1
  • image
  • image
  • image
  • image
05:06 EDT Thứ năm, 28/03/2024

Cao Thị Cẩm Nhung

Đăng lúc: Thứ năm - 17/05/2012 07:35 - Người đăng bài viết: bientap01
Em sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà giáo. Bố là Hiệu trưởng, mẹ là giáo viên. Được nuôi dưỡng trong tình thương yêu của một gia đình có nền nếp. Cuộc sống về tinh thần cũng như vật chất đối với gia đình em khá ổn định. Thế nhưng em không bao giờ ỷ thế vào cuộc sống của gia đình để ăn chơi đua đòi theo chúng bạn mà lười biếng trong học tập. Em không những chăm, ngoan, học giỏi mà em còn thể hiện được tố chất của mình là: cần - kiệm - liêm - chính. ...
Em là một tấm gương điễn hình về mọi mặt mà chúng ta cần phải học tập. Em lại còn khéo tay, chăm chỉ, giàu trí tưởng tượng: Khi được hỏi về bí quyết thành công trong mọi lĩnh vực: như học tập và phong cách lãnh đạo lớp của em: Em bật mí: Hồi nhỏ, lúc còn là học snh Tiểu học. Mẹ em cũng là người hay đọc chuyện, nên mẹ thường mua sách truyện cho em đọc. Sách truyện: Búp sen xanh và những mẫu chuyện nói về tấm gương tự học, tự rèn của Bác Hồ:

Như chuyện “Việc chi tiêu của Bác” “ Thời gian là quý lắm” “ Bác có phải là vua đâu”  Không có việc gì khó” “ Gương mẫu tôn trọng luật lệ của Bác” “ Tình thương yêu của Bác đối với thanh thiếu niên” v..v...

Từ những mẫu chuyện đó đã in đậm trong trái tim của em về đức chiụ khó chăm lam chăm làm của Bác. Chiụ khó trong lao động sản xuất. Buôn ba xuôi ngược để tìm đường cứu nước cứu dân. Gương tiết kiệm và lòng vị tha, yêu nước, thương dân của Bác đã thúc đẩy và nhen nhúm trong lòng em lúc tuổi còn thơ ấu.

Cần cù, chịu khó rèn luyện bản thân mình cho đến nay là 12 năm học tập và rèn luyện dưới mái trường Phổ thông em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi xuất sắc, là con chim đầu đàn của trường. Em học giỏi đều tất cả các môn. Không có môn nào dưới điểm 8. Dược hỏi về bí quyết học tập của em: em tâm sự. “
 
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền”

Điều mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng dạy. Trước hết bản thân mình phải xác định được. Học để làm gì ? Học cho ai ? Có học giỏi mới làm được những điều có ích cho xã hội cho đất nước. Vì thế mà bản thân mình phải chịu khó tìm tòi suy nghĩ, bài tập nào chưa hiểu, không tìm ra đáp số mình mới hỏi thầy hỏi bạn, tránh lười biếng suy nghĩ ỷ vào người khác. Chữ của em thì khỏi phải nói. Đẹp ơi là đẹp. Năm lớp 5 Tiểu Học, hội thi chữ viết đẹp cấp Tỉnh em rinh luôn 1 giải nhất.

 
  1

Không những chứ viết đẹp mà em còn rất khéo tay. Bộ tập vẽ của em từ hồi lớp 1 đến nay em vẫn giữ nguyên. Những năm còn là học sinh Tiểu học em còn là hoạ sĩ vẽ tranh cho các thầy giáo, cô giáo lúc thực tập, thao giảng. Như em thường tâm sự: “Cần cù bù khả năng” Điều mà Bác Hồ thường căn dặn chúng ta, nên em rất chịu khó rèn luyện bản thân. Hơn nữa tạo hoá đã ban tặng cho em một khối óc giàu trí tưởng tượng nên những bông hoa làm bằng kẹo, những con vật được thiết kế bằng hoa quả do em tạo nên đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người.
 
 1

Em không những học giỏi các môn Tự nhiên mà các môn Xã hội em cũng là người có điểm số cao nhất trường. Những bài văn của em luôn đạt điểm cao. Năm lớp 9 các hội thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp Tỉnh em đều đoạt giải. Vinh dự nhất em giặt hái 1 giải nhất Tỉnh về cuộc thi viết về phòng chống bạo lực gia đình. Em vinh dự nhận giải thưởng cấp Tỉnh. Và năm 2007 - 2008 Thi chuyển cấp vào lớp 10 em gặt hái. được số điểm cao nhất Huyện.

Ba năm học Phổ Thông Trung Học, Em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Các hội thi cấp tỉnh em đều đạt giải. Giải nhất cấp Tỉnh về giải toán trên máy tính. Em được tuyển vào đội tuyển Quốc gia.

Thành tích của em thì rất nhiều nhưng em không kiêu ngạo, hiếu danh, không tự hào tự phụ về bản thân mình mà ngược lại. Em rất khiêm tốn và giản dị. Vẫn mái tóc của tạo hoá ban cho, không duỗi, ép, uốn, hấp. Vẫn chiếc áo trắng đơn sơ không cầu kì loè loẹt. Vẫn đôi dép giản dị như bạn bè cùng trang lứa. Đặc biệt em lại rất yêu thương các em nhỏ, em nghĩ rằng  “Trẻ em như búp trên cành” Như Bác Hồ đã từng nói. Em rất quan tâm đến các em có hoàn cảnh khó khăn, có chiếc quần, áo nào em cũng giặt sạch phơi khô và cho các em gia đình còn nghèo khó. Em thường khắc sâu lời dạy của Bác. “Thương người như thể thương thân”. Đặc biệt lúc rảnh rổi em còn dạy chữ viết cho các em nhỏ. Em rất thương yêu các em nên em nào cũng rất yêu quý.
 

