Giáo sư Lương Duy Thứ, người nặng lòng với quê hương, đất nước
Đăng lúc: Thứ tư - 30/07/2014 07:06 - Người đăng bài viết: bientap03Giới thiệu tuyển thơ văn Quê hương là trái bần chua ngọt của GS.Lương Duy Thứ, người con của quê hương Lệ Sơn
Giáo sư Lương Duy Thứ là giáo sư đầu ngành về Văn học Trung Quốc ở Việt Nam. Là một thanh niên xung phong tiếp quản Thủ đô, được cử đi học Đại học ở Trung Quốc ( 1955-1960) tốt nghiệp về nước được cử đi dạy học nhiều nơi. Các khoa Văn của các trường Đại học lớn của nước ta là Sư phạm Vinh, Sư phạm Việt Bắc, Sư phạm Hà Nội, Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh đều đã là nơi giáo sư từng giảng dạy. Vào hội nhà Văn Việt Nam năm 1990, được phong hàm Giáo sư năm 1991, người thầy giáo đại học kiêm nhà văn ấy miệt mài với sự nghiệp trồng người và sự nghiệp văn chương. Năm 2011, Giáo sư cho xuất bản cuốn sách “ Quê hương là trái bần chua ngọt”, một tuyển thơ văn “để góp tâm huyết với đời, với nghề”.

Cuốn sách 336 trang chia làm bốn phần, chọn lọc những tác phẩm đã viết, đã dịch, đã in của một nhà văn kiêm nhà nghiên cứu, nhà sư phạm lão thành. Phần truyện gồm 9 truyện. Phần kí gồm 11 bài. Phần thơ gồm 3 bài thơ ngắn và 6 bài thơ dịch của các tác gia cổ điển và hiện đại Trung Quốc. Phần truyện dịch tâm đắc gồm 6 truyện, trong đó có truyện Ông già tưới hoa đêm gặp tiên được đưa vào sách giáo khoa Trung học đại lục và Hồng Kông.
Nhìn chung, giữa phần truyện và phần kí nhiều khi, sự phân biệt cũng không thật rành mạch. Dẫu vậy thì xuyên suốt hai phần này, có thể thấy một tấm tình sâu đậm của một người con nặng lòng với quê hương đất nước. Những câu chuyện lạ về làng Lệ Sơn, một trong tám làng nổi tiếng ở Quảng Bình : Sơn, Hà , Cảnh, Thổ, Văn , Võ, Cổ, Kim ( nghe cứ như hai vế tiểu đối của một câu thơ) được tác giả trân trọng ghi lại. Cả con sông Linh Giang và những trái bần cũng được nhìn nhận với sự trìu mến, quý thương:
Sông Gianh chảy từ vùng núi thượng nguồn, đoạn qua làng có tên là Linh Giang. Nỗi nhớ về làng không ai quên được. Nhiều nhà văn nhà thơ đã lấy bút danh Linh Giang. Hai bờ sông là cây bần, một loại cây mọc thẳng, cây to có thể làm cột nhà, rễ cây từng chùm như cây đước trong Nam, giữ đất cho bờ sông khỏi bị sạt lở. Cây bần quanh năm xanh tốt, trái bần giống trái thị, khi chín trái bần rơi xuống nước chao đảo giống như ngôi sao xanh, ăn vừa chua, vừa ngọt. Là loại hoa trái bình dân, nhưng cũng là quà quý của tuổi thơ bên dòng song quê hương. ( trang 20)
Những con người trong huyền thoại như ông Bần, những con người thực nhưng kì lạ như ông Đấu, o Lài, Bảy Vinh, ông nội của tác giả, những học trò có tên đã thành danh được nhắc đến trong truyện và kí đều khiến người đọc cảm động về những thời kì lịch sử khác nhau của quê hương đất nước.
