Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Phần 3/7)
Đăng lúc: Thứ tư - 13/06/2012 02:40 - Người đăng bài viết: bientap01Giới thiệu phần 3 cuốn hồi ký hoàn chỉnh (có bổ sung) "Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn" của tác giả Lương Duy Thái.
Tiếp theo phần II...
Ông Cương là một người đàn ông thấp bé, vui tính. Ông mới ngoài năm mươi, hai niềm đam mê của ông là đi săn và bẩy chim gáy. Cả hai thú chơi của ông cũng tạo thêm nguồn thu cho gia đình ngoài việc đồng áng. Trong nhà ông nuôi ba con chim gáy. Con nào cổ cũng có vòng cườm lấp lánh. Tiếng gáy của cả ba con rất vang, giọng ngân rất dài. Những khi việc đồng áng rổi rãi ông vẫn thường mang chim đi bẩy hoặc dẫn chó đi săn. Anh Cương, con trai lớn của ông, vẫn thương kể ông đi bẩy chim có khi phải hàng tuần mới về. Những lần đi xa ông vẫn thường mang theo gạo mắm, nồi niêu tự nấu lấy ăn. Chim bẩy được có người mua thì ông bán, chưa có ai mua thì ông nhốt lại được nhiều nhiều thì ông mang ra chợ. Bẩy được con đẹp, có tiếng gáy làm ông ưng ý thì ông giữ lại rồi huấn luyện dần. Bọn trẻ chăn trâu kháo với nhau mấy con chim gáy của ông có người đòi đổi cả con bò mà ông không chịu. Những hôm đẹp trời ông vẫn thường mang cả ba lồng ra treo ở cây muỗm đầu ngõ, chúng thi nhau gáy vang, gù rộn cả một góc vườn.
Mấy con chó của ông là chó săn nòi. Ba con chó to là ông đặt mua của một người chuyên nuôi chó săn ở vùng Quy Đạt. Khi mới bắt về nó rất bé nhưng ông có tài chăm bẳm nên chúng lớn rất nhanh. Nuôi được khoảng 6, 7 tháng thì ông bắt đầu huấn luyện cho nó biết đánh hơi, biết rượt theo con mồi, biết chạy đón đầu để hạ gục con mồi. Cả ba con cùng một mẹ nhưng ông quý nhất là con chó đực có hai chấm trắng ở trán. Ông bảo cả ba con đều biết rượt con mồi nhưng chỉ con có chấm trắng ở trán là biết phán đoán hướng chạy của con mồi để chạy đón đầu. Có lần, khi bọn tôi đang ngồi học trong lớp, thì từ phía bờ sông bên kia vẳng lại tiếng chó sủa dồn, tiếng hô hét, tiếng tù và xen lẫn tiếng gõ chài náo loạn cả một khúc sông. Cả lớp nhốn nháo, bọn con trai cứ nhấp nha nhấp nhổm nên thầy giáo phải cho nghĩ giải lao sớm. Bọn tôi chen nhau ùa ra phía bờ sông. Trên sông Gianh, chỗ gần bến đò ngang, đang diễn ra một cảnh sôi động ít thấy. Bao nhiêu thuyền chài quây lại giữa dòng sông, người gõ phèng la, người gõ chài, có người dùng cả mái chèo đập mạnh xuống nước. Tôi cố nhìn kỹ thì thấy giữa dòng nước nhô lên cái đầu con hoẵng. Những hôm động trời hoặc bị săn đuổi từ trong núi thỉnh thoảng cũng có con nai, con hoẳng xuống sông bơi từ bên làng Phù Kinh sang làng tôi. Những lúc như thế mấy xóm ở ven sông sôi động hẳn lên. Tội nghiệp cho những con nai, con hoẵng, có lẽ đứng bên kia sông chúng thấy làng tôi như một cánh rừng nên đã gặp nạn!
