1
  • image
  • image
  • image
  • image
02:52 ICT Chủ nhật, 15/09/2024

Phong thủy Làng Lệ Sơn xưa và nay

Đăng lúc: Thứ sáu - 28/08/2015 11:45 - Người đăng bài viết: bientap02
Một góc nhìn về Phong Thủy làng Lệ Sơn của tác giả Lê Ngọc Tĩnh. Bài viết mang tính suy luận của tác giả và góp nhặt ý kiến từ các thầy Địa lý quá cố về phong thuỷ đất Lệ Sơn.
 

Thuật phong thủy chỉ phương pháp tìm kiếm và chọn lựa nơi trú ngụ hoặc mai táng cát tường phú quý, phúc thọ bình yên. Giống như mọi ngành khoa học kĩ thuật cổ truyền khác ở Á Đông, thuật phong thủy cũng dựa vào dịch lí, thuyết âm dương, ngũ hành. Theo các quan niệm cổ truyền, long mạch là những dòng khí mạch chạy trong đất (giống như mạch máu trong cơ thể), nhấp nhô, uốn lượn theo thế núi sông như rồng. Điểm khởi đầu của mạch là nơi sinh khí bắt đầu phát sinh, điểm kết thúc của mạch là nơi sinh khí ngưng tụ. Tại nơi tập kết khí mạch của núi mà định cư lâu dài hay đặt huyệt mộ sẽ mang lại nhiều điều tốt lành mãi mãi cho làng xóm, muôn đời cho dòng họ. 


Lập làng định cư hay chon huyệt mai táng phải chọn nơi có sinh khí. Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng. Do vậy mà có tên là “phong thủy”. Nơi khí tụ là huyệt cát, nơi khí tán là huyệt hung. Huyệt cát phải có thế đứng huyền vũ, nghĩa là lưng dựa vào miền đất cao, hay nhất là cuối dãy núi lớn, trước mặt có khoảng trống, thấp, tốt nhất có dòng nước chảy, bên trái tả thanh long nghĩa là có dãy núi cao tỏa ra như hai cánh tay che bên trái huyệt đất, có hữu bạch hổ, nghĩa là bên phải cũng có một dãy núi, hoặc đất cao che bên trái huyệt đất, có chu tước, nghĩa là ngoài vùng nước có một miền đất cao như cái bình phong chắn gió thổi vào huyệt đất. 


Do bề ngang Quảng Bình hẹp chỉ có 50 km nên địa hình dốc, phía Tây là dãy Trường sơn, phía Đông là ven biển đồng bằng nên dòng sông ngắn có độ dốc lớn nên khó tụ được khí mạnh nên không thể phát được huyệt Đế Vương. Dựa trên dòng chảy của dòng sông Gianh bắt ngồn từ biên giới Lào Việt và Hà Tĩnh, chảy về biển tạo nên một số địa danh phát tích nhân tài có tên tuổi như Tứ danh hương: Lệ Sơn , La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngoạ.
Nói về lệ sơn từ khi lập làng đến đầu thế kỷ XX

Mạch khí chảy nghìn dặm từ Trường Sơn xuống dẫn mạch khí từ nghìn dặm Bắc về đến đây, gặp dòng Linh Giang thì tụ lại, Dòng sông như một dải lụa uốn cong ôm lấy mảnh đất Lệ Sơn tạo nên một cánh cung tuyệt đẹp, hay còn giống như chiếc lưỡi rìu. Ngắm nhìn thế làng phong cảnh hữu tình, bên núi bên nước, vừa hợp nên cái tên Lệ - Sơn theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Dòng sông có nhưng đoạn uốn lượn hải lưu dẫn khí lưu thông mà không tán. Sinh mà tụ là thế đất tuyệt vời này. Phía  Tây đầu làng, cách dòng sông có dãy lèn Bảng che bớt những cơn gió  Lào thổi  thẳng vào huyệt đất (oa). Phía Bắc là dãy núi  Hà Công thuộc dãy Hoành Sơn chạy dọc theo bờ sông, có giá trị che chắn gió Bấc, không để gió Đông Bắc thổi bạt khí thẳng chính diện vào làng đó chính là Bạch Hổ trừ khử mọi tai ương. Phía Đông có hòn lèn Rồng thuộc Cảnh hoá doi ra giữa sông, hòn lèn Vụng ở Quảng Trung làm cho dòng Linh giang chảy gấp khúc tạo nên những dòng khí mạnh . Phía Nam, tây Nam Dãy đá vôi sừng sững 99 chóp hùng vĩ  uốn lượn như Thanh Long, dưới chân núi là dòng lưu thuỷ tạo nên các khe chảy ra cánh đồng thành nơi tụ khí cho thế đất làng.
 
