1
  • image
  • image
  • image
  • image
07:54 ICT Thứ năm, 25/04/2024

Đất học bên sông Gianh

Đăng lúc: Thứ hai - 11/09/2017 08:07 - Người đăng bài viết: bientap02
Xưa nay, nhắc đến làng Lệ Sơn, nay là xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, người ta thường nhắc đến truyền thống hiếu học. Nhiều người con của Văn Hóa đã học hành thành tài. Và giờ đây, vùng đất nổi danh đó vẫn duy trì việc khuyến học, khuyến tài để động viên con em theo đạo học. Vùng đất “Đệ nhất bát danh hương”

Theo các tài liệu ghi, vùng đất Lệ Sơn-Văn Hóa (Tuyên Hóa) đã nổi danh từ hàng trăm năm trước và được mệnh danh là “Đệ nhất bát danh hương” trong tám ngôi làng nổi tiếng văn vật của Quảng Bình: Sơn - Hà - Cảnh - Thổ - Văn - Võ - Cổ - Kim (Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngọa, Văn La, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại). Năm 1471, tướng quân Lê Văn Hành hộ tống vua Lê Thánh Tông dẹp loạn Chiêm Thành khi đi qua đây đã trầm trồ, khen ngợi địa thế phong thủy rất đẹp của vùng đất. Văn Hóa nằm tựa lưng vào 99 ngọn núi, nhìn sang phía sông Gianh có Lèn Rồng, nhìn lên hướng đông nam có dãy núi Lèn Bảng, quay sang hướng tây bắc có lèn Bạch Mã, trước mặt có dòng sông Gianh uốn mình ôm lấy làng như cánh võng. Khi dẹp xong giặc, ông xin vua Lê cho gia đình cùng đinh tráng của 8 họ vào khai khẩn 800 mẫu ruộng để lập ấp, đó là sơ khai của làng. Sau đó, đích thân Lê Văn Hành ra Nghệ An mời thầy đồ Trần Cảnh Huống vào mở trường dạy học, mở mang dân trí, đặt nền móng vững chắc cho đạo học của làng.

 Ông Hoàng Đình Bá, Chủ tịch Hội khuyến học xã Văn Hóa kể lại truyền thống hiếu học của quê hương.
Ông Hoàng Đình Bá, Chủ tịch Hội khuyến học xã Văn Hóa kể lại truyền thống hiếu học của quê hương.

Đất Văn Hóa nằm bên sông Gianh, hàng năm phải gánh chịu nhiều trận lũ, mùa hè nước sông nhiễm mặn khiến cho đời sống của bà con gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng người dân Văn Hóa lấy đạo học làm đầu với quan niệm “Một nong vàng không bằng một sàng chữ” và xem đây như là “bảo bối” để vượt lên thoát đói nghèo, chống lại khắc nghiệt của thiên nhiên. Học trò xã Văn Hóa ngày xưa đi học phải qua đò. Các vị chức sắc trong làng, xã ngày xưa cũng luôn quan tâm đến công tác khuyến học, khuyến tài và khuyến điền. Những ai đỗ đạt cao trong học tập được thưởng cho những thửa ruộng tốt nhất. Nơi đây người ta lấy việc học làm thước đo cho sự thành đạt, trưởng thành.

 

Với truyền thống hiếu học như thế nên xã Văn Hóa đã có hơn 800 người làm nghề dạy học (từ dạy mầm non cho đến sau đại học) cả trong và ngoài nước. Trong đó có nhiều người là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân... đang giữ những chức vụ cao hay giảng dạy tại các trường đại học danh tiếng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng... và hàng chục vị tướng, tá quân đội, công an. Những gương mặt tiêu biểu có thể kể như: Thiếu tướng Hoàng Sâm, nguyên Đội trưởng Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân; Phó giáo sư, Tiến sỹ Lương Ngọc Bính, hiện là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; 2 anh em ruột nhà nghiên cứu lịch sử danh tiếng Giáo sư Lương Duy Trung và Lương Duy Thứ; Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Nguyễn Tư Thế ở Bệnh viện Trung ương Huế; ông Lê Duy Bách, một trong những tiến sỹ đầu tiên của ngành Địa chất...


