Những bài thơ trong cuốn nhật ký của cố Đại tá Lê Cương
Đăng lúc: Thứ hai - 20/04/2015 16:18 - Người đăng bài viết: bientap02Những bài thơ trong cuốn nhật ký của cố Đại tá Lê Cương, nguyên là tư lệnh binh chủng hoá học Quân đội nhân dân Việt Nam. Tư liệu do anh Lê Ngọc Tĩnh, con trai cố Đại tá cung cấp.
Đại tá Lê Cương
Nguyên là tư lệnh binh chủng hoá học
Lời dẫn của anh Lê Ngọc Tĩnh (con trai cố Đại tá Lê Cương)
Người lính đâu chỉ biết súng đạn và đánh nhau / Mỗi lời nói phải đâu toàn mệnh lệnh.
Thế nhưng mấy ai hiểu hết được tâm sự của những người trước khi xông pha trận mạc, họ cũng từng cầm viết, cầm cày, cuốc như những người đàn ông bên những luỹ tre làng. Trong thế hệ đó, có một người lính trải qua các cuộc chiến tranh, đánh Pháp rồi đánh Mỹ, biên giới Tây-Nam, biên giới phía Bắc. Cả cuộc đời binh nghiệp vào sinh ra tử, cho đến tuổi già, khước từ những ưu ái và vật chất xa hoa, phù phiếm, trở về xứ Lệ, sống một cuộc sống bình dị với ruộng vườn; nơi mà người cha đã thay con, người vợ thay chồng, lo toan việc đồng áng để 4 đứa con trai yên tâm chiến đấu, góp phần cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Con người bình dị đó trải qua 40 năm quân ngũ đã được Nhà nước ta tặng thưởng không biết bao nhiêu Huân-Huy chương, còn có cả Huân chương của chính phủ CamPuChia nữa. Khi trở về quê, sống một cuộc sống giản dị, không khác gì một lão nông thực sự. Giữa cuộc sống bộn bề, biết bao nỗi lo toan vất vả, hết đánh giặc trở về quê hương đáng lẽ được an hưởng tuổi già thì phải chăm sóc người bạn đời, vì chồng vì con mà quá lam lũ, để rồi kiệt sức bị bệnh liệt giường. Từ việc đồng áng cho đến việc tập thể, việc họ. việc làng, vừa phải chăm sóc bà, từ bát cháo,thang thuốc lặn lội khắp miền xa Thanh Hoá, Hà Tĩnh, mong sao cho bà hồi phục. Công việc âm thầm lặng lẽ và chu đáo, không làm phiền đến các con, để các con yên tâm công tác. Sau khi bà mất, vắng đi người bạn đời chung thuỷ, phần vì buồn nhớ, phần vì sức khoẻ sa sút, con cái đi làm việc xa, thiếu đi sự chăm sóc của người thân, bệnh càng trầm trọng hơn và ông đã ra đi ở tuổi 76 trong nỗi tiếc thương của con cháu, bà con thân tộc và xóm giềng. Trong một lần dọn dẹp lụt, tình cờ tôi tìm được một số cuốn nhật ký của ông, nhưng do thời gian quá lâu, phần bị nước thấm hỏng, chỉ còn lại nửa cuốn nhật ký còn đọc được, tôi bồi hồi xúc động, lật những trang sót lại. Khi đọc những bài thơ trong cuốn nhật ký, tôi mới hiểu được tâm tình của người lính. Nếu như không có chiến tranh, giá như bọn giặc ngoại xâm không giày xéo Tổ quốc ta, có lẽ Cha tôi cũng đã trở thành một giáo viên hay một công chức như những người khác trong làng rồi.