Dòng Linh Giang chảy về xuôi mềm mại, đến động Chân Linh uốn lượn ôm lấy lạng lệ Sơn, Dưới chân núi là các khe nươc ngầm chảy từ khe Đụn, khe Trống, khe Nước Mội, Khe, Hàm Rồng… mà nguồn nước phát tích từ khe Ngang, Khe Đụn trên dãy núi đất vùng Sủng Nghệ chảy về. Dòng nước ngầm này chảy về và chảy vào vùng trũng, kết hợp phù sa do lũ lụt hàng năm, tạo nên cánh đồng màu mỡ Bồ Bồ, Nác Sống, Hồ Ly, Tiền Miệu, Sác… đặc biệt là dòng chảy từ khe Trôống, xuyên về hói Chùa trước đây gọi là Hà Thâu là bến đò cũ của cụ Tổ họ Lương chuyên chở khách qua sông Hà Thâu . Nhìn trên bản đồ Lệ Sơn ta còn thấy vết tích 2 vị trí quan trọng 1 huyệt (oa) nhỏ 1 huyệt (oa) lớn, đó là 1 ở Thượng phủ 1 ở vùng mộ tổ Đồng chăm. Đây là 2 vị trí chính mà mộ tổ của 8 họ đang nằm trong lòng đất, mộ Tổ các họ hiện tại chỉ là mộ giả vì lý do xung khắc và tranh chấp rồi đánh nhau dẫn đến mộ tổ họ Bùi đã bị họ khác phi tang làm cho họ Bùi là một họ đông đúc, thịnh vượng bỗng suy tàn còn lại vài hộ.

Chính nhờ địa thế này, kết hợp thế đất làng và huyệt mộ Tổ, Làng Lệ Sơn mấy trăm năm qua luôn có nhiều người học hành cao, đỗ cao, luôn luôn được công nhận đứng đầu Bát danh hương về đỗ đạt và vị thế trong xã hội. Đó là nhờ vào thế phong thuỷ của làng, tuy là một làng nghèo, lũ lụt quanh năm, mất mùa đói kém nhưng thế đất này lại tạo nên những anh tài có ích cho xã hội mà không dễ gì các làng khác xung quanh cũng có được.


Làng Lệ Sơn từ đầu thế kỷ XX đến nay

Sau năm 1895 Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam đặt ách đô hộ lên nước ta, việc đầu tiên là xây dựng tuyến đường sắt Bắc Nam, đoạn qua Quảng Bình không đi dưới quốc lộ 1 mà băng qua miền núi phía Tây Quảng Bình. Đường sắt đi ngang qua làng ta, ngoài việc lợi ích là tạo điều kiện cho người dân đi lại và thông thương hàng hoá thì điều tối kỵ nhất là tuyến đường sắt cao 10 mét rộng 20 mét vô tình đã ngăn và chặt đứt luồng lưu thuỷ từ chân núi ra các huyệt. Dẫn đến sông Hà Thâu cạn dần  không có nước cung cấp và phù sa lấp dần trở thành con Hói và thành ruộng như hiện nay. Khí bị chặn do thuỷ không lưu ảnh hưởng đến huyệt kém năng lượng đi rất nhiều. Không những không thông thuỷ khí mà  con đê đường sắt lại ngăn không cho phù sa bồi đắp phía trong đường tàu, làm cho cánh đồng Nác Sống, Bồ Bồ trở nên phèn chua, bạc thếch không còn là cánh đầu màu mỡ như thuở trước. Năm 1976-1978 toàn bộ số mộ chí ở Đồng Chăm được di dời về mái Đình Thánh, tại Đồng Chăm khi bốc mộ có nhiều mộ vô chủ khi bốc đi có đến 4 hài cốt xếp chồng lên nhau qua các thời kỳ, điều đó khó xác định đâu là hài cốt của thế hệ nào, và mức độ ảnh hưởng đến sự nghiệp con cháu ra sao.

