1
  • image
  • image
  • image
  • image
14:11 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Lệ Sơn - Đệ nhất bát danh hương

Đăng lúc: Thứ ba - 16/04/2019 13:19 - Người đăng bài viết: bientap03
Có một ngôi làng miền sơn cước lưng tựa vào 99 ngọn núi, mặt hướng ra dòng sông Gianh cuồn cuộn sóng vỗ. Độc đạo vào làng chỉ là một con đò ngang cách trở, nhưng từ hàng trăm năm trước ngôi làng này đã được xếp vào hàng đầu trong tám ngôi làng nổi danh văn vật nhất đất Quảng Bình - đệ nhất bát danh hương: Sơn - Hà - Cảnh - Thổ - Văn - Võ - Cổ - Kim (Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương - Thổ Ngoạn, Văn Hóa, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại)
Có một ngôi làng miền sơn cước lưng tựa vào 99 ngọn núi, mặt hướng ra dòng sông Gianh cuồn cuộn sóng vỗ. Độc đạo vào làng chỉ là một con đò ngang cách trở, nhưng từ hàng trăm năm trước ngôi làng này đã được xếp vào hàng đầu trong tám ngôi làng nổi danh văn vật nhất đất Quảng Bình - đệ nhất bát danh hương: Sơn - Hà - Cảnh - Thổ - Văn - Võ - Cổ - Kim (Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương - Thổ Ngoạn, Văn Hóa, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại).

Không di tích, không của ngon vật lạ, không người kiệt xuất, nhưng ngôi làng heo hút phía tây Quảng Bình được chọn xếp đầu chỉ vì một chữ: học!

Tôi thật bất ngờ khi ông Lương Xuân Quế, chủ tịch xã Văn Hóa, Tuyên Hóa, cho biết cả làng Lệ Sơn chỉ có 3.500 nhân khẩu nhưng theo thống kê chưa đầy đủ thì có đến 800 người làm nghề dạy học, từ cấp I cho đến đại học, ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Một phần tư dân số của một làng làm nghề dạy học - một tỉ lệ khó có địa phương nào đạt được!

Đang là mùa hè nhưng đi khắp những con đường làng của Lệ Sơn. Hầu như không thấy bóng trẻ con chạy rông, nô đùa. Một chị bán nước ven đường làng bảo: “Không học ở trường thì học ở nhà, chỉ đến chiều mới được rong chơi thôi anh ạ”. Khi vào thăm nhà ông Lương Ngọc Đệ, nguyên giám đốc Sở Giáo dục - đào tạo Quảng Bình, một ông giáo hưu 76 tuổi, tôi bắt gặp hình ảnh ông đang dạy học cho hai đứa cháu nhỏ. Ông Đệ cười rất tươi và bảo: “Tôi hưu nhà nước chứ chưa hưu nghề đâu cậu ạ. Nghề cứ theo mình đi cho đến hết cuộc đời. Ở làng có đến 107 ông giáo già hưu trí như tôi, chúng tôi phân công mỗi người phải kèm một số cháu, người còn sức thì kèm cấp cao, người đã yếu thì cấp thấp, không lương bổng, phụ cấp gì cả, đó là trách nhiệm!”.

Hơn 500 năm qua làng Lệ Sơn vẫn bé tẹo như thuở lập đất, diện tích rừng có đến 777ha so với diện tìch trồng trọt là 300ha, cái đói cứ chờ chực quanh năm mỗi khi sông Gianh dựng sóng. Nhưng đối với người Lệ Sơn thì cái ăn còn có thể dừng chứ chuyện học thì không. Họ không chỉ động viên nhau bằng lời nói mà còn bằng một hệ thống khuyến học độc đáo chưa từng có. Theo ông Đệ, ngoài hệ thống quĩ khuyến học của xã do chính quyền tổ chức, ở các thôn, các họ đều đã lập quĩ khuyến học riêng như thôn Trung Làng, Phức Tự, Đình Miễu đã xây dựng quĩ khuyến học từ hơn hai năm qua, thôn ít thì vài triệu, thôn nhiều thì chục triệu... Do số lượng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng hiếu học ở Lệ Sơn nhiều quá, mỗi suất hỗ trợ từ xã từ thôn chỉ khoảng vài chục đến trăm ngàn, nên các họ lớn trong làng tự nguyện lập quĩ khuyến học riêng, như các họ Lê, Nguyễn, Lương, Phan, Phạm... đều đã có quĩ riêng. Đặc biệt họ Lê là họ đại tôn trong làng hiện có tổng quĩ lên đến vài chục triệu đồng để hỗ trợ các em học sinh trong họ đi học.