Tôi cũng không tham vọng kể lể hay khoe khoang điều gì về ông, chỉ muốn mọi người biết về những bài thơ của một người lính, tâm hồn người lính, những mong ước hoài bão của những người lính Cụ Hồ đầy lòng nhiệt huyết, ra đi chiến đấu vì quê hương, vì Tổ quốc. Một thế hệ vinh danh cho dân tộc, tâm sự của ông cũng là sự chung của những con người mặc áo lính, những người con đất Lệ
Tôi cũng không tham vọng kể lể hay khoe khoang điều gì về ông, chỉ muốn mọi người biết về những bài thơ của một người lính, tâm hồn người lính, những mong ước hoài bão của những người lính Cụ Hồ đầy lòng nhiệt huyết, ra đi chiến đấu vì quê hương, vì Tổ quốc. Một thế hệ vinh danh cho dân tộc, tâm sự của ông cũng là sự chung của những con người mặc áo lính, những người con đất Lệ
Xuất xứ bài thơ 1: Năm 1973, sau hiệp định Pari, tạm thời đình chiến, cái tết hoà bình đầu tiên sau bao năm chiến tranh, xuân Giáp Dần 1974. Ai cũng háo hức vui mừng, nhà nhà có con đi bộ đội đều mong ngóng đứa con bao năm chưa về. Ông nội tôi, Mẹ tôi, các Thím cũng vậy, khoảng 25 đến 27 tháng chạp, hễ có người nào mang chiếc ba lô con cóc vào làng, thì trống ngực cứ như muốn nhày ra ngoài. Ông tôi, cả bốn người con trai đều trong quân ngũ, ông chỉ mong sao có một đứa về cũng được. Nhưng việc quân sự đâu phải việc nhà mà muốn là được ngay. Ông biết vậy nhưng vẫn cứ mong, cứ ngóng. Hồi đó tôi còn nhỏ đâu có hiểu được nỗi lòng của một người cha đang mong đợi con từ chiến trường về. Rồi Giao thừa đã đến, chính giữa phút giao thời mong đợi đó, một niềm vui bay đến, dù người thân không về được, nhưng đã có một người lính mang bức thư của cha tôi đến tận nhà. Dù chỉ là bức thư, nhưng cũng giống như các con đã về đoàn tụ cùng Ông nội. Trong thư Ba tôi viết: Vì nhiệm vụ của Tổ quốc mà con không làm trọn đạo hiếu với cha, hẹn ngày đất nước hoà bình, các con sẽ về để làm tròn bổn phận. Trong thư, ngoài lời hỏi thăm chúc tết, những tình cảm chứa chan trong lòng trào dâng, nỗi niềm hân hoan chiến thắng của quân và dân ta, ông đã cảm hứng viết nên bài thơ tặng Cha già
XUÂN QUÝ SỬU
Quý Sửu xuân sang súng đã ngừng,
Bao ngày mong đợi nỗi vui mừng.
Xin hẹn cùng cha, tròn nhiệm vụ
Mai về sum họp, đủ các con.
Mỗi độ xuân sang, ở xa nhà
Bao niềm xao xuyến nỗi lòng ta.
Vui với nàng xuân, hoa chen lá,
Vui cùng đất nước tiến quân ca.
Quý Sửu xuân nay ở xa nhà,
Cờ bay phấp phới rộn lời ca.
Đất nước tưng bừng xuân đại thắng.
Bao người chiến sĩ vẫn xông pha.
Vui nỗi nào hơn nước non nhà.
Bao năm chinh chiến vượt can qua.
Mỹ cút, Nguỵ nhào giành thắng lợi.
Hoà bình lập lại thắm muôn hoa.
Tuy đã tắt đi lửa chiến trường,
Quân thù còn đó, nửa quê hương !
Niềm vui chưa trọn, người chiến sĩ,
Còn vì non nước, gác nhớ thương.
Xuất xứ bài thơ 2: Trong giờ phút giao thừa thiêng liêng đó, nỗi nhớ cha day dứt, thương người vợ tần tảo thay chồng đảm đang mọi việc; nhớ những đứa con thân yêu không được gần gũi, chẳng mấy khi chúng thấy mặt cha . Vì nhiệm vụ thiêng liêng của Tỏ quốc mà đành khất tiếp một Xuân nữa xa nhà. Không biết đây là mùa xuân xa nhà thứ bao nhiêu nữa, bởi chính mình là người lính, khi đất nước chưa thanh bình thì người lính không thể buông súng để có một giờ ngơi nghỉ. Trong tâm hồn ngập tràn nỗi nhớ, bài thơ cũng đã ra đời sau phút giao thừa của mùa xuân 1974.