Ông Cương là một người đàn ông thấp bé, vui tính. Ông mới ngoài năm mươi, hai niềm đam mê của ông là đi săn và bẩy chim gáy. Cả hai thú chơi của ông cũng tạo thêm nguồn thu cho gia đình ngoài việc đồng áng. Trong nhà ông nuôi ba con chim gáy. Con nào cổ cũng có vòng cườm lấp lánh. Tiếng gáy của cả ba con rất vang, giọng ngân rất dài. Những khi việc đồng áng rổi rãi ông vẫn thường mang chim đi bẩy hoặc dẫn chó đi săn. Anh Cương, con trai lớn của ông, vẫn thương kể ông đi bẩy chim có khi phải hàng tuần mới về. Những lần đi xa ông vẫn thường mang theo gạo mắm, nồi niêu tự nấu lấy ăn. Chim bẩy được có người mua thì ông bán, chưa có ai mua thì ông nhốt lại được nhiều nhiều thì ông mang ra chợ. Bẩy được con đẹp, có tiếng gáy làm ông ưng ý thì ông giữ lại rồi huấn luyện dần. Bọn trẻ chăn trâu kháo với nhau mấy con chim gáy của ông có người đòi đổi cả con bò mà ông không chịu. Những hôm đẹp trời ông vẫn thường mang cả ba lồng ra treo ở cây muỗm đầu ngõ, chúng thi nhau gáy vang, gù rộn cả một góc vườn.
Mấy con chó của ông là chó săn nòi. Ba con chó to là ông đặt mua của một người chuyên nuôi chó săn ở vùng Quy Đạt. Khi mới bắt về nó rất bé nhưng ông có tài chăm bẳm nên chúng lớn rất nhanh. Nuôi được khoảng 6, 7 tháng thì ông bắt đầu huấn luyện cho nó biết đánh hơi, biết rượt theo con mồi, biết chạy đón đầu để hạ gục con mồi. Cả ba con cùng một mẹ nhưng ông quý nhất là con chó đực có hai chấm trắng ở trán. Ông bảo cả ba con đều biết rượt con mồi nhưng chỉ con có chấm trắng ở trán là biết phán đoán hướng chạy của con mồi để chạy đón đầu. Có lần, khi bọn tôi đang ngồi học trong lớp, thì từ phía bờ sông bên kia vẳng lại tiếng chó sủa dồn, tiếng hô hét, tiếng tù và xen lẫn tiếng gõ chài náo loạn cả một khúc sông. Cả lớp nhốn nháo, bọn con trai cứ nhấp nha nhấp nhổm nên thầy giáo phải cho nghĩ giải lao sớm. Bọn tôi chen nhau ùa ra phía bờ sông. Trên sông Gianh, chỗ gần bến đò ngang, đang diễn ra một cảnh sôi động ít thấy. Bao nhiêu thuyền chài quây lại giữa dòng sông, người gõ phèng la, người gõ chài, có người dùng cả mái chèo đập mạnh xuống nước. Tôi cố nhìn kỹ thì thấy giữa dòng nước nhô lên cái đầu con hoẵng. Những hôm động trời hoặc bị săn đuổi từ trong núi thỉnh thoảng cũng có con nai, con hoẳng xuống sông bơi từ bên làng Phù Kinh sang làng tôi. Những lúc như thế mấy xóm ở ven sông sôi động hẳn lên. Tội nghiệp cho những con nai, con hoẵng, có lẽ đứng bên kia sông chúng thấy làng tôi như một cánh rừng nên đã gặp nạn!
Khi một anh thuyền chài đập chết được con hoẵng thì cũng là lúc cả ba con chó của ông Cương xộc từ trong núi ra nhảy ào xuống nước. Chúng bơi rất nhanh, phút chốc đã đến gần chiếc thuyền có con hoẳng. Lúc này ông Cương cũng vừa ra đến bờ sông. Ông vội xuống thuyền bơi theo ba con chó. Không biết anh thuyền chài trao đổi với ông những gì mà một lúc sau đã thấy ông Cương cho cả ba con chó lên thuyền bơi vào bờ. Sau này bọn trẻ chăn trâu khẳng định anh thuyền chài thoả thuận việc phân chia con mồi với ông Cương, lũ chó cũng có phần. Một hôm, lúc đang thả bò ở đồng Chăm, tôi mới hỏi cả bọn vai trò của con chó nhỏ mà ông Cương cứ phải bế theo, thằng Vỵ mới giải thích:
- Nó là con chó thầy. Mỗi khi đi săn mà mấy con chó to bị mất mùi thì ông Cương mới thả con chó thầy ra. Con chó thầy bắt mùi rất tài, con mồi chạy qua đã lâu nhưng nó vẫn tìm ra được hướng chạy. Nó cứ lầm lũi chạy trước, ba con chó to chạy theo, đến khi bắt được mùi thì cả ba con mới rượt theo con mồi.
