Tiếng gọi "Đò ơi" !
Đăng lúc: Thứ sáu - 14/11/2014 09:29 - Người đăng bài viết: bientap02Bài viết gợi lại tiếng gọi Đò xưa để tìm về những hoài niệm cũ của tác giả Lương Thị Cảnh, gửi từ thành phố Huế
Con đò là vật vô tri vô giác, ấy thế mà những người Lệ Sơn ta, nhất là bà con thôn Thượng Phủ xem nó như người bạn đồng hành với cuộc sống mưu sinh hàng ngày.
Đò chở dân Thượng phủ qua Rú Hà Công mót củi, qua Cồn Rì Rì trồng ngô khoai, đậu mè; lên Đuồi Rì Rì để nơm, giủi, xúc tôm cá; đặc biệt đò chở học sinh C/III đi học từ khóa này sang khóa khác. Cũng chính con đò có vai trò to lớn như vậy nên dù ai đi đâu về đâu đều không quên được tiếng gọi “ ĐÒ ƠI ”! ở Bến Cổng.
Với tôi, không hiểu vì sao cho mãi đến tận bây giờ vẫn không quên được tiếng gọi đò, mặc dù tiếng gọi thân quen đó tôi đã tạm biệt nó lâu lắm rồi. Vậy, căn nguyên nào để hai tiếng “ đò ơi”! cứ luẩn quẩn trong tâm trí tôi mãi thế này? Phải chăng đó là những âm thanh chứa chan những tình cảm kết nối giữa khách qua đò với chủ đò.
Đò chở dân Thượng phủ qua Rú Hà Công mót củi, qua Cồn Rì Rì trồng ngô khoai, đậu mè; lên Đuồi Rì Rì để nơm, giủi, xúc tôm cá; đặc biệt đò chở học sinh C/III đi học từ khóa này sang khóa khác. Cũng chính con đò có vai trò to lớn như vậy nên dù ai đi đâu về đâu đều không quên được tiếng gọi “ ĐÒ ƠI ”! ở Bến Cổng.
Với tôi, không hiểu vì sao cho mãi đến tận bây giờ vẫn không quên được tiếng gọi đò, mặc dù tiếng gọi thân quen đó tôi đã tạm biệt nó lâu lắm rồi. Vậy, căn nguyên nào để hai tiếng “ đò ơi”! cứ luẩn quẩn trong tâm trí tôi mãi thế này? Phải chăng đó là những âm thanh chứa chan những tình cảm kết nối giữa khách qua đò với chủ đò.
ĐÒ ƠI.....ƠI ĐÒ...... .tiếng gọi có khi nghe tha thiết, trìu mến như để chuẩn bị đón một niềm vui đến; có khi cùng tiếng gọi đó nhưng lại mang một ngữ điệu khác nghe réo rắt, chua chát mà trong đó có sự gửi gắm của giận hờn tức tối vì gọi mãi không thấy chủ đò xuất hiện. Cái ngữ điệu gọi đò và thời gian gọi đò tùy vào hoàn cảnh của khách qua sông. Có những đôi trai gái đang thời kỳ yêu nhau lại mong đò đến trễ, vì đây là cơ hội để họ kiếm cớ gần nhau hơn, được trò chuyện nhiều hơn. Ngược lại, có những người khách cần thời gian nhanh như con thoi nên họ không muốn có tiếng gọi đò dù đó là một tiếng báo hiệu là có khách tìm chủ, họ mong rằng tới là có đò đi liền. Đó là những thầy cô giáo được điều sang dạy tận Bàu II, Bàu III của Tiến Hóa, buổi trưa về tranh thủ cho con bú, cơm nước để đi ngay kịp lên lớp buổi chiều.
Có thể nói trong hàng trăm nghìn tiếng gọi đò thì tiếng gọi đò của học sinh C/III để lại cho tôi kỷ niêm khó quên nhất.
Năm 1971, sau khi học xong C/II, tôi cùng các bạn bè cùng trang lứa lên học C/III Tiến Hóa. Vì cách trở sông nước nên tất cả phải ở trọ, một tuần chỉ về được một lần ( và tất nhiên khi về không quên trên vai có gánh củi).
Bến đò Cổng chủ đò là ÔNG NGƯ ( tên thật là ông Điểu ). Ông là người khỏe mạnh, chân tay chắc nịch, nước da đỏ au, tính tình vui vẻ, hoạt bát, miệng luôn cười nói mỗi khi có khách lên đò. Chắc nhờ những ưu điểm đó mà HTX Lê Lợi chọn ông làm nghề chèo đò.