SƠ CẢM NGÀY XUÂN
( Xuân Giáp Dần1974)
Quý Sửu qua, Giáp Dần đã tới,
Hai tết rồi, nhà đợi người xa.
Tàu xe thông suốt vào ra,
Ngày xuân sum họp sao ta không về ?
Gió xuân thổi, lòng quê man mác,
Trời về khuya lác đác sương rơi,
Bâng khuâng trong tiếng à… ơi…
Hồn thơ thức dậy những lời mẹ ru.
Cha hôm sớm cần cù tóc bạc,
Ôi hiền từ, chất phác bao la.
Thương con việc nước xông pha,
Nâng niu đàn cháu lo xa tính gần.
Đời chiến sĩ vui xuân chiến đấu,
Nỗi niềm riêng em thấu cho chăng ?
Việc quân không hẹn tuần trăng,
Khi nào hết giặc, thong dong anh về.
Xuất xứ bài thơ 3: Còn đây là bài thơ viết năm 1972, khi cả ba anh em đều bộ đội, người chú Út đã học Đại học năm thứ tư, lại tình nguyện lên đường vào Nam chiến đấu, ông có 4 người con trai cùng một lúc tại ngũ. Ngày 09/01/1972 trong thư gửi Bọ, báo tin chú Út đi thực tập xong được tuyển vào bộ đội. Đông viên, khêu gợi niềm tự hào của gia đình Bọ có bốn đứa con trai đều vào quân đội cách mạng, ông đã làm bài thơ chữ Hán :
Huynh đương tại ngũ, Đệ tòng quân,
Toàn gia nam tử vi Quốc, vi dân.
Thê nhi, lão phụ, hậu phương đảm.
Hiếu trung viên mãn, chi gia siêu.
Xuất xứ bài thơ 4: Hết chiến tranh chống Mỹ, tưởng sẽ được ngơi nghỉ, nhưng hai cuộc chiến nữa ở hai đầu Tổ quốc, lại tiếp tuc xông pha, ngay cả khi người cha thân yêu sắp mất, đau đáu chờ con về, nhưng một ngày, rồi hai, ba ngày, hết một tuần vẫn biệt tăm. Ở nơi địa đầu Móng Cái, mặc dù biết Cha hấp hối, nhưng kẻ thù còn trước mắt, không thể vì tình riêng mà mang tội với Tổ quốc, nỗi lòng như dao cắt, ông đành gạt lệ, chịu bất hiếu với người cha quá cố vì chưa thể về để chịu tang cha.Ông nội tôi đã ra đi vào cõi vĩnh hằng mà vẫn không được gặp mặt Cha tôi lần cuối. Mãi đến nửa tháng sau, cha tôi mới về được. Năm 1986 ông được nghỉ hưu, trở về quê, lại lao vào đồng áng, gánh vác trọng trách thay con, mặc dù trăm công ngàn việc, nhưng vẫn ghi, vẫn viết thường xuyên, một số bài do thất lạc và nhoè đi vì mưa gió nhưng còn lại một vài bài như Em Út tôi, Ba tôi tặng lại Chú khi Chú có thư mừng anh trai 61 tuôi.
EM ÚT TÔI
Vắng hơi mẹ khi đang cần bú mớm,
Nhờ sắn khoai, ấp ủ cánh tay cha.
Mái đầu xanh, lại khuất bóng cha già.
Việc gia thất, tự thân ta lo liệu.
Tuổi thơ ấu ra công đèn sách
Xếp bút nghiên, đánh Mỹ xông pha.
Khúc quân hành, vang khải hoàn ca,
Quay gót lại sân trình cửa Khổng.
Rồi đất nước sang trang sử mới,
Đâu phải thuận chiều phơi phới đi lên.
Nhiều đổi thay gian khổ, truân chuyên,
Biết bao kẻ ngả nghiêng, chao đảo.
Trong sóng gió, phong trần tỉnh táo.
Vững lòng tin vào Đảng kiên cường.