(Phần viết thêm vào năm 2015 được tô màu xanh)
Cánh thợ săn rất quý con chó thầy . Người ta bảo ở vùng Quy Đạt có con chó thầy có người đòi đổi cả con trâu mộng mà chủ vẫn chưa chấp nhận .Một lần đang thả bò ở đồng Chăm bọn tôi còn được anh Ương kể cho nghe chuyện con chó săn cứu sống ông chủ ở vùng Cao Mại . Anh nói :Ôông bà mình thường nói “ “Khuyển mã chí tình “ , trong những con vật nuôi thì con ngựa và con chó là có tình nhất . Mà đúng như rứa , ở vùng Cao Mại có một ôông nuôi được bầy chó săn rất quý . Một lần ôông dẫn chó đi săn về thì đã trưa , trời lại rất nóng nên ôông tìm gốc cây cổ thụ cạnh đường nằm nghỉ . Gió mát , tán cây lại tỏa ra che nắng một khoảng rộng nên ôông ngủ quên lúc mô nỏ biết . Bổng ôông giật mình tỉnh giấc vì con chó nằm cạnh cứ gầm gừ rồi nhảy chồm lên cắn . Ôông kinh hãi khi nhận ra con hổ mang bành rất to đang định mổ vào chân mình . Nếu không có con chó liều mình cứu thì chắc ôông đã bị con rắn hổ mang cắn chết” .
Cả bọn trẻ chúng tôi cứ há hốc mồm nghe , vừa thấy phục và thương con chó . Thấy cả bọn chúng tôi cứ ngồi chầu chực , anh Ương mới trầm ngâm nói tiếp :
_ Mà eng chộ nỏ phải con ngựa hay con chó mới tận tụy , trung thành mà con chi con người đã nuôi lâu , thương yêu quý mến chúng thì cũng được chúng quý mến lại . Bọn bay là con nít nên không biết chuyện con voi đề đốc Lê Trực đã cưỡi , mỗi dịp kỵ giỗ ông đều từ đại ngàn lần về phía lang Thanh Thủy rống lên ba tiếng trầm hùng tưởng nhớ đến vị chủ tướng . Hồi eng bằng tuổi bọn bây bây chừ , những đêm tháng bảy mưa dầm, lẫn trong tiếng êng oàng của lũ êng ương eng đều nghe tiếng nó rống từ bên làng Thanh Thủy vọng đến . Lúc đầu eng cũng nỏ biết là tiếng con chi, về sau bọ eng mới nói đó là tiếng con voi Đề đốc Lê Trực cưỡi về báo cho dân làng biết là nó vẫn nhớ ngày kỵ. Sau này eng lớn thì không nghe tiếng rống của nó nữa . Mà nó cũng rất tình nghĩa với con người , nghe . Lần từ đại ngàn về nhưng nó không hề bẻ chuối , nhổ sạu của dân làng bên đó mô “ .
Bọn trẻ chăn bò chúng tôi cứ ngồi thừ ra , bần thần nhớ đến cuộc khởi nghĩa của đề đốc Lê Trực đã học trong sử ; cảm thương cho cuộc đời con voi chiến nghĩa tình
Mấy tháng sau, một lần, bọn tôi cùng thả bò với thằng Mai, con trai út ông Cương. Thằng Mai hiền lành, ít nói. Nó chưa được bố cho đi săn lần nào, chỉ thỉnh thoảng cho theo học bẩy chim. Bọn tôi hỏi nó về lũ chó, nó buồn rầu bảo:
- Con chó thầy bị bọ tau đập trúng chân sau không đi săn được nữa!
Tôi muốn hỏi nó vì sao con chó thầy lại bị bố nó đập phải chân nhưng thấy nó buồn, vả nó lại là đứa ít nói nên lại thôi. Ít lâu sau, một lần bọn tôi đem bò vào thả ở đồng Chăm thì lại gặp anh Cương, anh cả thằng Mai, bọn tôi được anh kể cho nghe nguyên nhân con chó thầy bị đập trúng chân sau.