Thời kỳ đó chèo đò được trả bằng công điểm rồi quy ra lương thực chứ không tiền bạc gì cả. Về sau, hợp tác mới khoán bằng tiền, một năm là bao nhiêu đó lời ăn lỗ chịu và tất nhiên giá cả tiền đò là do hợp tác quy định chứ không phải chủ đò. Thời điểm ông Ngư chèo đò tiền đò ban đầu chỉ có 5 xu, sau đó là 1 hào rồi hai hào, 5 hào gì đó thôi, thế mà 2 ông bà thay nhau chèo chống suốt ngày đêm dù mưa hay nắng, dù rét hay nam nồm, thẩm chí có khi lũ lụt gây nguy hiểm đến tính mạng con người .
Khách qua đò ông Ngư đủ mọi thành phần và mọi lứa tuổi: cán bộ có, thường dân có, học sinh có, dù thành phần nào hay lứa tuổi nào cũng đều kính nể ông vì ông rất vui vẻ và đặc biệt là có khiếu kể chuyện trạng. Cứ mỗi lần lên đò là ông lại kể một vài chuyện làm cả đò cười nắc nẻ đến khi đò cập bến lúc nào không hay. Bây giờ nhắc đến chuyện trạng của ông chắc không ai quên được chuyện “ Con Trơ bằng mạ bừa”. Cũng chính vì thế mà ở Thôn Thượng Phủ có bài vè, trong đó có câu ...Lang thang ông Giáo/ nói láo ông Ngư....; ông Giáo canh đồng, giử tre doc bờ sông nên ông đi lang thang cả ngày, còn ông Ngư hay nói quá).
Ông ngư nói tục không bao giờ cười. Có lần HS C/III về nghỉ chủ nhật, hơn 12 giờ trưa thứ 7, tại chân hòn Lèn Bảng tập trung đông như hội, trong lúc đó lại không có đò vì giờ này chủ đò đang ăn cơm. Ban đầu các em nhỏ lớp dưới tranh nhau gọi đò: Đò ơi........cho qua với...., tiếng gọi đò ban đầu đang còn kéo dài hơi để mong sao bên kia sông chủ đò nghe được, nhưng mãi không thấy bóng dáng chủ đò đâu nên một người khác lại gọi: Ông Ngư ơi.........cho qua với.... lần này gọi đích danh tên ông chủ đò luôn cũng nhằm hy vọng để ông nghe được, nhưng rồi vẫn bặt vô âm tín. Sau đó có một người đàn anh ( tên N ) nói với dọng cương quyết: để tao gọi cho, tao gọi là có ngay, nói xong anh liền cất tiếng gọi: Cho qua với! Tiếng gọi của anh tiết kiệm ngôn từ đến nỗi âm thanh chưa vọng ra được nửa sông đã vụt tắt. Tiếng gọi không có chủ ngữ, không có ngữ điệu kéo dài, một tiếng gọi dứt khoát bởi cái dạ dày không cho phép kéo dài hơi được nữa nên ai cũng thông cảm, riêng có một cậu ngồi sau lưng ( tên K ) vừa nói vừa cười : Gọi như e....hỏi... rứa mà củng dành lấy gọi. Cả đoàn ai cũng cười đến chảy nước mắt. Đã hơn 12 giờ trưa, đói bụng nhưng cứ nghe qua nghe về như thế ai cũng vui vẻ, hết đói luôn.
Cuối cùng, chờ mãi kết quả của những cuộc gọi đò dù dài hơi hay ngắn hơi đã được đáp trả. Từ bên kia sông đò đã tiến dần dần đến bến, mặc dù còn 1 cây sào nữa nhưng ai nấy đều tay xách nách mang để nhảy xuống đò, duy chỉ có mấy Thầy có xe đạp đành phải ở lại chuyến sau cùng. Ngồi trên đò, ông Ngư nói: “ Mỗi đứa 1 hào chuẩn bị đi để đưa cho tao, mấy lần trước có nhiều thằng lẫn trốn rồi, tao chèo mồ hôi ướt cả áo mà không đưa cho tao 1 xu uống nước”. Mọi người nhìn nhau im lặng không nói gì chẳng biết ai mà nghi ngờ. Té ra ông nói không sai, sang đến bên kia bến, đò mới cập vào bãi cát, ông đang lấy sào chống vào thì đằng mũi đò đã có một vài cu cậu nhảy xuống chạy nhanh để xù 1 hào tiền đò của ông. Thấy nó chạy, ông tức quá chửi với theo: “ Đ.......Xị... bây nha, lần sau đừng đi đò tao nữa nha...; tao ngồi ăn chưa xong bữa cơm nhưng phải ra chèo cho bay sang, đồ mất dạy...” Ông làm một tràng cho hả giận, và từ đó về sau cứ mỗi lần đi đò ai nấy đều chuẩn bị 1 hào bạc lẽ đưa cho ông không đẻ ông hỏi nũa. Lúc vui vẻ, ông kể: “ Các con đi học cực rồi nhưng ông chèo đò cực hơn nữa, suốt ngày dầm mưa dãi nắng, nhưng có vài thằng con nhà ai trối lắm đã không đưa tiền đò rồi mà con cho đò trìm nữa. Có lần ngồi trên đò có cả thầy H, Thầy Đ ngồi đó nhưng nó cố nhún nhảy để đò trìm, mặc dù chưa trìm hẳn nhưng thầy trò ướt hết. Hôm sau gặp lại tụi nó, ông nói: răng mấy đứa bay hôm trước cho các thầy ướt rứa? Một thằng nói: Các thầy muốn về cưa con gái Văn Hóa thì làm cầu lấy mà đi. Thiệt là khổ - ông than thở với khách trên đò.”
Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua, ông Ngư đã về với tổ tiên, từ nơi xa xôi con cầu mong ông siêu thoát, ấm áp nơi yên nghỉ. Bây giờ bến đò Cổng vẫn còn đó, nhưng chiếc đò đưa khách sang sông hồi nào đã được thay thế bằng cây cầu Văn Hóa hoành tráng. Câu nói “ các thầy muốn cưa con gái Văn Hóa thì làm cầu mà đi” của các cậu HS nghịch tặc ngày trước thì nay chính các cậu HS đó mỗi người một cương vị khác nhau đã bắc cầu cho dân LLS qua lại, cho HS C/III đi học không phải gọi đò. Và cho nhiều, nhiều... thứ lắm. Nhân đây Em xin nhắn gửi các thầy dạy C/III đã từng về Văn Hóa giờ này không phải đi đò nữa. Bà con LLS vẫn thân thiện, mến khách chào đón các thầy về thăm quê hương - nơi cảnh đẹp, người xinh. Duy chỉ có tiếng gọi ĐÒ ƠI ! nó không còn nữa nhưng đâu đó vẫn còn văng vẳng bên tai với những ai sống về hoài niệm.
Huế, đầu thu 2014
Tác giả bài viết: Lương Thị Cảnh
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Nắng (04/06/2015)
- Gửi con gái Mẹ (08/10/2019)
- Bài thơ Tiếng con chim gáy (03/12/2014)
- Con sẽ về, quê gắng đợi nghe quê (21/08/2015)
- Mất nửa tình thương (26/07/2016)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Toàn tập) (06/07/2015)
- Vịnh Lệ Sơn (21/01/2015)
- Rượu trong văn hóa ứng xử của người Lệ Sơn (28/11/2014)
- Một số bài thơ hay của bạn đọc (08/12/2014)
- Truyền thống hiếu học của người Lệ Sơn đã bắt nguồn như thế (18/01/2015)
Những tin cũ hơn
- Bài thơ Nói với tri âm (12/10/2014)
- Tình vẫn còn vương (16/10/2014)
- Truyền thuyết về Dường Cao ở Làng Lệ Sơn (06/10/2014)
- Những bức Ảnh ký ức quê hương (03/10/2014)
- Tản văn: Bạn Lệ Kiều (09/09/2014)
- Truyền thống hiếu học của làng Lệ Sơn trong dòng lịch sử của Quảng Bình (05/09/2014)
- Chùm ảnh quê hương thanh bình (16/08/2014)
- Hình ảnh chợ Vang trong những ngày hè 2014 (08/08/2014)
- Chùm ảnh những ngày hè trên quê hương Lệ Sơn (02/08/2014)
- Đến Quảng Bình thăm làng Lệ Sơn hữu tình (28/07/2014)
Ý kiến bạn đọc
lương Thị Cảnh - Đăng lúc: 15/11/2014 11:28
Chào Thái Lưu! Vì một thời đâu dễ ai quên của tiếng gọi đò mà như em và chị đã gắn bó với nó một thời nên chị dành chút ít thời gian để ôn lại kỷ niệm xưa của một thời con em LLS đi học C/III vất vả. Chúc em khoẻ, thành đạt trong cuộc sống
Chào Thái Lưu! Vì một thời đâu dễ ai quên của tiếng gọi đò mà như em và chị đã gắn bó với nó một thời nên chị dành chút ít thời gian để ôn lại kỷ niệm xưa của một thời con em LLS đi học C/III vất vả. Chúc em khoẻ, thành đạt trong cuộc sống
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 17
- Hôm nay: 1865
- Tháng hiện tại: 28105
- Tổng lượt truy cập: 8388116
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Răng viet hay rứa mẹ Cảnh. Văn vẻ như là cô giáo dạy văn vậy. Chúc mừng nhé.