Ông Lương Ngọc Đệ tâm sự: “Ngày trước chúng tôi đi học còn khó gấp trăm lần bây giờ, không có tiền vào Huế học phải cậy nhờ bà con bên Lào đón sang học, vì từ đây sang Lào còn gần hơn về kinh đô, đi bộ hàng trăm cây số, học xong mới được về làng, vậy mà lâu lâu người làng cũng lặn lội sang gửi cho chút gạo, chút muối rang để duy trì sự học. Mỗi lần ở làng có em nào biếng học hoặc lơ là chuyện học mà lo kiếm tiền thì chính những cụ già sang nhà tâm sự. Những câu chuyện về ông Vĩnh Tường ngày xưa nghèo đến mức nhà không có tiền đi học, phải vừa đi chăn bò vừa học lóm, vậy mà hằng đêm ông đi lượm chân nhang về hang đá của dãy núi Giăng Màn tự học, sau đỗ cử nhân; hay anh em nhà Lê Thời Tập, nghèo đến mức không có được bộ quần áo lành để mặc, vậy mà khoa thi năm 1829 người anh đậu ngôi đầu và người em ngôi á nguyên...”.

Tôi theo ông Đệ ra khu mộ tổ họ Lương sát trong dãy núi Giăng Màn để họp tộc. Ở Lệ Sơn có tục mỗi khi họp tộc hay bàn chuyện đại sự có liên quan đến cả tộc thì phải họp tại mộ tổ như một cách thể hiện sự quyết tâm, cam kết trong cộng đồng. Hôm nay họ Lương họp bàn chuyện nâng cao quĩ khuyến học của tộc để theo kịp họ Lê, vì tuy không phải họ đại tôn nhưng họ Lương ở Lệ Sơn cũng đã “góp” cho nước nhà khá nhiều tiến sĩ, giáo sư, nay còn một số em có ước nguyện học lên cao nên cần sự hỗ trợ nhiều hơn nữa. Bà con ai nấy đồng lòng. Nghe họ Lương họp tộc, họp vì chuyện học cho con cháu mà thấy nghiêm trang hơn cả người ta tổ chức đại hội, có ghi biên bản rõ ràng, mục đích cụ thể, thời điểm hoàn thành. Ông Đệ kể: “Vừa rồi có một bà làm dâu họ Lê, tuổi đã hơn 90, sống bên Pháp gần nửa đời người, nay theo di chúc người chồng đã khuất gửi về nước tặng quĩ khuyến học họ Lê 40 triệu đồng. Ở đây chuyện học và dồn sức cho lớp trẻ học là một nghĩa vụ rất thiêng liêng...”.

Thầy Lê Đức Thiết, hiệu trưởng trường THCS của làng, sau khi đưa tôi đi thăm mộ bản thổ thành hoàng làng về đã tâm sự: “Ở cái đất mà thầy nhiều hơn thợ lắm khi cũng có cái khổ riêng. Vừa rồi thầy học của tôi nhờ tìm một số thợ để sửa nhà, tìm mãi cả làng không ra một thợ hồ, đành phải ra tận Ba Đồn rước thợ vào làm!”. Trên đường về làng tôi gặp ba cha con anh Nguyễn Thụ, một người chuyên nghề vớt củi trên sông mưu sinh, con người tưởng chừng cả đời lam lũ vậy mà đã tốt nghiệp cấp III. Hai đứa con nhỏ xíu ốm nhom vì thiếu ăn cũng đang học lớp 1 và 2. Anh Thụ nói: “Ở làng này có đói cũng không ai khinh, nhưng thiếu chữ thì gay lắm, không dám nhìn mặt ai...”. Năm học 2001-2002 cả làng Lệ Sơn có đến 65% học sinh THCS đậu vào trường THPT công lập và 25% đậu vào dân lập, 10% còn lại đi học nghề hoặc đi tìm việc làm xa xứ.

