Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Phần 6/7)
Đăng lúc: Thứ ba - 17/07/2012 19:20 - Người đăng bài viết: bientap03Giới thiệu phần 6 cuốn hồi ký hoàn chỉnh (có bổ sung) "Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn" của tác giả Lương Duy Thái.
Cái cồn Tiền Miệu này còn lưu dấu bao thế hệ người xóm tôi .Tôi còn nhớ một đêm hè trăng sáng , cu Tịnh – em họ tôi – đến rủ anh tôi đi nơm cá ở đồng Sác . Anh tôi tỏ vẻ không muốn đi , cu Tịnh cứ nằn nì chèo kéo ; mồm nó dẻo quẹo , khẳng định với anh tôi thế nào cũng sẽ được nhiều cá vì đồng Sác mới gặt , chưa có ai đi nhũi , đi nơm . Tối hôm đó tôi ra chơi với bọn trẻ trước cửa nhà thờ nhưng cứ nhong nhóng chờ anh tôi với cu Tịnh về xem có được nhiều cá không . Khi bọn trẻ quanh nhà về ngủ gần hết thì anh tôi xách cái nơm , cái oi thì buộc ngang lưng lầm lũi đi vào nhà . Tôi chạy theo vác cái nơm cho anh , nhìn vào cái oi tháy được lưng oi cá mới hỏi anh cu Tịnh được nhiều không , anh bảo hai anh em nơm ở đồng Sác một lúc thì cu Tịnh rủ anh về đồng Mua nơm thử . Lúc về đi qua anh có gọi nhưng không nghe nó trả lời , chắc được nhiều hơn anh .
Chiều hôm sau lúc tôi lùa bò về thì thấy cu Tịnh đang ngồi nói chuyện với anh tôi ở bậc thềm . Tôi dắt bò vào buộc ở gốc bưởi rồi len lén ngồi ở bậu cửa nghe hóng . Cu Tịnh nói :
_ Lúc tui về đến miếu Tiên Miệu thì trời lại lất phất mưa . Tui sợ nỏ dám vô Miếu trú nên đi tắt qua cồn . Đến cuối cồn có cái mả mới tui cứ rứa đi ngang qua , bất ngờ có một cục lả bay lên . Tui sợ quá cứ tưởng là ma nên cắm cổ chạy , nhưng khi quay lại thì chộ cục lả cũng chạy theo ngay sau lưng . Hoảng quá tui vừa chạy vừa quay lại nhìn nên vấp mô đất , bổ ngã . Tui nhìn lên thì chộ cục lả đã ở ngay trên trôôc . Tui vớ ngay cái nơm văng ra gần đó úp ngay cục lả lại . Tui bật dậy cắm cổ chạy một mạch về nhà . Sáng ni ra thì chộ trong nơm có con chim côốc !
Cu Tinh noi xong ôm lấy anh toi cười hi…hi .
Cái xóm Phúc Tự của tôi nằm sát mép nước Rào Con. Chỗ mép nước này có một bải cây bần; có cây to, cao,đến mùa ra rất nhiều quả. Quả bần lúc chín ăn chua chua, ngọt ngọt, bọn trẻ chúng tôi mỗi lần ra tắm là trèo hái bằng được. Có lần đi tắm với bọn tôi thằng Vỵ trèo tít lên cành cao nhất để hái mấy trái chín to như quả cà bát. Bọn tôi bơi phía dưới cứ chỉ chỉ trỏ trỏ cho nó hái. Bất ngờ cả bọn nghe răng rắc, răng rắc rồi cả cành to gảy ào xuống nước. Cả bọn lặn xuống tránh xa, khi ngoi lên thì thấy thằng Vỵ lóp ngóp từ trong đám lá nhoài ra. Nó không hề gì, lại còn nhăn răng cười bảo bọn tôi:
- Tau vừa được nhảy dù, thích đáo để. Đứa mô có gan thì cứ leo lên cành trên cao tê rồi cũng được nhảy dù như tau, thích lắm!
