1
  • image
  • image
  • image
  • image
14:08 EDT Thứ ba, 16/04/2024

Đại thắng mùa xuân 1975

Đăng lúc: Chủ nhật - 26/04/2015 22:03 - Người đăng bài viết: bientap02
Hòa chung trong không không khí cả nước đang tưng bừng kỷ niệm 40 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất tổ quốc, hôm nay chúng ta cùng ôn lại những ngày tháng cách đây 40 năm- Những ngàylịch sử trong Đại thắng mùa xuân 1975
Sau gần 19 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, giới cầm quyền Mỹ đã buộc phải thừa nhận là không thể giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh Việt Nam; do đó họ đã phải ký kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973); rút quân Mỹ và đồng minh về nước.

          Hiệp định Pa ri được ký kết cũng mở ra thêm cho Việt Nam một khả năng kết thúc cuộc chiến tranh bằng giải pháp chính trị là các bên để “nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam thông qua tuyển cử thật sự tự do và dân chủ, có sự giám sát quốc tế”.  “Ngay sau ngừng bắn hai bên miền Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hòa giải hòa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính để thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau (Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền nam Việt Nam, chính phủ Việt Nam cộng hòa và Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ miền Nam Việt Nam - chú thích của người viết). Tuy nhiên ngay sau khi Hiệp định Pa ri có hiệu lực, phía cách mạng đã thi hành nghiêm chỉnh hiệp định; nhưng Mỹ và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu liên tục vi phạm hiệp định. Mỹ rút quân những vẫn để laị ở miền Nam trên hai vạn cố vấn quân sự đội lốt dân sự cùng với một khối lượng vũ khí phương tiện chiến tranh khổng lồ và khá hiện đại cho chính quyền Nguyền Văn Thiệu. Mĩ vẫn tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu để tiếp tục cuộc chiến và duy trì sự tồn tại. Nhờ sự giúp đỡ đó của Mỹ, Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu thì ngang nhiên xé bỏ Hiệp định, ra sức đôn quân bắt lính và huy động gần như toàn bộ lực lượng mở chiến dịch tràn ngập lãnh thổ đẩy mạnh các cuộc hành quân lấn chiếm các vùng giải phóng do Chính phủ Cách mạng Lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam kiểm soát. Chỉ trong năm 1973, chính quyền Sài Gòn đã mở 325.255 cuộc hành quân lấn chiếm, hành quân cảnh sát chiếm đóng thêm 500 đồn bốt, chiếm 700 thôn, 740 ấp; kiểm soát thêm 65 vạn dân. Thực tế đó đã khiến cho khả năng giải quyết cuộc chiến tranh bằng giải pháp chính trị là không có khả năng trở thành hiện thực.

                 Đảng ta đã nhạy bén nắm bắt tình hình để sớm đi đến quyết định phải tiếp tục chọn giải pháp dùng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc. Tháng 7 năm 1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21 (khóa III) đã xác định xu hướng phát triển của cách mạng miền Nam là:

       “Tiếp tực nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc…
         Con đường của cách mạng miền Nam vẫn là con đường bạo lực cách mạng. Bất kể tình huống nào cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công, chỉ đạo linh hoạt đưa cách mạng miền Nam tiến lên”.

         Thực hiện Nghị quyết của Đảng, quân và dân miền Nam đã đánh trả những cuộc hành quân lấm chiếm của địch và còn chủ động đánh địch ở ngay căn cứ xuất phát các cuộc hành quân của chúng. Quân và dân ta nhanh chóng giành lại các vùng mà địch đã lấn chiếm và còn mở rộng vùng giải phóng, thu hẹp vùng kiểm soát của địch.

         Ngày 30/9/1974, Bộ chính trị cùng Quân ủy Trung ương họp bàn chủ trương giải phóng hoàn toàn miền Nam. Bộ Chính trị duyệt kế hoạch chiến lược do Bộ Tổng tham mưu chuẩn bị với quyết tâm hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975- 1976.
          Cuối năm 1974, trên chiến trường miền Nam ta tiêu diệt nhiều cụm cứ điểm căn cứ quân sự, nhiều chi khu, quận lỵ của địch. Đặc biệt trong 26 ngày đêm (từ 12/12/1974 đến 6/1/1975) quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến 3000 tên địch giải phóng đường 14 và toàn tỉnh Phước Long. Điều đáng chú ý là sau khi mất Phước Long và nhiều căn cứ quan trọng khác quân ngụy không có khả năng phản công chiếm lại hoặc nếu có cũng rất yếu ớt và không có kết quả; còn phía Mỹ chỉ đưa ra lời đe dọa như sẽ ném bom trở lại nếu ta tiếp tục tiến công. Đây là hiện tượng chưa hề có; cho thấy so sánh thế và lực của ta và địch trên chiến trường đã thay đổi căn bản là chủ lực ta vượt trội địch. Tình hình đó đặt ra cho Đảng và Bộ Tổng Tham mưu vấn đề là tìm đáp án cho cách mạng miền Nam.