Nở rộ phong trào khuyến học


 

Để có những “mùa quả ngọt” như ngày hôm nay, người Văn Hóa đã cần cù, nỗ lực rất nhiều trong học tập cũng như lao động. Ngoài ra, phải kể đến công tác khuyến học, khuyến tài được duy trì lâu naỵ. Hiện toàn xã có 10 thôn nhưng có đến 19 chi hội, ban khuyến học. Ngoài ra, các dòng họ, gia đình đều có quỹ khuyến học và cách làm khuyến học khác nhau. Ban chấp hành Hội Khuyến học xã hiện có 15 người, trong đó có 80% là những người từng làm quản lý trong ngành giáo dục. Xã có trên 4.000 khẩu, hơn 1.000 hộ nhưng có tới 1.300 hội viên Hội Khuyến học. Hàng ngày, các thành viên trong Hội phối hợp với các gia đình, dòng họ để tuyên truyền, vận động con em học tập; lấy các điển hình học sinh và những gia đình có truyền thống hiếu học, gia đình làm tốt công tác khuyết học để tuyên truyền...  

Cầu Văn Hóa tạo điều kiện cho con em trong xã đi học thuận lợi hơn.
Cầu Văn Hóa tạo điều kiện cho con em trong xã đi học thuận lợi hơn.

Nguồn quỹ khuyến học của xã được thu từ nhân dân, mỗi người đóng góp 10 đến 15 nghìn đồng/năm. Ngoài ra, Hội Khuyến học xã còn vận động quỹ từ con em quê hương đang công tác ở xa, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Đến thời điểm này, tổng nguồn quỹ khuyến học của Hội Khuyến học xã, ban khuyến học dòng họ và các chi hội có 135 triệu đồng. Số tiền này được gửi ngân hàng và lấy lãi để thưởng cho học sinh, sinh viên học giỏi, giáo viên có thành tích trong bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp và các gia đình khó khăn có con em học giỏi... Hàng năm, Hội Khuyến học xã tổ chức khen thưởng học sinh giỏi vào ngày Tết Trung thu (15- 8 âm lịch). Các dòng họ khen vào dịp dâng hương, giỗ tổ. Còn các gia đình khen thưởng con cháu vào nhiều dịp khác nhau... Năm học 2013-2014 Hội Khuyến học xã Văn Hóa đã khen thưởng cho 85 học sinh giỏi các cấp, 5 em học sinh thi học sinh giỏi đạt giải cấp huyện, tỉnh. Bình quân mỗi năm, Hội khen thưởng cho 22 em học sinh trong xã thi đỗ vào các trường đại học trong cả nước.

 

Nhờ công tác khuyến học, khuyến tài được quan tâm nên phong trào học tập của con em xã Văn Hóa không ngừng phát triển. Đến thời điểm này đã có hàng ngàn con em trong xã đỗ đạt và làm nhiều công việc khác nhau ở mọi miền đất nước hay nước ngoài. Hiện trong xã đã có nhiều gia đình có 3 đến 4 đứa con đã và đang theo học đại học, sau đại học như gia đình ông Cao Xuân Thảo, ông Nguyễn Thạch, ông Lê Mận...  Nhiều gia đình nghèo trong xã cam chịu lam lũ, nhọc nhằn, nhưng họ vẫn một lòng cho con theo học như: gia đình ông Lê Đức Thuận bán nhà, vườn để nuôi 6 đứa con ăn học thành tài; chị Trần Thị Thảo nhà nghèo, phải đi đào rau má bán kiếm tiền nuôi con học đại học...

 

Ông Cao Xuân Thảo, một gia đình có 4 người con học đại học tâm sự: “Ở quê khó khăn vất vả nên phải đầu tư cho con cháu học để thoát nghèo”. Học để thoát nghèo cũng là suy nghĩ của hàng ngàn hộ dân xã Văn Hóa. Cũng chính đạo học đã góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. Ngày nay cây cầu Văn Hóa đã nối đôi bờ sông Gianh, giao thông đi lại thuận tiện, góp phần thúc đẩy truyền thống hiếu học của xã Văn Hóa ngày càng phát triển
Tác giả bài viết: Xuân Vương
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 6
  • Hôm nay: 516
  • Tháng hiện tại: 36858
  • Tổng lượt truy cập: 8045892

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net