Tốp thợ săn hôm đó có ông đái Cương, anh Cương và hai người thợ săn xóm dưới. Lũ chó săn có ba con chó to và con chó thầy nhà ông Cương, hai người bạn săn kia cũng đem theo hai con chó. Sở dĩ ông Cương phải huy động lực lượng đông như vậy vì ông biết, trên quả đồi gần làng Phù Kinh có con nai to vừa về. Tốp thợ săn xuống thuyền đi từ tờ mờ sáng. Dòng sông Gianh phủ đầy sương, con thuyền chở tốp thợ săn và bầy chó chẳng mấy chốc đã lẫn vào mất hút.
Khoảng giữa buổi, khi ánh nắng đã xiên qua lớp sương mù thì nghe có tiếng tù và rúc, tiếng mõ, tiếng phèng la thúc liên hồi. Như thế là tốp thợ săn và lũ chó đã bắt được mùi con nai, đang cố dồn nó xuống phía bờ sông.
Anh Cương bảo con nai này rất khôn, chắc đã bị dồn đuổi một vài lần rồi nhưng chạy thoát. Lũ chó và tốp thợ săn cố dồn nó ra vạt đồi trống nhưng nó cứ cố lẫn vào hũm khe vì ở đó có rất nhiều cây. Rượt đuổi một lúc thì tiếng chó, tiếng tù và, tiếng mõ bỗng im bặt. Như thế là đã mất dấu con nai. Mấy người thợ săn tập trung lại, lũ chó thì vẫn chạy lăng xăng rà mũi đánh hơi. Một lúc sau lũ chó cũng bất lực, chạy lại chỗ chủ đứng. Lúc này ông Cương mới thả con chó thầy ra. Nó rà sát mũi xuống đất hít hít rồi lại dí mũi vào mấy búi cây lấp xấp. Đoan nó thả lỏng đuôi xuống rồi sủa lên mấy tiếng. Ông Cương bảo con chó thầy đã bắt được mùi, tốp thợ săn và lũ chó lại vào cuộc.
Con chó thầy chạy theo một đường thẳng giữa các bụi cây, mấy con chó to thì cứ cố chạy vượt lên, vừa chạy vừa sủa. Lúc này mặt trời đã lên cao nhưng trong hũm khe hãy còn tối. Con chó thầy chạy thẳng một lúc thì chạy vòng lại. Ông Cương ngồi sau một bụi cây, tay thủ sẵn một đoạn cây làm gậy. Vừa lúc ở bụi cây trước mặt có tiếng loạt soạt. Ông Cương vội nhổm dậy, lấy hết sức đập mạnh vào cạnh bụi cây. Cây gậy của ông vừa đập xuống thì có tiếng chó kêu ăng ẳng. Ông bàng hoàng khi thấy mình đập trúng hai chân sau con chó thầy. Ôngh vội vứt gậy bế con chó lên. Nó vẫn kêu ăng ẳng. Ông sờ sờ vào hai chân sau của nó thì biết cả hai chân đều đã gãy. Thế là ông ngồi thụp xuống khóc hu…hu. Nghe tiếng khóc của ông anh Cương và hai người bạn săn vội chạy đến. Họ an ủi ông rằng về kiếm thuốc dắp cho nó chắc là sẽ khỏi. Ông mếu máo:
- Cho dù có khỏi, đi lại được, thậm chí chạy được thì cũng mần răng mà đi săn được nữa! Cú đập của tui làm con chó hoảng đến suốt đời!
Đám thợ săn bị mất con chó thầy, hy vọng lũ chó săn bắt được mùi con nai cũng hết, họ gọi chó lục tục ra về. Lại một lần con nai thoát nạn!