          Ngày 18/12/1974 - 8/1/1975, Bộ Chính trị họp mở rộng nhằm thảo luận quyết tâm chiến lược cuối cùng. Trong lúc Hội nghị đang diễn ra thì nhận được tin chiến thắng Phước Long và tình hình chiến sự sau Phước Long đã giúp Bộ Chính trị củng cố quyết tâm bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch. Hội nghị nhận định: “Chúng ta đang đứng trước thời cơ chiến lược lớn, chưa bao giờ ta có thể có đầy đủ điều kiện về quân sự và chính trị như hiện nay, có thời cơ chiến lược to lớn như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam tiến tới thống nhất Tổ quốc”. Trên cơ sở phân tích tình hình, thời cơ chiến lược đó Bộ Chính trị đã kịp thời phát hiện những nhân tố thắng lợi mới. 

         Ngoài kế hoạch 2 năm (1975-1976), Bộ Chính trị còn dự kiến một phương án và một phương hướng hành động quan trọng là: “Nếu thời cơ đến vào đầu năm hoặc cuối năm 1975 thì lập tực giải phóng miền Nam trong năm 1975. Hội nghị này thực sự là ngọn đuốc soi đường đưa tới Đại thắng của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

     *  Cuộc tổng tiến công nổi dậy của quân và dân Miền Nam được triển khai vào ngày 4/3/1975 và kéo dài 2 tháng với 3 chiến dịch lớn:
     + Chiến dịch Tây Nguyên (04-24/3/1975)

          Từ ngày 01- 06/3/1975, bộ đội Tây Nguyên bí mật triển khai chiến dịch tạo thế bao vây, cô lập sẵn sàng đánh đòn phủ đầu ở Buôn Ma Thuột. Nhưng để đánh lạc hướng địch ta thực hiện tiến công nghi binh quy mô vừa và nhỏ ở Plâycu, Kon Tum nhằm thu hút sự lực lượng địch vào đó.

         Ngày 10/3/1975, quân ta từ 4 cánh, tiến công Buôn Ma Thuột, bất ngờ đánh thẳng vào thị xã nhằm vào đầu não chỉ huy của địch là Sư đoàn 23 và Sở chỉ Tiểu khu. Sau 2 ngày chiến đấu, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ lực lượng địch ở đây, làm chủ hoàn toàn thị xã (11/3/1975).

        Ngày 12/3 địch tập trung lực lượng mở nhiều cuộc phản công hòng chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng tất cả các cuộc phản công đó đều bị quân ta đánh tan.

        Ngày 14/3, Thiệu ra lệnh cho tướng Nguyễn Văn Phú - Tư lệnh Quân đoàn 2 ngụy đóng ở Tây Ngyên rút quân vào giữ vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Phán đoán đúng kế hoạch của địch, ngày 16/3 bộ đội chủ lực ta được lệnh nhanh chóng truy kích quân địch rút chạy trên đường số 7; tiêu diệt chúng ở Phú Bổn và Củng Sơn.

        Ngày 24/3, toàn bô quân địch rút khỏi Tây Nguyên nhưng đã bị quân ta truy kích tiệu diệt và làm tan rã trên đường hành quân. Lực lượng Quân đoàn 2 ngụy trấn giữ khu vực này bị tiêu diệt và tan rã. Ta giải phóng toàn bộ Tây Nguyên với 6 vạn dân là địa bàn chiến lược RẤT quan trọng. Thắng lợi này là cơ sở để Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam.
 
 
    + Chiến dịch Huế - Đà nẵng (21 - 29/3/1975)
         Vào những này cuối cùng của chiến dịch Tây Nguyên, phát hiện địch chuẩn bị rút bỏ phòng tuyến Quảng Trị và có khả năng rút bỏ cả Huế, co lực lượng về giữ Đà nẵng, Quân ủy Trung ương đã chỉ thị cho Quân khu Trị Thiên và Quân đoàn 2 nhanh chóng giải phóng Trị Thiên sớm hơn dự kiến.
        Ngày 21/3/1975, quân ta được lệnh tiến công thọc sâu vào căn cứ địch chặn các đường rút chạy của chúng phối hợp hoạt động với lực lượng vũ trang địa phương và phong trào nổi dậy của quần chúng khắp các vùng nông thôn và thành phố Huế.

       Ngày 25/3/1975, quân ta từ các hướng kịp thời tiến công tiêu diệt và làm tan rã hầu hết lực lượng địch rút chạy về cửa biển Thuận An và Tư Hiền. Ngày 26/3 quân và dân ta tiêu diệt gần như hoàn toàn Sư đoàn 1 ngụy quân, giải phóng thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên.