Tiếng gà xuân, náo nức bốn phương,
Bình minh dậy, vừng dương sáng lạnh.
Vui biết mấy
Em ơi
Trời đã sáng.
XUÂN QUÝ SỬU
Quý Sửu xuân sang súng đã ngừng,
Bao ngày mong đợi nỗi vui mừng.
Xin hẹn cùng cha, tròn nhiệm vụ
Mai về sum họp, đủ các con.
Mỗi độ xuân sang, ở xa nhà
Bao niềm xao xuyến nỗi lòng ta.
Vui với nàng xuân, hoa chen lá,
Vui cùng đất nước tiến quân ca.
Quý Sửu xuân nay ở xa nhà,
Cờ bay phấp phới rộn lời ca.
Đất nước tưng bừng xuân đại thắng.
Bao người chiến sĩ vẫn xông pha.
Vui nỗi nào hơn nước non nhà.
Bao năm chinh chiến vượt can qua.
Mỹ cút, Nguỵ nhào giành thắng lợi.
Hoà bình lập lại thắm muôn hoa.
Tuy đã tắt đi lửa chiến trường,
Quân thù còn đó, nửa quê hương !
Niềm vui chưa trọn, người chiến sĩ,
Còn vì non nước, gác nhớ thương.
Xuất xứ bài thơ 2: Trong giờ phút giao thừa thiêng liêng đó, nỗi nhớ cha day dứt, thương người vợ tần tảo thay chồng đảm đang mọi việc; nhớ những đứa con thân yêu không được gần gũi, chẳng mấy khi chúng thấy mặt cha . Vì nhiệm vụ thiêng liêng của Tỏ quốc mà đành khất tiếp một Xuân nữa xa nhà. Không biết đây là mùa xuân xa nhà thứ bao nhiêu nữa, bởi chính mình là người lính, khi đất nước chưa thanh bình thì người lính không thể buông súng để có một giờ ngơi nghỉ. Trong tâm hồn ngập tràn nỗi nhớ, bài thơ cũng đã ra đời sau phút giao thừa của mùa xuân 1974.
SƠ CẢM NGÀY XUÂN
( Xuân Giáp Dần1974)
Quý Sửu qua, Giáp Dần đã tới,
Hai tết rồi, nhà đợi người xa.
Tàu xe thông suốt vào ra,
Ngày xuân sum họp sao ta không về ?
Gió xuân thổi, lòng quê man mác,
Trời về khuya lác đác sương rơi,
Bâng khuâng trong tiếng à… ơi…
Hồn thơ thức dậy những lời mẹ ru.
Cha hôm sớm cần cù tóc bạc,
Ôi hiền từ, chất phác bao la.
Thương con việc nước xông pha,
Nâng niu đàn cháu lo xa tính gần.
Đời chiến sĩ vui xuân chiến đấu,
Nỗi niềm riêng em thấu cho chăng ?
Việc quân không hẹn tuần trăng,
Khi nào hết giặc, thong dong anh về.
Xuất xứ bài thơ 3: Còn đây là bài thơ viết năm 1972, khi cả ba anh em đều bộ đội, người chú Út đã học Đại học năm thứ tư, lại tình nguyện lên đường vào Nam chiến đấu, ông có 4 người con trai cùng một lúc tại ngũ. Ngày 09/01/1972 trong thư gửi Bọ, báo tin chú Út đi thực tập xong được tuyển vào bộ đội. Đông viên, khêu gợi niềm tự hào của gia đình Bọ có bốn đứa con trai đều vào quân đội cách mạng, ông đã làm bài thơ chữ Hán :
Huynh đương tại ngũ, Đệ tòng quân,
Toàn gia nam tử vi Quốc, vi dân.
Thê nhi, lão phụ, hậu phương đảm.
Hiếu trung viên mãn, chi gia siêu.