Thang Mai con ke voi bon toi, moi lan sang ru lam ray la bo no deu dan theo may con cho . Luc bo no cuoc dat lam ray thi may con cho suc vao cac lum cay ; con cho dau dan co hom dan ca bay chay theo bo suoi duoi ra duoc con chon ngan rat to . Ca bay cho vua can vua sua don con chon khong co duong chay , phai chay ra khoang ray trong nen bo tau dap duoc
Ở Lệ Sơn hầu như nhà nào cũng nuôi chó, nhà vườn hẹp thì nuôi một con, nhà vườn rộng thì nuôi hai con, có nhà nuôi đến ba con. Chó nuôi cũng đơn giản, người ăn gì cho chó ăn nấy, thậm chí có nhà cho chó ăn vỏ khoai hoặc để chúng tự đi kiếm lấy ăn, gia chủ chỉ cho mỗi ngày ăn một bữa.
Nhà tôi cũng nuôi con chó cái màu vàng. Con chó khá khôn. Hồi giảm tô, cải cách nhà tôi bị quy sai, vườn nhà bị dân quân du kích thay nhau canh gác, đề phòng người nhà hái trộm hoa quả. Mới đầu con chó thấy bóng dân quân trong vườn là xồ ra vừa cắn vừa sủa. Mạ tôi sợ con chó bị đánh hoặc bị thuốc chết nên bảo tôi xích lại trong nhà. Tội nghiệp con chó, có hôm trong nhà không còn gì ăn, người phải nhịn đói nên nó cũng nằm im trong góc nhà. Ấy thế mà đến đêm ngửi thấy mùi của mấy ông dân quân rình quanh nhà là nó chồm dậy, gầm gừ đe doạ. Mạ tôi thương con chó lắm. Có lần đã hai ngày người chỉ ăn mấy củ khoai trừ bữa, nó chỉ liếm được tý vỏ cùng mấy cái đụt khoai, mạ tôi vuốt vuốt vào đầu nó rồi rơm rớm nước mắt noí: “chó không chê chủ nghèo, vàng hỉ”. Con chó hình như hiểu ý chủ, nó rụt hai tai lại, ve vẩy cái đuôi rồi liếm liếm vào tay mạ tôi ra chiều cảm động lắm.
Khoảng giữa buổi, khi ánh nắng đã xiên qua lớp sương mù thì nghe có tiếng tù và rúc, tiếng mõ, tiếng phèng la thúc liên hồi. Như thế là tốp thợ săn và lũ chó đã bắt được mùi con nai, đang cố dồn nó xuống phía bờ sông.
Anh Cương bảo con nai này rất khôn, chắc đã bị dồn đuổi một vài lần rồi nhưng chạy thoát. Lũ chó và tốp thợ săn cố dồn nó ra vạt đồi trống nhưng nó cứ cố lẫn vào hũm khe vì ở đó có rất nhiều cây. Rượt đuổi một lúc thì tiếng chó, tiếng tù và, tiếng mõ bỗng im bặt. Như thế là đã mất dấu con nai. Mấy người thợ săn tập trung lại, lũ chó thì vẫn chạy lăng xăng rà mũi đánh hơi. Một lúc sau lũ chó cũng bất lực, chạy lại chỗ chủ đứng. Lúc này ông Cương mới thả con chó thầy ra. Nó rà sát mũi xuống đất hít hít rồi lại dí mũi vào mấy búi cây lấp xấp. Đoan nó thả lỏng đuôi xuống rồi sủa lên mấy tiếng. Ông Cương bảo con chó thầy đã bắt được mùi, tốp thợ săn và lũ chó lại vào cuộc.
Con chó thầy chạy theo một đường thẳng giữa các bụi cây, mấy con chó to thì cứ cố chạy vượt lên, vừa chạy vừa sủa. Lúc này mặt trời đã lên cao nhưng trong hũm khe hãy còn tối. Con chó thầy chạy thẳng một lúc thì chạy vòng lại. Ông Cương ngồi sau một bụi cây, tay thủ sẵn một đoạn cây làm gậy. Vừa lúc ở bụi cây trước mặt có tiếng loạt soạt. Ông Cương vội nhổm dậy, lấy hết sức đập mạnh vào cạnh bụi cây. Cây gậy của ông vừa đập xuống thì có tiếng chó kêu ăng ẳng. Ông bàng hoàng khi thấy mình đập trúng hai chân sau con chó thầy. Ôngh vội vứt gậy bế con chó lên. Nó vẫn kêu ăng ẳng. Ông sờ sờ vào hai chân sau của nó thì biết cả hai chân đều đã gãy. Thế là ông ngồi thụp xuống khóc hu…hu. Nghe tiếng khóc của ông anh Cương và hai người bạn săn vội chạy đến. Họ an ủi ông rằng về kiếm thuốc dắp cho nó chắc là sẽ khỏi. Ông mếu máo:
- Cho dù có khỏi, đi lại được, thậm chí chạy được thì cũng mần răng mà đi săn được nữa! Cú đập của tui làm con chó hoảng đến suốt đời!