        Cũng trong thời gian này các lực lượng vũ trang Quân khu V cùng với quần chúng cách mạng tiến công tiêu diệt Sư đoàn 2 ngụy giải phóng Tam Kỳ (24/3), Quảng Ngãi, Chu Lai (26/3); giải phóng toàn bộ phía Nam quân khu I, uy hiếp Đà nẵng từ phía nam.

        Ngày 28/3/ 1975, Quân đoàn 1 của ta cùng các lực lượng của Quân khu V từ 3 phía: Bắc, Tây, Nam đồng loạt áp sát Đà Nẵng. sáng 29/3 quân ta tiến vào thành phố; các lực lượng vũ trang két hợp với lực lượng chính trị của quần chúng bên trong tiến công nổi dậy đánh chiếm các mục tiêu: Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 ngụy, sân bay, bến cảng, tòa thị chính…15giờ ngày 29/3/1975 Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng.

         Phối hợp với mặt trận Đà Nẵng từ chiến trường Tây Nguyên các binh đoàn chủ lực của ta tiến công xuống các tỉnh ven biển miền Trung cùng với lực lượng tại chỗ giải phóng Bình Định và Qui Nhơn (1/4), Phú Yên với thị xã Tuy Hòa (1/4), Khánh Hòa cùng với thành phố Nha Trang, quân cảng Cam Ranh (3/4). Hai chiến dịch (Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng) đã giải phóng hoàn toàn các tỉnh miền Trung và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ tạo điều kiện thuận lợi cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

    + Chiến dịch Hồ Chí Minh (26 - 30/4/1975)

 

 
          Sau 2 chiến dịch Tây nguyên và Huế - Đà Nẵng, lực lượng mọi mặt của địch giảm sút nghiêm trọng chúng phải lùi về phòng thủ Nha Trang trở vào. Mỹ phải lập cầu hàng không viện trợ khẩn cấp cho quân ngụy.

         Về phía ta, Bộ Chính trị đã họp ngày 25/3/1975 đưa ra Nghị quyết chỉ rõ: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiẹn hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam… Phải tập tung nhanh nhất, lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất iaỉ phóng miến Nam rước mùa mưa”. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được Bộ Chính trị quyết định mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh” vào ngày 14/4/1975.

        17 giờ ngày 26/4/1975, quân ta được lệnh nổ sung. 5 cánh quân (4 quân đoàn chủ lực: Quân đoàn 1, Quân đoàn 2, Quân đoàn 3, Quân đoàn 4 và Đoàn 323) hợp đồng với các lực lượng vũ trang địa phương và được sự giúp đỡ của quần chúng nổi dậy từ các hướng tiến công tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch ở Sài Gòn. Sau 2 ngày chiến đấu, ta đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch trên tuyến phòng thủ vòng ngoài và siết chặt vòng vây quanh Sài Gòn.

        Ngày 28/4, các trận địa pháo của quân ta đồng loạt nả đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất, chiều hôm đó phi công ta dùng 5 máy bay A37 (thu được của địch) mở đợt tập kích vào khu vực tập kết máy bay của địch.

       Đêm 28 rạng ngày 29/4 tất cả các cánh quân của ta được lệnh đồng loạt Tổng công kích vào trung tâm thành phố đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch như  Phủ Tổng thống ngụy, Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh biệt khu Thủ đô, Đài phát thanh, Tổng nha Cảnh sát, căn cứ hải quân, cảng Bạch Đằng; tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn các đơn vị chủ lực của địch.

       19 giờ 45 phút ngày 30/4/1975, Binh đoàn hỗn hợp của Quân đoàn 2 gồm xe tăng và pháo binh tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bô ngụy quyền trung ương, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Phủ Tổng thống ngụy, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

       Thừa thắng, các lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn lại ử Nam Bộ theo đúng kế hạch của Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy miền, với phương châm xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh” đã nhất tế đứng lên tiến công và nổi dậy chiếm các căn cứ và quận lỵ, tỉnh lỵ bức đối phương phải nộp vũ khí đầu hàng. Đến ngày 2/5/1975, Nam Bộ và toàn miền Nam nước ta hoàn toàn giải phóng. Hơn 1 triệu ngụy quân và bộ máy ngụy quyền được Mỹ dày công xây dựng hơn 20 năm đã bị đập tan. Ta giải phóng hoàn toàn miền Nam kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Tác giả bài viết: Th.s Lê Trọng Đại
Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 7
  • Hôm nay: 2616
  • Tháng hiện tại: 19762
  • Tổng lượt truy cập: 8028796

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net