Chiều hôm sau lúc tôi lùa bò về thì thấy cu Tịnh đang ngồi nói chuyện với anh tôi ở bậc thềm . Tôi dắt bò vào buộc ở gốc bưởi rồi len lén ngồi ở bậu cửa nghe hóng . Cu Tịnh nói :
_ Lúc tui về đến miếu Tiên Miệu thì trời lại lất phất mưa . Tui sợ nỏ dám vô Miếu trú nên đi tắt qua cồn . Đến cuối cồn có cái mả mới tui cứ rứa đi ngang qua , bất ngờ có một cục lả bay lên . Tui sợ quá cứ tưởng là ma nên cắm cổ chạy , nhưng khi quay lại thì chộ cục lả cũng chạy theo ngay sau lưng . Hoảng quá tui vừa chạy vừa quay lại nhìn nên vấp mô đất , bổ ngã . Tui nhìn lên thì chộ cục lả đã ở ngay trên trôôc . Tui vớ ngay cái nơm văng ra gần đó úp ngay cục lả lại . Tui bật dậy cắm cổ chạy một mạch về nhà . Sáng ni ra thì chộ trong nơm có con chim côốc !
Cu Tinh noi xong ôm lấy anh toi cười hi…hi .
Cái xóm Phúc Tự của tôi nằm sát mép nước Rào Con. Chỗ mép nước này có một bải cây bần; có cây to, cao,đến mùa ra rất nhiều quả. Quả bần lúc chín ăn chua chua, ngọt ngọt, bọn trẻ chúng tôi mỗi lần ra tắm là trèo hái bằng được. Có lần đi tắm với bọn tôi thằng Vỵ trèo tít lên cành cao nhất để hái mấy trái chín to như quả cà bát. Bọn tôi bơi phía dưới cứ chỉ chỉ trỏ trỏ cho nó hái. Bất ngờ cả bọn nghe răng rắc, răng rắc rồi cả cành to gảy ào xuống nước. Cả bọn lặn xuống tránh xa, khi ngoi lên thì thấy thằng Vỵ lóp ngóp từ trong đám lá nhoài ra. Nó không hề gì, lại còn nhăn răng cười bảo bọn tôi:
- Tau vừa được nhảy dù, thích đáo để. Đứa mô có gan thì cứ leo lên cành trên cao tê rồi cũng được nhảy dù như tau, thích lắm!
Cả bọn lại rủ nhau bơi ra bải cát giữa sông. Bãi cát này kéo dài từ phía dưới thôn Tiên Lang đến chỗ Rào Con ăn thông với Rào Nậy. Ra đến nơi cả bọn tìm chỗ cát phẳng rồi bẻ mấy quả bần chín ra ăn với muối ớt. Ăn xong mấy quả bần cả bọn lại chạy xuống phía dưới bải cát chỗ người ta đánh luống trồng khoai, móc trộm khoai ắn sống. Cũng lạ khoai trồng ở bải cát củ thường tròn tròn, không to, vỏ hồng nhạt, rửa sạch nhai sống thấy ngòn ngọt, mằn mặn chứ không như khoai trồng ở trong đồng. Ăn xong, cả bọn cứ tồng ngồng như thế tha thẩn dọc bải cát rồi tìm chỗ hẹp nhất của Rào Nậy thi nhau bơi sang phía bên kia. Dòng sông Gianh, lúc nước rặc có chỗ rất hẹp, bọn tôi bơi qua bơi lại thoải mái. Chúng tôi chỉ sợ quãng Rào Con ăn thông với Rào Nậy, nước sâu, sông rộng lại xoáy quẩn. Chính chỗ này trước đây nước lũ đã xói sâu vào làng tôi, các cụ trong làng phải thuê thuyền chở đá kè lại. Chỗ kè đá này dân làng vẫn gọi là vực, nước cứ xanh ngăn ngắt, bọn tôi không bao giờ dám mon men đến gần, kể cả những đứa táo tợn như thằng Vỵ. Mấy năm trước, năm nào cũng có người chết đuối ở vực này; có anh thanh niên bơi giỏi mà vẫn bị xoáy nhấn chìm, hai ngày sau mới vớt được xác. Thằng Vỵ có lần đã doạ cả bọn:
- Đứa mô dám bơi qua vực ni ra đến gềnh đá thì tau xin bái phục. Tau nghe người ta nói ở vực ni có ma ràng quản, đang chực bắt người xuống thế.