Chúng ta có thể chiêm nghiệm con em Lệ Sơn ta trong các thập kỷ qua của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đến nay thì thấy các thầy địa lý làng ta nói có lý. Về Võ, Vị Tướng Trần Kỳ ( Tức Hoàng Sâm) thuộc hàng tướng giỏi số 1 trong các tướng lĩnh Việt Nam, nhưng cũng chỉ dừng ngang quân hàm Thiếu tướng và lại mất khi còn trẻ khi mới 54 tuổi đầy sức lực và trí tuệ. Một số mang quân hàm Đại tá chuẩn bị phong tướng cũng gặp chuyện chẳng lành như Đại tá Trần Đình Thân hi sinh tại mặt trận Cam pu chia. Số quan hàm Đại tá còn lại , số thì lý lịch chưa được tốt, số thị bị bệnh mất… và nói chung không thể tiến thêm hơn được. Nếu so với Quảng Trung họ không hơn ta về người tài nhưng họ rất nhiều tướng lĩnh, thận chí 1 nhà có 3 vị tướng như Đồng Sĩ Nguyên.

Về Văn  làng ta cũng chỉ làm đến Vụ Trưởng, chủ tịch tỉnh, huyện mà cũng không được vững vàng cho lắm, không thể ngồi lâu, ngồi cao hơn được nữa.

Mới đây bộ mặt làng ta có nhiều sự đổi mới, có kè chống xói lở đầu làng, đường sá bê tông hoá toàn bộ, cầu bắc qua sông…tạo nên niềm vui phấn khởi con dân sở tại và con em đang công tác nơi xa. Nhưng chiếc cầu cũng ảnh hưởng không ít đến địa thế của làng. Tuy thuận về đường đi nằm giữa trung tâm làng, nhưng lại là như thanh kiếm đâm vào bụng làng. Giá như 2 cầu làng ta làm thành 1 cầu bắc cuối làng băng qua đường sắt thì rất là tốt. Cũng may sau khi sửa đổi thiết kế, cầu Lệ Sơn bị nắn cong đi không còn nguy hiểm như trước. Phía sau dãy lèn đá vôi là Hung Tắt, Hung Cày, nhà máy xi măng Trung Quốc nổ mìn lấy đá làm ảnh hưởng lớn đến nguồn nước dưới chân núi đá vôi. Khe ngang bị bịt không cung cấp mạch nước ngầm cho các huyệt thông qua dãy núi đá vôi. Nguồn khí bị ứ trệ giống như cơ thể thiếu máu từ tim làm cho con người suy nhược.

Để bổ sung những khiếm khuyết hiện nay về khí huyết thì cần khơi lại dòng hói Hà Thâu thông ra sông Gianh, dù nhỏ nhưng phải lưu thông thường xuyên,trên tuyến đường sắt ít nhất có 2 vị trí cắt đường sắt và bắc cầu để dòng nước trong núi được thông ra các hói và phù sa xâm nhập vào vùng trong đê đường sắt. Về tâm linh thì phục hồi chùa Phúc Tự, phục hồi Đình làng, miếu thờ Thành Hoàng, những yếu tố này có thể giúp địa thế Lệ Sơn tăng thêm năng lượng, con cháu sẽ được bình an và phát đạt hơn.


 
Dưới đây là sơ đồ mô phỏng địa thế của làng Lệ Sơn

 


Nguồn quan trọng nhất của hói La Hà bị cắt đứt


Mô phỏng nguồn nước ngầm khe ngang bị chặn lại từ eo hung cày




Mô phỏng nguồn nước ngầm ra cánh đồng và  hói Hà Thâu, từ dãy rú sủng Nghệ chảy xuống bị đường tàu chặn lại



Mô phỏng đồ hoạ Vị trí 2 oa của Thượng Phủ và Đồng Chăm
Tác giả bài viết: Lê Ngọc Tỉnh
Từ khóa:

Lê Ngọc Tỉnh

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Luong duy Cuong - Đăng lúc: 29/08/2015 11:28
Có lý
Avata
Thái Sơn - Đăng lúc: 28/08/2015 12:35
Lâu lắm rồi, mới đọc được một bài viết hay, nhiều cái đáng để bàn, để suy luận vì nó có tác động trực tiếp đến con em Lệ Sơn khắp mọi nơi.
Chắc hẵn các nhà Phong Thủy làng ta sẽ lên tiếng phản biện lại vì nhiều dữ liệu chứng minh chưa chặt chẽ lắm.

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 20
  • Khách viếng thăm: 18
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 222
  • Tháng hiện tại: 26462
  • Tổng lượt truy cập: 8386473

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net