Đám thợ săn bị mất con chó thầy, hy vọng lũ chó săn bắt được mùi con nai cũng hết, họ gọi chó lục tục ra về. Lại một lần con nai thoát nạn!
Thang Mai con ke voi bon toi, moi lan sang ru lam ray la bo no deu dan theo may con cho . Luc bo no cuoc dat lam ray thi may con cho suc vao cac lum cay ; con cho dau dan co hom dan ca bay chay theo bo suoi duoi ra duoc con chon ngan rat to . Ca bay cho vua can vua sua don con chon khong co duong chay , phai chay ra khoang ray trong nen bo tau dap duoc
Ở Lệ Sơn hầu như nhà nào cũng nuôi chó, nhà vườn hẹp thì nuôi một con, nhà vườn rộng thì nuôi hai con, có nhà nuôi đến ba con. Chó nuôi cũng đơn giản, người ăn gì cho chó ăn nấy, thậm chí có nhà cho chó ăn vỏ khoai hoặc để chúng tự đi kiếm lấy ăn, gia chủ chỉ cho mỗi ngày ăn một bữa.
Nhà tôi cũng nuôi con chó cái màu vàng. Con chó khá khôn. Hồi giảm tô, cải cách nhà tôi bị quy sai, vườn nhà bị dân quân du kích thay nhau canh gác, đề phòng người nhà hái trộm hoa quả. Mới đầu con chó thấy bóng dân quân trong vườn là xồ ra vừa cắn vừa sủa. Mạ tôi sợ con chó bị đánh hoặc bị thuốc chết nên bảo tôi xích lại trong nhà. Tội nghiệp con chó, có hôm trong nhà không còn gì ăn, người phải nhịn đói nên nó cũng nằm im trong góc nhà. Ấy thế mà đến đêm ngửi thấy mùi của mấy ông dân quân rình quanh nhà là nó chồm dậy, gầm gừ đe doạ. Mạ tôi thương con chó lắm. Có lần đã hai ngày người chỉ ăn mấy củ khoai trừ bữa, nó chỉ liếm được tý vỏ cùng mấy cái đụt khoai, mạ tôi vuốt vuốt vào đầu nó rồi rơm rớm nước mắt noí: “chó không chê chủ nghèo, vàng hỉ”. Con chó hình như hiểu ý chủ, nó rụt hai tai lại, ve vẩy cái đuôi rồi liếm liếm vào tay mạ tôi ra chiều cảm động lắm.
Con chó này nhà tôi nuôi đã mấy năm. Trước giảm tô, cải cách nó béo tròn, thường theo bọn tôi ra tắm ở Rào Con. Trong dòng nước mát nó bơi lội, nô đùa với bọn trẻ chúng tôi như những người bạn thân thiết. Có hôm tôi đi chăn bò tận đồng Chăm nó cũng chạy theo. Vào đến nơi nó sục vào các bụi rậm, đánh hơi thấy có con sóc, con chuột là sủa vang. Bọn trẻ chăn bò chúng tôi ban đầu còn hào hứng theo nó nhưng sau mấy lần chỉ thấy nó duổi ra con chuột, con sóc thì đâm chán. Thằng Vỵ nói với tôi:
- Con chó ni không phải là chó săn. Chó săn không khi mô lại đi săn con sóc, con chuột.
Tôi nổi tự ái nói với cả bọn:
- Ở đây không phải là rừng nên chỉ có con sóc, con chuột. Khi mô bọn mình đưa chó vào lùm mộ tổ săn thử, ở đó mới hòng có con chồn con cáo. Bọn bay không nghe anh Cương nói chó nhà anh săn được con chồn ngận nặng cả yến ở trong lùm mộ tổ đó à?