Các ông bà già trong làng vẫn truyền nhau câu chuyện hồi xa giá vua Hàm Nghi đi qua làng có gửi lại hai cái hòm sắt để ở dưới vực. Hai cái hòm sắt này được hai con cá bống mú rất to trông giữ. Dân làng, đặc biệt là các ông già bà cả, rất thành kính tôn thờ những di vật nhà vua để lại. Các bà già, mỗi khi nói tới hai con cá bống mú thường kính cẩn gọi bằng “Ngài”. Hồi thằng Bồng chưa bị tai nạn có lần nó đã kể: “Một đêm trời nóng, không ngủ được, bà nó cứ nghe tiếng quẩy nước ì oàm dưới vực, mới lần ra ngỏ nhìn xuống thì thấy hai Ngài đang tung tăng nô giỡn trên mặt nước”. Ngõ nhà thằng Bồng sát ngay vực nên mọi chuyện ở cái vực này nó đều biết. Ngay cả chuyện hồi trước có mấy tay thuyền chài nơi khác đến, giả vờ đánh cá để đêm đêm lặn xuống vực hòng tìm cách trục vớt hai cái hòm sắt nhưng làm mãi không được đành bỏ cuộc, bà nó cũng đã kể cho nó nghe.
- Đứa mô dám bơi qua vực ni ra đến gềnh đá thì tau xin bái phục. Tau nghe người ta nói ở vực ni có ma ràng quản, đang chực bắt người xuống thế.
Các ông bà già trong làng vẫn truyền nhau câu chuyện hồi xa giá vua Hàm Nghi đi qua làng có gửi lại hai cái hòm sắt để ở dưới vực. Hai cái hòm sắt này được hai con cá bống mú rất to trông giữ. Dân làng, đặc biệt là các ông già bà cả, rất thành kính tôn thờ những di vật nhà vua để lại. Các bà già, mỗi khi nói tới hai con cá bống mú thường kính cẩn gọi bằng “Ngài”. Hồi thằng Bồng chưa bị tai nạn có lần nó đã kể: “Một đêm trời nóng, không ngủ được, bà nó cứ nghe tiếng quẩy nước ì oàm dưới vực, mới lần ra ngỏ nhìn xuống thì thấy hai Ngài đang tung tăng nô giỡn trên mặt nước”. Ngõ nhà thằng Bồng sát ngay vực nên mọi chuyện ở cái vực này nó đều biết. Ngay cả chuyện hồi trước có mấy tay thuyền chài nơi khác đến, giả vờ đánh cá để đêm đêm lặn xuống vực hòng tìm cách trục vớt hai cái hòm sắt nhưng làm mãi không được đành bỏ cuộc, bà nó cũng đã kể cho nó nghe.
Những hôm đẹp trời, đứng ở ngỏ nhà thằng Bồng, nhìn bao quát một đoạn song Gianh,quang cảnh đến là thơ mộng. Giữa dòng sông là doi cát vàng, ánh nắng mặt trời chiếu vào cứ óng a óng ánh. Dòng nước trong xanh lững lờ trôi đến cuối doi cát mới lặng lẽ toả rộng tạo thành những vòng xoáy nho nhỏ. Giữa dòng sông rộng, mấy chiếc thuyền chài đang đánh cá, tiếng gõ chài lanh canh lanh canh. Một dãi vườn xanh thẩm chạy dọc phía bờ sông ben kia là làng Phù Kinh. Phía cuối làng nổi lên cây thánh giá của nhà thờ xứ. Cứ khoảng 5 giờ sáng hàng ngày từ nhà thờ lại vang lên ngững hồi chuông thong thả yên bình, báo hiệu một ngày mới cho giáo dân trong xứ. Những hôm trời nhiều sương, đứng ở bờ vực, không phân biệt được đâu là dòng sông, chỉ nghe tiéng chuông trầm bổng hoà với tiếng gõ chài lanh canh như từ một cỏi mung lung nào vọng đến. Hôm nào có gió nồm nam sông Gianh như sống động hẳn lên. Những con thuyền chuyên chở mắm muối từ hạ bạn ngược lên, buồm trắng, buồm nâu rẻ sóng lướt băng băng. Ở bải cát giửa sông, những người chơi diều đã thả mấy cái diều rất to, bay tít trên cao tiéng sáo cứ réo rắt vi vút. Những người chơi diều này đa phần đều ở xóm Thượng Phủ, họ rất có kinh nghiệm. Nhìn ráng trời là người ta có thể đoán biết được chiều gió, gió thổi cả ngày hay chỉ thổi trong chốc lát. Nếu thấy gió thổi cả ngày thì người ta buộc diều giửa bải cát, chập choạng tối mới ra thu về, thành thử cả ngày tiếng sáo cứ vi va vi vút nghe như điệu nhạc của thinh không.
