tính . Ông mới noài năm mươi , hai niềm đam mê của ông là đi săn và bẩy chim gáy . Cả hai thú chơi của ông cũng tạo thêm nguồn thu cho gia đình ngoài việc đồng áng . Trong nhà ông nuôi ba con chim gáy, con nào cổ cũng có vòng cườm lấp lánh . Tiếng gáy của cả ba con rất vang , giọng ngân rất dài .Trong ba con chim ông nuôi co con gù đến baỷ nhip . Những người chơi chim bao hiếm có con chim gáy nao gù đến baỷ nhip ngân . Ho bao con chim gáy nao ngân đến baỷ nhip la chim vua ! Những khi việc đồng áng rổi  rãi ông vẫn thường mang chim đi bẩy hoặc dẩn chó di san. Anh Ương , con trai lớn của ông , vẫn thương kể ông đi bẩy chim có khi phải hàng tuần mới về . Những lần đi xa ông vẫn thường mang theo gạo mắm , nồi niêu tự nấu lấy ăn . Chim bẩy được có người mua thì ông bán , chưa có ai mua thì ông nhốt lại được nhiều nhiều thì ông mang ra chợ . Bẩy được con đẹp , có tiếng gáy làm ông ưng ý thì ông giử lại rồi huấn luyện dần . Bọn trẻ chăn trâu kháo với nhau mấy con chim gáy của ông có người đòi đổi cả con bò mà ông không chịu . Những hôm đẹp trời ông vẫn thường mang cả ba lồng ra treo ở cây muỗm đầu ngỏ , chúng thi nhau gáy vang , gù rộn cả một góc vườn . Có hôm đi chăn bò tôi thấy ông vác cả cái chỏng ra  ngồi đánh cờ tướng với ông hàng xóm ngay dưới gốc cây muổn để được nghe tiếng chim gù ! Ông cũng là một cao thủ cờ tướng ở làng.

   Ông lại hay nói trạng. Cách nói tưng tửng, thỉnh thoảng khoát tay ra hiệu làm câu chuyện ông kể thêm sinh động. Có khi ngồi giải lao giửa buổi ông cũng có chuyện để kể. Các bà cắt lúa gần đó cứ cười nghiêng cười ngả , có khi quên cả mệt !


(Tiếp theo phần 3)
Tác giả bài viết: Lương Duy Thái
Từ khóa:

Lương Duy Thái

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 8
  • Hôm nay: 1499
  • Tháng hiện tại: 38009
  • Tổng lượt truy cập: 8398020

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net