Những ngọn núi mùa lụt của làng Lệ Sơn
Đăng lúc: Thứ sáu - 29/09/2017 07:49 - Người đăng bài viết: bientap021. Khi nước vừa rút và các anh chị ấy chạy được về thì thấy bác (tức chị dâu của ba tôi) ngồi trên tra (gác xép gỗ), chân thả thỏng xuống, nói gì đó yếu ớt, không ai nghe rõ. Trong nhà, bùn lõng bõng, dấu nước chỉ nước lụt đã tráng qua ban thờ. Nghe tiếng các con về, bác không kịp chờ con trai cả lên cõng xuống, đái luôn, để nước tồ tồ chảy từ trên tra xuống nền nhà. Bác nói: Hai ngày nay, tao nhịn ăn, nhịn uống, nhịn cả đái…
Bác dâu tôi gần 90 rồi. 8 người con ở xa hết. Chị út lấy chồng gần nhất cũng cách 5 cây. Nước lụt lên ầm ầm, nhanh như cắt, cách 5 cây số không có xuồng và không biết xuồng cũng chẳng khác gì các anh chị khác ở xa dăm, bảy trăm cây số. Làng tôi 3.500 nhân khẩu mà có đến 750 cụ cao tuổi, trong đó đếm áng chừng khoảng 200 cụ bà trên 80 tuổi ở một mình. Ấn tượng nhất với tôi sau lũ về làng là hình ảnh những mệ ( bà) già ngồi nhìn như hóa đá ra cửa, nơi cây cối đổ ngổn ngang, củi rèo từ thượng nguồn về chất kín. Nếu các con không về được, chẳng mệ nào í ới cả. “Mình lo được cả. Rồi cũng xong cả. Đừng nói gì thêm mà chúng nó nóng ruột. Chúng nó mà lo quá rồi lại bắt mình đi theo ra thành phố...”. Các mệ - một giọng, một ý như nhau. Nói chung, không muốn đi đâu. Nếu không có họ, từng mái nhà chắc sẽ chông chênh lắm. Không có họ, làng sẽ vắng dần. Những người gia quê tôi, bám vào từng mảnh vườn, từng cái bếp nhỏ, từng cái tra gỗ cũ mà bền một cách bền bỉ, vững chãi như những ngọn núi…
Làng Lệ Sơn được bao bọc bởi các dãy núi, có phong cảnh sơn thủy hữu tình. ảnh: A.T
2. Khi không bão càn, lụt to, nắng khô, gió rát, làng Lệ Sơn đẹp như một bức tranh, lưng tựa vào những ngọn núi đá vôi hùng vĩ của dãy Trường Sơn, phía mắt nhìn ra sông Gianh xanh ngắt. Truyền thuyết xưa kể rằng: Làng Lệ Sơn có 99 chóp núi. Vì con Phượng hoàng thứ 100 không có chóp núi để đậu nên làng không được chọn là kinh đô. Người Lệ Sơn quá nửa đầu thế kỷ 20 chỉ có hai nghề chính là làm ruộng và dạy học nhưng cũng đã xê dịch nhiều. Giờ, người làng càng ngày càng đi xa khắp nước. Đến cả vùng xa xôi như Bình Phước, Gia Lai, Lâm Đồng…còn cả xóm người Lệ Sơn.
Tết Nguyên đán, Tết Độc lập người làng làm ăn xa tứ xứ về đông nghịt. Lũ lụt xong, mọi người í ới gọi nhau trở về làng. Kể cả những người không còn nhà, không còn mạ ở làng cũng thổn thức cùng làng theo con nước lên. Thuyền cứu trợ, máy nổ, gạo, mì, tiền bạc của cả nước đã theo cùng những người con Lệ Sơn về làng.
Sau trận lụt lớn trong năm, khi nước vừa rút, khi những người lái xe quen đường và to gan lớn mật có thể bì bõm lội nước, vượt bùn, những người con xa quê ở xã Văn Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình (tên hành chính của làng Lệ Sơn) vội vàng tìm về làng. Về trước hết để coi: “Mạ ra răng (thế nào) rồi. Về để soạn lụt cho mạ dù có nhà, ba mạ đã ngồi lên bàn thờ. Khi con nước lên, nước xuống, ở xa phập phồng cùng những bức ảnh, lời sẻ chia, câu thơ qua facebook của người làng, có cảm giác 99 ngọn núi không chỉ bao quanh ranh giới có thật của làng nữa. Như thể 99 ngọn núi đang dịch chuyển để ở cùng người Lệ Sơn ở tứ xứ, làm trụ cột tinh thần Làng cho những người con đi xa và trở về.
Những ngọn núi bám rễ sâu ở làng – và những ngọn núi tinh thần Làng ở xa đang gắn quyện vào nhau thành những chóp núi Lệ Sơn thời nay vừa bền vững, can trường vừa dẻo dai, linh hoạt.
Hoàng hôn trên sông Gianh, Lệ Sơn. ảnh: T.A
3. Mưa to, gió lớn, khi nước lên tràn qua con hói (rạch) len qua các hố (ngõ) để vào thôn xóm, dù ở xa hàng ngàn cây số, người Lệ Sơn tứ xứ gọi điện cho nhau để “nắm tình hình”. Nếu không liên lạc được với người nhà, đa số đều gọi cho lãnh đạo thôn, xã. Trong hơn chục năm trở lại đây, cán bộ xã quê tôi đa số là trẻ. Thì phải trẻ mới chịu nổi thức đêm canh nước, mới có thể lội nước, soạn lụt cùng dân. Và đặc biệt, chịu được áp lực của việc… chia quà cứu trợ.
Người làng Lệ Sơn người đi xa nhiều hơn người ở làng. Đi xa, biết nhiều thứ hay, dở của thiên hạ. Nếu về làng không đem tấm chân tình ra với nhau, không thấu hiểu cái khổ của cán bộ thôn xã quanh năm trần lưng ra với lụt, bão, nắng, hạn mà bắt bẻ thì “cán bộ ở nhà” càng khổ trăm bề. May mà họ trẻ!
Làng và Núi đã khác xưa. Nhưng Làng và Núi không mất đi. Làng và Núi của xứ lắm lụt nhiều bão bên triền Gianh đang chiếm ngự tinh thần của người Lệ Sơn chúng tôi thời nay theo cách của thời nay mà thôi… /.
Những tin cũ hơn
- Đất học bên sông Gianh (11/09/2017)
- Danh hương Lệ Sơn (25/05/2017)
- Thư mời khánh thành Chùa quê hương (15/04/2016)
- Vài nét chấm phá về tài nguyên, sản vật, cảnh quan làng Lệ Sơn (14/06/2017)
- Đoàn xã Văn Hóa thực hiện kế hoạch "Thắp sáng đường quê". Trong chương trình vận động và quyết tâm xây dựng nông thôn mới (04/08/2014)
- "Trượng mới về à ?", một thuật ngữ Lạ mà quen ở Làng Lệ Sơn (07/05/2014)
- Báo du lịch và các công ty lữ hành viết về cảnh đẹp vùng quê Lệ Sơn (21/04/2014)
- Đoán địa danh qua bản đồ vệ tinh (13/10/2012)
- Những hình ảnh trên công trường nhà máy xi măng Văn Hóa (11/08/2012)
- Hình ảnh về trường phổ thông cơ sở Văn Hóa (01/06/2012)
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 7
- Hôm nay: 410
- Tháng hiện tại: 26650
- Tổng lượt truy cập: 8386661
Liên kết làng quê Quảng Bình
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Ý kiến bạn đọc