Chiều chập choạng là lúc các thuyền lớn bắt đầu cập bến để dón người đi chợ Ba Đồn. Chợ Ba Đồn mỗi tháng họp hai lần vào ngày 7 và 17 âm lịch. Riêng phiên ngày 17 chợ tổ chức mua bán trâu bò. Đây là phiên đông vui, náo mhiệt nhất.
Xóm tôi cũng có một bến đò, đến phiên đò cập bến sớm vì các bà các chị đi đông. Người trong xóm Bàu gánh cau, trầu và các thứ có trong vườn ra xếp xuống thuyền sớm nhất. Tôi được mạ cho đi chợ Ba Đồn vào cuối kỳ nghỉ hè năm lớp bốn. Từ ngày 16 âm tôi thấy bà đã dậy sớm, ra vườn hái trầu xếp vào thúng, bảo anh tôi trèo xé mấy buồng cau bánh tẻ quả đẹp và đều, sai chị tôi rọc mấy tàu lá chuối sứ bó lại. Bà bắc thang lên tra hạ xúc một thúng cau khô trong chum rồi xếp tất cả vào đôi quang gánh.
Chiều hôm ấy mạ tôi bảo phải ăn cơm sớm. Mặt trời vừa lặn thì hai mẹ con tôi ra đò. Thấy hai mẹ con tôi xuống đò mấy bà ngồi phía ngoài lùi vào trong nhường chỗ. Trong đò đã có gần chục người, các gánh hàng được xếp ở đầu và đuôi thuyền. Con đò tương đối to, có mui chắc chắn. Chủ đò là một đôi vợ chồng còn trẻ, anh chồng chỉ trạc ngoài ba mươi, chị vợ cũng chỉ kém vài tuổi. Họ đã có ba con, đứa lớn cũng chỉ lên 6 lên7, con bé mới đẻ chưa đầy năm. Cả gia đình sống trên con đò, nay đây mai đó.
Người đi chợ lục tục lên đò tiếp. Khi bóng tối nhập nhoạng buông phủ bến đò thì anh chồng nhổ sào cho thuyền rời bến. Tôi thu mình ngồi phía trước, chỗ giáp mui thuyền.
Con đò ra đến giửa dòng Rào Con thì anh chồng gác sào quay xuống đuôi thuyền cầm chèo lái. Tiếng quai chèo cót kẹt cọt kẹt, tiếng nước vỗ mạn thuyền ì à ì oạp hoà lẫn tiếng nói chuyện rì rà rì rầm của các bà các chị trong thuyền. Tôi thích thú ngồi ngắm những cây bần cứ lùi lại phía sau, ánh đèn le lói từ những ngôi nhà ven sông tiến dần lại.
Chẳng mấy chốc con thuyền đã ra đến ngả ba Rào Con đổ vào Rào Nậy. Đây rồi, cây thánh giá của nhà thờ Phù Kinh hiện ra trong bóng đêm nhập nhoạng. Gió sông thổi nhè nhẹ. Anh chồng buông chèo, mở chiếc buồm nhỏ căng lên. Chị vợ đã cho con ngủ, ra đầu thuyền phụ chèo giúp chồng. Con thuyền có thêm sức gió, sức chèo nên lướt đi nhanh hơn. Tôi nhìn ra hai phía ven sông thấy nhiều ánh đèn như bị hút lại, nghe tiếng nước vỗ vào mạn thuyền róc ra róc rách biết thuyền đã ra đến quảng sông rộng. Tiếng nói chuyện rì rầm trong khoang đã lịm dần, có bà đã cất tiếng ngáy đều đều. Người ta đi nhiều, đã quen với cảnh sông nước. Tôi mới đi ần đầu, cảnh sông nước với bầu trời đầy sao hấp dẫn tôi, mặc dầu có lúc đã ngáp ngắn ngáp dài. Lúc này có lẽ chỉ có anh chủ đò đang cầm lái phía cuối là tĩnh táo. Chị vợ cũng đã bỏ chèo vào nằm với con trong khoang. Họ đã căng thêm một lá buồm rộng nên thuyền rẻ sóng lướt băng băng. Tôi mơ mơ màng màng nhìn lên bầu trời, nghe tiếng gọi bầy “qu…oắc,qu…oắc” thảng thốt của con vạc ăn đêm. Trong khoang, chị chủ thuyền đang vỗ về con “con cò trắng bạc như vôi, bay về hạ bạn ai nuôi mẹ cò”. Tiếng ru lọt thỏm vào màn đêm sông nước làm tôi thấy cũng buồn ngủ lây. Thế là tôi lịm dần.