Tôi muốn nhấn mạnh đến nhân vật Duy là nhân vật tác giả kể chuyện trong Một cuộc Tây Du bằng giọng tâm tình. Có thể thấy được những nghĩ suy, những băn khoăn, trăn trở của một người suốt đời gắn bó với Cách mạng, với nghề dạy học và nghiên cứu, một người đội viên Thanh niên xung phong quyết làm “một người Việt Nam chân chính trong thời đại Hồ Chí Minh” trong các quan hệ gia đình, bạn bè, thầy trò, xã hội,… Yếu tố tự truyện có pha lẫn sự hài hước làm tăng tính hấp dẫn của câu chuyện. Nguyên chuyện tác giả giải thích cái tên các cụ đặt cho cũng thật lí thú với người mê chữ nghĩa.
“Thứ là một trong hai nội dung chính của đạo nhân của nhà Nho. Đó là Trung và Thứ. Trung được giải thích là “Kỉ sở lập, lập ư nhân” – điều mình muốn thành đạt thì cũng giúp người khác thành đạt. Còn Thứ là “ Kỉ sở bất dục vật thi ư nhân” – nghĩa là điều mình không muốn thì cũng đừng gán cho người khác. Trong chữ Hán, Thứ thuộc loại hội ý, trên chữ như dưới chữ Tâm; Cha Duy dạy con như vậy nên cả 5 người con trai đều có chữ Tâm ở dưới ( Trung, Thứ, Tuệ, Tưởng, Thái)”. ( trang 41-42).
Một điều chắc là không nhiều người biết : người anh cả của giáo sư Lương Duy Thứ, giáo sư Lương Duy Trung, cũng là một chuyên gia đầu ngành văn học phương Tây ở Việt Nam.
Đối với phần kí thì những bài ghi chép việc quay trở lại trường cũ và việc tiếp xúc với các học giả Đài Loan của tác giả đem đến cho người đọc nhiều thông tin, cảm tình và sự ấm áp, nhiều điểm đáng cùng suy ngẫm. Chẳng hạn các Giáo sư Đài Loan : “ nếp sống cần kiệm đã trở thành tập quán. Quan sát các nhân viên trong Đoàn thì rõ. Họ ăn mặc rất giản tiện, không hề uống rượu và bia, không hề hút thuốc lá”. “ Một xứ sở bình quân đầu người đã lên đến chục ngàn đô la/năm, một xứ sở có thể nói đến điện khí hóa và điện tử hóa mà vẫn luôn giáo dục tinh thần cần kiệm – đó là điều đáng lưu ý, đáng học tập”. ( trang 109)
Về việc tìm hiểu văn hóa Trung Quốc : “ không thể thuộc thơ Đường mà không biết gì về Nho giáo, Đạo gia và Phật giáo. Ngược lại, có lẽ thơ Đường là nơi thể hiện rõ nhất ba cảm hứng Nho giáo, Đạo gia và Phật giáo của Trung Quốc” ( trang 119)
Còn đây là thông tin về sự giao lưu văn hóa Việt Nam với Trung Quốc của người viết và báo cáo chuyên đề “ Giao lưu văn hóa Việt-Trung qua các chặng đường lịch sử”: “…văn học Việt Nam rất ít được giới thiệu ở Trung Quốc. Hầu như ở Trung Quốc chưa hình thành bộ môn Việt Nam học như ở Mỹ, Nhật, Pháp. Trong một buổi dạ hội ở Huệ Châu, sau mấy vòng quốc tế vũ, các bạn cùng lớp xoay ra hát karaoke. Một “tiểu thư phục vụ” ( nay không gọi là đồng chí mà đều gọi là tiểu thư, tiên sinh), mang đến tập danh mục các bài hát quốc tế. Tôi tìm khắp 20 trang mà chỉ thấy toàn bài hát Nhật, Mỹ, Pháp, Indonesia…Không tìm đâu ra một bài hát Việt Nam” ( trang 105-106).