Xuất xứ bài thơ 4: Hết chiến tranh chống Mỹ, tưởng sẽ được ngơi nghỉ, nhưng hai cuộc chiến nữa ở hai đầu Tổ quốc, lại tiếp tuc xông pha, ngay cả khi người cha thân yêu sắp mất, đau đáu chờ con về, nhưng một ngày, rồi hai, ba ngày, hết một tuần vẫn biệt tăm. Ở nơi địa đầu Móng Cái, mặc dù biết Cha hấp hối, nhưng kẻ thù còn trước mắt, không thể vì tình riêng mà mang tội với Tổ quốc, nỗi lòng như dao cắt, ông đành gạt lệ, chịu bất hiếu với người cha quá cố vì chưa thể về để chịu tang cha.Ông nội tôi đã ra đi vào cõi vĩnh hằng mà vẫn không được gặp mặt Cha tôi lần cuối. Mãi đến nửa tháng sau, cha tôi mới về được. Năm 1986 ông được nghỉ hưu, trở về quê, lại lao vào đồng áng, gánh vác trọng trách thay con, mặc dù trăm công ngàn việc, nhưng vẫn ghi, vẫn viết thường xuyên, một số bài do thất lạc và nhoè đi vì mưa gió nhưng còn lại một vài bài như Em Út tôi, Ba tôi tặng lại Chú khi Chú có thư mừng anh trai 61 tuôi.
EM ÚT TÔI
Vắng hơi mẹ khi đang cần bú mớm,
Nhờ sắn khoai, ấp ủ cánh tay cha.
Mái đầu xanh, lại khuất bóng cha già.
Việc gia thất, tự thân ta lo liệu.
Tuổi thơ ấu ra công đèn sách
Xếp bút nghiên, đánh Mỹ xông pha.
Khúc quân hành, vang khải hoàn ca,
Quay gót lại sân trình cửa Khổng.
Rồi đất nước sang trang sử mới,
Đâu phải thuận chiều phơi phới đi lên.
Nhiều đổi thay gian khổ, truân chuyên,
Biết bao kẻ ngả nghiêng, chao đảo.
Trong sóng gió, phong trần tỉnh táo.
Vững lòng tin vào Đảng kiên cường.
Tiếng gà xuân, náo nức bốn phương,
Bình minh dậy, vừng dương sáng lạnh.
Vui biết mấy
Em ơi
Trời đã sáng.
Tác giả bài viết: Lê Ngọc Tĩnh
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Giới thiệu bài viết về một gương sáng điển hình của Cô giáo Trần Thị Thủy (12/05/2015)
- Lê Bảo Ngọc, làm rạng danh quê ngoại Làng Lệ Sơn (01/08/2015)
- Lê Bảo Ngọc đăng quang ngôi vị cao nhất Đồ Rê Mí 2015 (04/09/2015)
- Ngẫm về sự học nơi đây (21/10/2015)
- Những thành phố lớn có đường mang tên Hoàng Sâm (05/05/2015)
- Thương binh Lê Thanh Ngọc, một nghệ sỹ tài hoa của làng Lệ Sơn (24/07/2017)
- Tự hào về truyền thống nghề giáo của Làng Lệ Sơn (18/11/2016)
- Vài hồi ức về ông Nội tôi, ông Lê Bồ (21/05/2015)
- Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." (01/03/2019)
- Nhà báo Lương Duy Cường: Phần thưởng lớn nhất là được tự do cầm bút (21/06/2016)
Những tin cũ hơn
- Hình ảnh Tiến sỹ Nguyễn Thanh Minh - người Lệ sơn nhận giải thưởng sử học Phạm Thận Duật năm 2014 (30/11/2014)
- Mang truyền thống Làng Lệ Sơn, cả gia đình tôi làm nghề "Trồng người" (16/11/2014)
- Cao Thị Hương Sen, giọng ca trữ tình của khúc ruột miền Trung (12/11/2014)
- Hoàng Sâm - Vị tướng nhiều tài năng, huyền thoại (20/12/2014)
- Nhớ về những thế hệ trồng người trên quê hương (19/11/2014)
- Trưởng trạm y tế xã Văn Hóa Phạm Thị Hồng Nga (26/08/2014)
- Nguyễn Thị Ngọc Anh - Á hậu phu nhân Việt Nam toàn cầu 2013 ở Mỹ (25/06/2014)
- Mỗi người, mỗi lĩnh vực. Cũng đều là một mặt trận để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của non sông (02/06/2014)