Bọn trẻ chúng tôi chưa đưa chó vào lùm mộ tổ để săn thì giảm tô rồi cải cách ruộng đất ập đến. Làng xóm như bị đảo lộn. Nhiều nhà trước đây có máu mặt, thậm chí chỉ có cái danh hảo theo sự đồn thổi của người dân quê, thì nay đều bị quy cho là địa
chủ, cường hào. Tôi còn nhớ cảnh nhà ông Cửu Dụng, bố chú Niệm. Ông Cửu Dụng là em ruột ông nội tôi, hình như trước đây ông đã bỏ ra một số tiền để mua cai danh Cửu Phẩm gì gì đó. Ông có dáng người nhỏ thó với chòm râu lơ thơ dưới cằm. Nghề của ông và cũng là nguồn sống chính của cả nhà là cắt thuốc bắc dạo. Cứ ngày đầu tháng là ông chuẩn bị đôi bồ đựng thuốc rồi gánh lên mạn ngược. Trong đôi bồ của ông có đủ các vị thuốc mà ông đã mua sẵn từ những lần đi trước. Đến các làng mạn ngược ông cứ gánh đôi bồ đi vào các xóm vắng, vừa đi vừa rao. Người dân mạn ngược đã quen với tiếng rao của ông, nhà ai có người ốm là đón ông vào bắt mạch, kê đơn rồi bốc thuốc. Nhà ai không có tiền, trả bằng ngô, đậu, thậm chí băng khoai sắn khô ông cũng lấy. Thành thử mỗi lần ông về là trong đôi bồ của ông có đủ thứ. Bọn trẻ chăn bò chúng tôi có lần đã đem chuyện này ra trêu chú Niệm. Không biết lúc về chú Niệm nói với ông thế nào đó mà hôm sau, lúc tôi cưởi bò sang gọi chú Niệm, ông ra nói với tôi mà cũng như để phân bua với làng xóm:
- Cái đức của ông thầy thuốc là trị bệnh, cứu người. Con bảo người mạn ngược họ nghèo lắm, không có tiền trả thì mình lấy ló, lấy sạu cũng được chứ có hề chi!..
Ông lên mạn ngược bán thuốc có khi gần tháng mới về, ấy là những lần hàng họ ế ẩm. Nhưng cũng có khi ông chỉ đi vài ngày, lúc về bao giờ ông cũng mang chiếc chõng tre ra hiên, nằm vắt chân chử ngũ rồi hắng giọng ngâm lẩy mấy câu Kiều. Giọng
ngâm của ông khá hay. Mỗi lần nghe ông lẩy kiều là mạ tôi lai tủm tỉm cười, nói:
- Oông Cửu đợt ni bán được thuốc nên về sớm!
- Con chó ni không phải là chó săn. Chó săn không khi mô lại đi săn con sóc, con chuột.
Tôi nổi tự ái nói với cả bọn:
- Ở đây không phải là rừng nên chỉ có con sóc, con chuột. Khi mô bọn mình đưa chó vào lùm mộ tổ săn thử, ở đó mới hòng có con chồn con cáo. Bọn bay không nghe anh Cương nói chó nhà anh săn được con chồn ngận nặng cả yến ở trong lùm mộ tổ đó à?
Bọn trẻ chúng tôi chưa đưa chó vào lùm mộ tổ để săn thì giảm tô rồi cải cách ruộng đất ập đến. Làng xóm như bị đảo lộn. Nhiều nhà trước đây có máu mặt, thậm chí chỉ có cái danh hảo theo sự đồn thổi của người dân quê, thì nay đều bị quy cho là địa
chủ, cường hào. Tôi còn nhớ cảnh nhà ông Cửu Dụng, bố chú Niệm. Ông Cửu Dụng là em ruột ông nội tôi, hình như trước đây ông đã bỏ ra một số tiền để mua cai danh Cửu Phẩm gì gì đó. Ông có dáng người nhỏ thó với chòm râu lơ thơ dưới cằm. Nghề của ông và cũng là nguồn sống chính của cả nhà là cắt thuốc bắc dạo. Cứ ngày đầu tháng là ông chuẩn bị đôi bồ đựng thuốc rồi gánh lên mạn ngược. Trong đôi bồ của ông có đủ các vị thuốc mà ông đã mua sẵn từ những lần đi trước. Đến các làng mạn ngược ông cứ gánh đôi bồ đi vào các xóm vắng, vừa đi vừa rao. Người dân mạn ngược đã quen với tiếng rao của ông, nhà ai có người ốm là đón ông vào bắt mạch, kê đơn rồi bốc thuốc. Nhà ai không có tiền, trả bằng ngô, đậu, thậm chí băng khoai sắn khô ông cũng lấy. Thành thử mỗi lần ông về là trong đôi bồ của ông có đủ thứ. Bọn trẻ chăn bò chúng tôi có lần đã đem chuyện này ra trêu chú Niệm. Không biết lúc về chú Niệm nói với ông thế nào đó mà hôm sau, lúc tôi cưởi bò sang gọi chú Niệm, ông ra nói với tôi mà cũng như để phân bua với làng xóm:
- Cái đức của ông thầy thuốc là trị bệnh, cứu người. Con bảo người mạn ngược họ nghèo lắm, không có tiền trả thì mình lấy ló, lấy sạu cũng được chứ có hề chi!..