Những bài viết khác ghi lại kỉ niệm ấm lòng với Giáo sư Đặng Thai Mai, nhà văn nhà giáo Trương Chính, và một chi tiết xúc động với các giáo sư danh tiếng của đất nước : “ hai giáo sư Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Hải Hà cùng bí thư Đảng ủy Nguyễn Xuân Hậu đến gặp giáo sư Hoàng Kim Tịnh và nói một câu cảm động : “ Giáo viên chúng tôi không có tiền, mỗi giờ giảng thêm được bồi dưỡng 8 hào, đây là tiền bồi dưỡng 10 giờ giảng, mong anh không chê”. Anh Hoàng Kim Tịnh, nay đã mất, từ chối rất dí dỏm : “ Các anh yên tâm, chúng tôi đã có tiền bồi dưỡng ca mổ ( cũng chỉ 8 hào thôi!)” ( trang 133)
Phần thơ và phần truyện dịch tâm đắc như đã tóm tắt bên trên, chắc chắn sẽ đem lại cho bạn đọc nhiều dư vị.
Cuốn sách “ Quê hương là trái bần chua ngọt” là cuốn tuyển thơ văn của giáo sư Lương Duy Thứ. Tôi vinh dự và may mắn được học giáo sư và được cùng dạy với giáo sư một thời gian ở Khoa Ngữ văn, trường Đại học sư phạm Việt Bắc. Được thầy tặng cho cuốn sách quý, tôi đã say sưa, chăm chú đọc và thay mặt cho những người học trò từng được học thầy, viết những dòng giới thiệu với mọi người như là một lời tri ân thầy của lớp lớp học trò đông đảo khắp ba miền Bắc, Trung, Nam mà thầy đã dạy.
Tác giả bài viết: Vũ Nho
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Thương binh Lê Thanh Ngọc, một nghệ sỹ tài hoa của làng Lệ Sơn (25/07/2017)
- Trưởng trạm y tế xã Văn Hóa Phạm Thị Hồng Nga (26/08/2014)
- Nhớ về những thế hệ trồng người trên quê hương (20/11/2014)
- Hoàng Sâm - Vị tướng nhiều tài năng, huyền thoại (21/12/2014)
- Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." (02/03/2019)
- Tấm lòng của một Thầy giáo mẫu mực (10/11/2014)
- Tự hào về truyền thống nghề giáo của Làng Lệ Sơn (19/11/2016)
- Vài hồi ức về ông Nội tôi, ông Lê Bồ (21/05/2015)
- Những bài thơ trong cuốn nhật ký của cố Đại tá Lê Cương (21/04/2015)
- Nhà báo Lương Duy Cường: Phần thưởng lớn nhất là được tự do cầm bút (21/06/2016)
Những tin cũ hơn
- Nguyễn Thị Ngọc Anh - Á hậu phu nhân Việt Nam toàn cầu 2013 ở Mỹ (25/06/2014)
- Mỗi người, mỗi lĩnh vực. Cũng đều là một mặt trận để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của non sông (03/06/2014)
- Quốc tế công nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ lâu (Bài viết của đại úy, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Minh) (20/05/2014)
- Người sĩ quan cảnh sát biển của quê hương Lệ Sơn đón nhận bằng tiến sĩ (10/05/2014)
- Lê Đức Hà thôn Xuân Tổng - Vượt khó làm giàu (08/05/2014)
- Những góc nhìn qua ảnh của một cô giáo 8X khi trở về thăm quê hương (08/04/2014)
- Nhà thơ Trần Dũng Sỹ, người Lệ Sơn đem thơ đi đánh xứ người (18/02/2014)
- Viết về anh, người sĩ quan cảnh sát biển (Bài viết tri ân ngày nhà giáo Việt nam) (21/11/2013)
- Tìm thân nhân liệt sĩ người Văn Hóa Tuyên Hóa Quảng Bình (29/10/2013)
- Bác Hùng, xóm Bàu Sỏi - Một nhà giáo mẫn cán, một thi sĩ tài hoa (14/08/2013)
Ý kiến bạn đọc
Lương Tiên Sinh - Đăng lúc: 15/06/2013 23:02
Biết làng ta có giáo sư đầu ngành về văn học, quả là niềm tự hào vô bờ bến, không ngờ làng ta lắm người giởi thế bà con.