- Quốc tế công nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ lâu (Bài viết của đại úy, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Minh) (20/05/2014)
- Người sĩ quan cảnh sát biển của quê hương Lệ Sơn đón nhận bằng tiến sĩ (10/05/2014)
Ý kiến bạn đọc
BBT - Đăng lúc: 18/07/2012 09:54
Kính gửi bạn Lực Đồng Hới. Bất kể thơ hay bài viết , tiểu thuyết hay tự sự. Nói về một thời binh lửa mà các Mẹ, các Bác, các Chú, các Anh,các Chị .Là người Lệ Sơn đã gác tuổi xuân và cuộc đời của mình, để đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc, gìn giữ sự bình yên cho nhân dân đều được hết. Phần thưởng như BBT đã ra tiêu chí. Bạn có thể gõ trực tiếp tiêu đề: " Chuyên trang phát động phong trào viết về chủ đề Thắp nến tri ân" để biết cụ thể hơn. BBT đang tập hợp các bài viết có liên quan để biên tập đăng tin, đồng thời lựa chọn để công bố đầu tháng 8 tới. Rất cám ơn bạn đã để ý và dành tình cảm cho trang tin
Kính gửi bạn Lực Đồng Hới. Bất kể thơ hay bài viết , tiểu thuyết hay tự sự. Nói về một thời binh lửa mà các Mẹ, các Bác, các Chú, các Anh,các Chị .Là người Lệ Sơn đã gác tuổi xuân và cuộc đời của mình, để đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc, gìn giữ sự bình yên cho nhân dân đều được hết. Phần thưởng như BBT đã ra tiêu chí. Bạn có thể gõ trực tiếp tiêu đề: " Chuyên trang phát động phong trào viết về chủ đề Thắp nến tri ân" để biết cụ thể hơn. BBT đang tập hợp các bài viết có liên quan để biên tập đăng tin, đồng thời lựa chọn để công bố đầu tháng 8 tới. Rất cám ơn bạn đã để ý và dành tình cảm cho trang tin
Lực Đồng Hới - Đăng lúc: 18/07/2012 07:56
Bài ni có được đề cử không a, em thấy bài ni có ý nghĩa a. Xin hỏi BTC, phần thưởng là cái chi rứa a ?
Bài ni có được đề cử không a, em thấy bài ni có ý nghĩa a. Xin hỏi BTC, phần thưởng là cái chi rứa a ?
Đông Tây - Đăng lúc: 07/07/2012 06:28
Sao dạo này không thấy Ngọc Tiệp xuất hiện hè, chắc đang bận chi đó ...
Cảm ơn tác giả, cảm ơn BBT. Đại tá Lê Cương mãi là hình tượng của Làng Lệ Sơn
Sao dạo này không thấy Ngọc Tiệp xuất hiện hè, chắc đang bận chi đó ...
Cảm ơn tác giả, cảm ơn BBT. Đại tá Lê Cương mãi là hình tượng của Làng Lệ Sơn
xuân sơn - Đăng lúc: 25/06/2012 03:00
@Độc giả: hình như bạn đọc nhầm thì phải: 4684 lượt người vào xem lls.net chứ có phải 4684 vạn lượt đâu (đến lúc này mới 7007 lượt) nếu tui nói sai thì xin lỗi nhé ! :D
@Độc giả: hình như bạn đọc nhầm thì phải: 4684 lượt người vào xem lls.net chứ có phải 4684 vạn lượt đâu (đến lúc này mới 7007 lượt) nếu tui nói sai thì xin lỗi nhé ! :D
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 9
- Khách viếng thăm: 8
- Máy chủ tìm kiếm: 1
- Hôm nay: 839
- Tháng hiện tại: 9867
- Tổng lượt truy cập: 8497611
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Lệ sơn mãi mãi trân trọng những phẩm chất gần gũi, tình cảm của những người lính Bộ đội Cụ Hồ. Cố đại tá Lê Cương là niềm tự hào của cãc thế hệ sau