Theo những khảo cứu của cụ Nguyễn Tú thì Lệ Sơn (Tuyên Hóa, Quảng Bình) không có người đỗ đạt cao trong các khoa thi, không có nhiều người ra làm quan to trong triều như nhiều làng khác như Thổ Ngoạn, La Hà... nhưng người xưa đã chọn Lệ Sơn ghi danh vào sử sách vì tuy là một làng cách biệt miền sơn cước nhưng Lệ Sơn từ xưa đã có trình độ dân trí rất cao. Hầu như tất cả nam phụ lão ấu của làng đều tinh thông Tam tự kinh và Minh tâm bảo giám - một bước tiên tiến của người xưa đánh giá nền học vấn không căn cứ vào học vị, bằng cấp mà bằng trình độ dân trí của toàn dân. Từ thuở ban sơ Lệ Sơn đã được xem như xóa nạn mù chữ hoàn toàn từ trong xã hội phong kiến (trước Cách mạng Tháng 8-1945 cả nước có tới 80% dân số mù chữ - NV).

Tác giả bài viết: BINH NGUYÊN (Tuổi trẻ)
Từ khóa:

Lệ Sơn

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Minh Chiến - Đăng lúc: 16/08/2012 22:23
Thật tình không biết tôi nói ra có nên không, bởi cũng theo dõi nhiều, mỗi ngày tôi đều dành thời gian ghé thăm quê hương. Tôi biết các bạn là những người con yêu quê tha thiết và có bản lĩnh, mấy ngày gần đây, có một vài thông tin có nói xằng bậy gây mất đoàn kết, và có lẽ không đáng nói, nếu có nhận thức cao và yêu quê. Mong các bạn không nên để ý cho bận lòng và cứ theo chiều hướng đang đi, những người nghiêm túc tôi tin họ luôn ủng hộ các bạn.
Avata
Bạn đọc - Đăng lúc: 16/08/2012 21:12
Chúng tôi xa quê luôn gửi gắm tình cảm của mình qua trang làng. Tuy chưa thể làm gì để giúp cho quê hương bởi thân phận hèn mọn, nhưng luôn luôn theo sát bên làng, các bạn đã đúng khi cố gắng giữ gìn cho trang tin được sạch sẽ, nghiêm túc và đàng hoàng. Thể hiện được tầm vóc Lệ sơn. Chúng tôi góp ý có thể muộn vì qua kiểm duyệt cũng không sao cả. Chỉ mong làng quê thể hiện được cái văn hiến, trí tuệ và bản lĩnh. Chúng tôi ủng hộ các bước đi của các bạn, luôn lấy cái chung lên làm đầu. Tôn trọng người yêu quê và không phân biệt. Cám ơn nhiều BBT LLS.NET
Avata
Ban biên tập - Đăng lúc: 16/08/2012 17:57
Thông báo: Do có nhiều đối tượng lạm dụng mục bình luận để hạ thấp uy tín của chuyên trang, Ban biên tập xin thông báo, chức năng bình luận bài viết tạm chuyển sang chế độ chờ duyệt.

Vì vậy, khi bà con gửi bình luận cho bài viết, nội dung sẽ không hiển thị ngay lập tức mà phải đợi bộ phận kiểm duyệt xem xét nội dung trước khi kích hoạt.

Trân trọng thông báo !

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 8
  • Hôm nay: 1194
  • Tháng hiện tại: 51356
  • Tổng lượt truy cập: 8006639

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net