Ông lên mạn ngược bán thuốc có khi gần tháng mới về, ấy là những lần hàng họ ế ẩm. Nhưng cũng có khi ông chỉ đi vài ngày, lúc về bao giờ ông cũng mang chiếc chõng tre ra hiên, nằm vắt chân chử ngũ rồi hắng giọng ngâm lẩy mấy câu Kiều. Giọng
ngâm của ông khá hay. Mỗi lần nghe ông lẩy kiều là mạ tôi lai tủm tỉm cười, nói:
- Oông Cửu đợt ni bán được thuốc nên về sớm!
Nhà ông ở ngay trước ngõ nhà tôi. Căn nhà tuềnh toàng nhưng được cái nền đất đắp rõ cao nên khi nước lụt tràn về cũng ít khi bị ngập. Tôi còn nhớ hồi chưa cải cách mỗi lần thấy tôi sang chơi là bà Cửu - mẹ chú Niệm, thế nào cũng vồn vã hỏi chuyện. Bà Cửu là mẹ chú Quyền, chú Niệm,l à vợ sau của ông Cửu. Đời vợ trước ông có hai anh con đã lớn, đi làm ăn tận bên Lào, bên Thái; còn o Tính là con gái đầu của bà vợ sau. O Tính mãi sau sửa sai mới lấy một anh bộ đội dưới xóm Tiên Miệu. Hồi giảm tô nhà ông Cửu không ảnh hưởng gì nhưng đến cải cách, người ta chụp cho ông cái mũ cường hào. Khi nghe tin mình là cường hào ông mỉm cười đầy vẻ bí ẩn. Ông vẫn chuẩn bị quang gánh đi bán thuốc như mọi lần. Mới đi được khoảng vài ngày đã thấy ông quảy đôi bồ thuốc quay về. Ông không bắc cái chõng tre ra hiên lẫy Kiều như mọi lần mà âm thầm xếp đôi bồ lên tra hạ. Không khí trong xóm, trong làng lúc này đã rất căng thẳng.
Đêm đêm, cán bộ đội cải cách họp với những người mà họ chọn làm cốt cán, gợi ý để họ biết cách tố cáo. Quan hệ xóm làng trở nên tẻ nhạt, người ta nghi kỵ nhau, rình rập nhau cả khi đi chợ, cả trong lời ăn tiếng nói.
Tác giả bài viết: Lương Duy Thái
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Phần 7/7) (17/07/2012)
- Hướng tới kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 (20/11/2014)
- Một lần đi đốt than củi lèn ở Hung Tắt (15/08/2012)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn ( Phần 5/7) (21/07/2012)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Phần 6/7) (17/07/2012)
- Mai em vào phòng thi (03/06/2014)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Toàn tập) (06/07/2015)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn ( Phần 4/7) (13/06/2012)
- Truyện ngắn Mùa hoa sạu (04/08/2014)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Phần 1/7) (27/08/2012)
Những tin cũ hơn
- Đi chợ Ba Đồn ăn bánh Đúc (04/06/2011)
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 13
- Hôm nay: 514
- Tháng hiện tại: 37024
- Tổng lượt truy cập: 8397035
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Ý kiến bạn đọc