Mong GS sơm đăng đàn để lớp hậu thế biết nhiều về quê hương. Chúc GS luôn mạnh khỏe, mong con cháu của ông kế thừa được tình yêu quê của ông. Mong lắm thay ...
Biết làng ta có giáo sư đầu ngành về văn học, quả là niềm tự hào vô bờ bến, không ngờ làng ta lắm người giởi thế bà con.
Mong GS sơm đăng đàn để lớp hậu thế biết nhiều về quê hương. Chúc GS luôn mạnh khỏe, mong con cháu của ông kế thừa được tình yêu quê của ông. Mong lắm thay ...
Lê Tiến Dũng - Đăng lúc: 09/08/2012 10:00
GS LDT là nguoi tôi được gọi bằng cậu, là con trai của ông Luong Duy Tâm, em ruột của PGS Lương Duy Trung. Như nhà nghiên cứu Vũ Nho giới thiệu, GS LDT là người nổi tiếng về văn chương, nhất là văn chương Trung Quốc. Báo Langleson.net đã giói thiệu nên giới tiếp. Cháu chuc cậu sức khoe, sống lâu, van chương ra đều. Cháu LTD
GS LDT là nguoi tôi được gọi bằng cậu, là con trai của ông Luong Duy Tâm, em ruột của PGS Lương Duy Trung. Như nhà nghiên cứu Vũ Nho giới thiệu, GS LDT là người nổi tiếng về văn chương, nhất là văn chương Trung Quốc. Báo Langleson.net đã giói thiệu nên giới tiếp. Cháu chuc cậu sức khoe, sống lâu, van chương ra đều. Cháu LTD
Lương Duy Thắng - Đăng lúc: 22/07/2012 22:12
Là độc giả nhưng được đọc lời giới thiệu tác phẩm " Quê hương là trái bần chua ngọt " của Giáo sư Lương Duy Thứ, do nhà giáo Vũ Nho viết và các ý kiến bạn đọc, nhất là ý kiến của anh Trường Lưu Cao Lao, tôi cảm thấy rất vinh dự là em chú bác thúc bá của Giáo sư Thứ. ( thật đáng tiếc, gần như các tác phẩm của Gs gia đình tôi đều có, do Gs đề tặng cô chú Thắng mà tôi chưa cốc dịp giới thiệu). Nhân đây - tôi nghĩ rằng BBT nên liên lạc với Gs ( đang sống ở Hà Nội) để giới thiệu chuyên trang " LLS. NET và xin phép đăng tác phẩm này và nếu được mời Gs tham gia cộng tác lâu dài với chuyên trang.
Là độc giả nhưng được đọc lời giới thiệu tác phẩm " Quê hương là trái bần chua ngọt " của Giáo sư Lương Duy Thứ, do nhà giáo Vũ Nho viết và các ý kiến bạn đọc, nhất là ý kiến của anh Trường Lưu Cao Lao, tôi cảm thấy rất vinh dự là em chú bác thúc bá của Giáo sư Thứ. ( thật đáng tiếc, gần như các tác phẩm của Gs gia đình tôi đều có, do Gs đề tặng cô chú Thắng mà tôi chưa cốc dịp giới thiệu). Nhân đây - tôi nghĩ rằng BBT nên liên lạc với Gs ( đang sống ở Hà Nội) để giới thiệu chuyên trang " LLS. NET và xin phép đăng tác phẩm này và nếu được mời Gs tham gia cộng tác lâu dài với chuyên trang.
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 7
- Hôm nay: 37
- Tháng hiện tại: 325
- Tổng lượt truy cập: 7625798
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Cơ duyên may mắn tôi được cập nhật trang www.langleson.net. Qua trang tin tôi rất vui mừng khi được biết đây là quê hương của hai người thầy kính mến đã từng dạy tôi trong những năm học ĐHSP Hà Nội. Đó là Thầy Lương Duy Trung và thầy Lương Duy Thứ. Đồng thời đây cũng lại là quê của người bạn cùng học là anh Lê Phương.
Mong rằng từ nay hai trang web của 2 làng sẽ ngày càng gắn bó mật thiết hơn nữa !