Tôi giật mình tỉnh vì nghe tiếng ì à ì ầm. Lại cả tiếng gì ầm ì âm âm như từ đất vọng lên. Trong thuyền đã có người tĩnh ngủ. Người ta bảo nhau tiếng ì ầm âm âm đó là tiếng sấm đất. Đó là sự báo hiệu cho những trận lũ lớn sắp tới. Một bà già hỏi anh chủ thuyền :
- Hình như sắp đến chợ rồi, phải khoông eng lái? Tui nghe tiếng ì à ì ầm như tiếng biển, eng hí?
Quả nhiên, chỉ một lúc sau con đò đã rẽ vào bến. Tôi nhìn thấy bao nhiêu là thuyền, đa số các thuyền đều từ mạn ngược về. Cách bến đò không xa có tiếng người râm ran, chứng tỏ chợ đã đông người. Anh chủ thuyền chống con đò lách vào chỗ trống rồi cắm sào neo lại. Các bà các chị lục tục xuống thuyền. Ngoài kia vẳng lại tiếng song biển rất gần. Phía biển mặt trời sắp lên, ráng mây đỏ rực.
Mạ tôi lấy quang gánh đi theo các bà bán trầu cau. Tôi vội lội theo bà. Lên khỏi bến bà đứng lại chờ tôi rồi hai mẹ con cùng đi vào chợ. Mới tờ mờ sáng mà chợ đã đông Người từ bến đò lên, từ các hướng khác đổ vào chợ mỗi lúc một tấp nập, tiếng chào hỏi nhau tíu tít.
Đến chỗ bán trầu cau mạ tôi tìm chỗ trống bày hàng. Lác đác đã có vài bà nói giọng đàng ngoài, mạn Ngệ An Thanh Hoá đi qua đi lại chỗ hàng trầu ca. Mới sáng sớmngười ta đi khảo hàng thì nhiều chứ mua hàng thì còn ít. Một bà cũng bán trầu cau ngồi cạnh quay sang bắt chuyện với mạ tôi. Hai bà nói với nhau chuyện mùa màng, vườn tược rồi chuyện xóm làng, con cái. Tôi chỉ nghe đoạn cuối câu chuyện, mạ tôi bảo cho tôi đi theo để biết chỗ bán trâu bò, chốc nữa đi khảo giá để phiên sau đem đem bò xuống bán.
Gánh trầu cau của mạ tôi đến gần trưa thì bán hết. Mạ tôi mang quang gánh xuống thuyền cất rồi dẫn tôi vào chỗ bán trâu bò. Hai mẹ con tôi đi về phía cuối chợ, chỗ có con đường lớn rẻ từ quốc lộ vào, thấy một khoảng đất rộng xung quanh xây tường bao thấp, có chỗ đã lở đến sát đất, ở đầu và cuối người ta bắc hai cây tre kiểu ba – ri – e sau này, làm nơi thu phí bán trâu bò. Giữa khoảng đất có mấy cây khá to chắc để lấy bóng râm, bị trâu bò cọ sừng tróc hết vỏ, xây xước nham nhở. Gần đến nơi tôi đã nghe râm ran tiếng bò rống, tiếng nghé ọ của trâu mẹ gọi con, tiếng khịt … khịt của mấy con bò đực đang định húc nhau
Tác giả bài viết: Lương Duy Thái
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Một lần đi đốt than củi lèn ở Hung Tắt (15/08/2012)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn ( Phần 5/7) (21/07/2012)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn ( Phần 2./7) (21/07/2012)
- Thư của Mạ (25/08/2012)
- Hướng tới kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 (20/11/2014)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Phần 7/7) (17/07/2012)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Toàn tập) (06/07/2015)
- Truyện ngắn Mùa hoa sạu (04/08/2014)
- Mai em vào phòng thi (03/06/2014)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Phần 1/7) (27/08/2012)
Những tin cũ hơn
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn ( Phần 4/7) (13/06/2012)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Phần 3/7) (13/06/2012)
- Đi chợ Ba Đồn ăn bánh Đúc (04/06/2011)
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 14
- Hôm nay: 525
- Tháng hiện tại: 37035
- Tổng lượt truy cập: 8397046
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Ý kiến bạn đọc