1

Là một lớp phó phụ trách học tập, kiêm thủ quỹ của lớp, nhưng chưa bao giờ em chi tiêu không đúng mục đích. Có việc gì cần thăm hỏi, chi tiêu, em đều bàn bạc cụ thể với lớp để chi tiêu cho hợp lí. Sống minh bạch, thẳng thắn, nắm vững quy chế thu chi. Biết thương yêu và giúp đỡ bạn bè. Phong cách lãnh đạo của em rất đáng để cho chúng ta học tập và noi theo. Mười hai năm học nhưng chưa có buổi nào em đi trễ hoặc vắng mặt. Thậm chí khi ốm đau thực sự em vẫn cố gắng đi học để không bị trừ điểm thi đua của lớp. Chăm chỉ, siêng năng, cần cù và chịu khó nên mười hai năm liền em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi của trường, nhưng chưa bao giờ em đi học thêm một buổi. Em sắp xếp thời gian cho việc học rất chu đáo và có khoa học. Sáng học theo lớp. Chiều tự học ở nhà, 4h30 chiều em học giải toán trên ti vi. Tối học và làm các bài tập của các môn Tự nhiên. Sáng 4h30 học các môn Xã hội. Em tự học là chính vì em nghĩ rằng “ Tự học, tự nghiên cưú, tự tìm tòi khám phá là chủ yếu: như lời dạy của Bác ” Siêng học thì mau biết"


                       Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến
                       Siêng làm nhất định sẽ thành công”    

 
Những kết quả đáng tự hào trên mà em đã giành được trong những năm học tập dưới mái trường Phổ thông là thành quả của sự cần cù, siêng năng, chịu khó, biết vươn lên trong cuộc sống. Tự học, tự tìm tòi đã khích lệ em trên bước đường học vấn và sự nghiệp: Em bật mí: Đợt thi Đại học này em sẽ làm hồ sơ thi vào trường Đại học Y - Dược. Mong sao ước mơ của em sẽ trở thành hịên thực, em biết rằng làm nghề Y hơi vất vả cho bản thân, nhưng được chăm lo sức khoẻ cho mọi người là nhiệm vụ vẻ vang. Điều mong muốn nhất của em là: “ Được yêu thương, chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn như bản thân mình đau đớn”. Để thể hiện được tấm lòng của mình với câu nói của Bác. “ Lương Y như từ mẫu”. “Thầy thuốc như mẹ hiền. ”
 
1

Ai có dịp đi qua Tiến hoá. Ghé thăm Trường TH PT Lê Trực. Đến lớp 12 A1. Gặp lớp phó phụ trách học tập. Em có dáng người thon thả, nhanh nhẹn, giả dị, khiêm tốn, nhưng rất tự tin và quyết đoán: Đó chính là Em: Cao Thị Cẩm Nhung. Một gương sáng về mọi mặt mà chúng ta cần phải học tập suốt đời. Và điều đáng khâm phục ở em là 12 năm liền em tự học là chính, chưa bao giờ em đi học thêm 1 buổi nào, và đợt ôn thi tốt nghiệp và Đại học em vẫn tự ôn ở nhà nhưng kết quả rất cao. Đợt thi tốt nghiệp lớp 12 vừa qua em đạt tổng số điểm 26.5. Và thi Đại học vừa rồi em đỗ 2 trường Đại Học. (Đại học Y và Đại học Dược Huế ). Em được nhận học bổng “Hoa Trạng Nguyên.” Vào ngày 22/8 năm 2010 tại Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Ngày em nhận học bổng là ngày ở nhà mẹ lại nhận được hai giấy báo nhập học của trường Đại Học Y - Dược Huế. Em là bông hoa thơm ngát nở trên quê ngoại làng Văn.  Em là cháu ngoại của làng Lệ Sơn. Xin mời các bạn là con em của làng Lệ Sơn hãy đoán xem em là con của thầy, cô giáo nào, là cháu ngoại của ai ? 10 phần quà hấp dẫn đang chờ đón bạn nào đoán đúng và nhanh nhất.  Mọi chi tiết xin liên hệ với cô giáo.
Tác giả bài viết: Lê Hồng Minh
Từ khóa:

Cao Thị Cẩm Nhung

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
DiMinhLê Trực - Đăng lúc: 05/06/2013 10:04
Cẩm Nhung năm 2012 - 2013 gặt hái được thành tích xuất sắc. Được nhận 2 suốt học bổng: 1 của trường trị giá 3.800 ngàn đồng và 1 suốt của Vallet trị giá 12.000.000 đồng. Em thật xứng đáng là bông hoa thơm ngát của quê ngoại làng Lệ Sơn.
Avata
Võ Thắng - Đăng lúc: 20/05/2013 11:21
Năm 2013 Cẩm Nhung liệu có gặt hái thêm thành tích nữa không, anh đang chờ đợi em ...
Chúc làng ta có nhiều tin vui về học tập và quân sự.
Chúc bà con mạnh khỏe !

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 4
  • Hôm nay: 326
  • Tháng hiện tại: 49607
  • Tổng lượt truy cập: 8004890

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net