Trường tôi
Đăng lúc: Thứ hai - 05/05/2014 13:31 - Người đăng bài viết: bientap02Sừng sững giữa sân trường là cây phượng già như một người lính gác đang giang những cánh tay dài khẳng khiu ngày đêm đứng canh giữ sự bình yên cho mái trường. Mùa hè phượng nở hoa đỏ rực cả một góc trời
Nếu ai có dịp về Tuyên Hóa hóa ghé thăm trường của chúng tôi. Một ngôi trường nhỏ nhắn, khang trang nằm dưới chân cầu. Đó chính là trường Tiểu học Văn Hóa.Trường của chúng tôi chưa được xây dựng kiên cố, cao tầng như bao ngôi trường khác.Với khuôn viên rộng 9332 m2, có 3 dãy nhà ,hai dãy nhà cấp 4 gồm 6 phòng cho học sinh học và các phòng còn lại dùng làm phòng thầy hiệu trưởng ,hiệu phó, phòng đội, phòng nha học đường, y tế và nhà kho. Một dóy nhà 2 tầng được nhà nước xây dựng năm 2007 gồm 5 phòng học ở tầng dưới, còn các tầng trên được dùng làm phòng thư viện, phòng thiết bị, phòng tin ,và phòng nhạc.
Sừng sững giữa sân trường là cây phượng già như một người lính gác đang giang những cánh tay dài khẳng khiu ngày đêm đứng canh giữ sự bình yên cho mái trường. Mùa hè phượng nở hoa đỏ rực cả một góc trời. Càng tô điểm cho trường tôi thêm đẹp. Với bàn tay khéo léo ,cần mẫn các thầy cô giáo được chăm chút các bồn hoa lúc nào cũng nở rộ, tỏa mùi hương thơm phức. Những cây bàng cành lá xum xuê như những chiếc ô lớn màu xanh tỏa bóng mát cho các em học sinh trong những giờ ra chơi .Và dưới những gốc cây này bao trò chơi hấp dẫn lôi cuốn các em.Trường gồm có 20 cán bộ ,giáo viên ,nhân viên phần lớn là con em, con dâu của quê hương, ai cũng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Tuy ở nhiều độ tuổi khác nhau.Nhưng chỳng tụi rất đoàn kết và yờu thương nhau.Tạo điều kiện cho nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trình độ khác nhau ,đa số là giáo viên đạt trên chuẩn và ngang chuẩn .Có tay nghề vững vàng, ham học hỏi ,có kinh nghiệm trong giảng dạy. Có nhiều thầy, cô đang theo học đại học ở tuổi 53-54 như thầy hiệu trưởng. Người nhiều tuổi như thầy Qúy, thầy Thành cũng đó gần 60 tuổi, người ít tuổi như cô Huệ, cô Hương, thầy Toàn cũng đó gần 30 tuổi .
Thế nhưng chúng tôi sống rất hòa thuận, vui vẻ. Luôn giúp đỡ nhau khi có khó khăn. Gìa trẻ như nhau đều hết lòng vì mái trường thân yêu.Tuổi đời, tuổi nghề khác nhau nhưng ra sân bóng chúng tôi là một đội hết sức ăn ý . Có nhiều cầu thủ giỏi không khác gì Kim Huệ của đội tuyển Việt Nam như cô Quỳnh , cô ánh, cô Tình, cô Tư , cô Thủy...Dưới sự dìu dắt, huấn luyện của thầy hiệu trưởng chúng tôi đó có một đội bóng khá mạnh và nhiều lần tham gia thi đấu.Trong hội thi bóng chuyền nữ do xó tổ chức chúng tôi đó giành được giải nhất.Thầy hiệu trưởng là người trong xóm , thầy cũng đó nhiều tuổi , đầu đã lấm tấm hai thứ tóc nhưng thầy rất nhiệt tình đầy tâm huyết, là người lãnh đạo mẫu mực hết lòng vì học sinh thân yêu.Thầy về trường năm 2005 ,khi trường đang gặp nhiều khó khăn ,là địa bàn sâu lũ, thiên tai hoành hành trường bị thiệt hại khá nặng nề .Đặc biệt tháng 12 năm 2013 bão số 10, đó đổ bộ vào Quảng Bình, làm cho trường tôi hư hỏng nặng 6 phòng học bị tốc mái hoàn toàn , các phòng khác bị bay ngói ,đứt dây điện , cây cối tan hoang .Thế là thầy trò lại còng lưng khắc phục mọi hậu quả do bão để lại cũng may mắn có các đội tình nguyện về giúp đỡ và cùng với những món quà như áo quần, giày, dép, mì tôm, gạo, sách vở, cặp sách cho các em. Những tấm lòng cũng được các nhà hảo tâm gửi từ Miền Nam xa xôi về để lợp lại trường, nên trường cũng sớm trở lại học bình thường. Có ai có thể ngờ được rằng trường chúng tôi tuy nhỏ mà thành tích thì quá lớn.
Dưới sự lãnh đạo, dìu dắt, giúp đỡ của các cấp chính quyền thôn xóm, ban giám hiệu nhà trường, cấp ủy, BCH công đoàn, trường đã gặt hái rất nhiều thành tích, là trường được công nhận trường chuẩn quốc gia mức 1 giai đoạn hai. Trường năm nào cũng có giáo viên dạy giỏi cấp huyện, chiến sĩ thi đua cơ sở, và lao động tiên tiến .Tỉ lệ học sinh giỏi ,khá luôn luôn được phòng khen ngợi, tuyên dương. Học sinh rất ngoan ,vâng lời thầy cô, chấp hành tốt an ninh trường học, an toàn giao thông.
Dưới sự lãnh đạo, dìu dắt, giúp đỡ của các cấp chính quyền thôn xóm, ban giám hiệu nhà trường, cấp ủy, BCH công đoàn, trường đã gặt hái rất nhiều thành tích, là trường được công nhận trường chuẩn quốc gia mức 1 giai đoạn hai. Trường năm nào cũng có giáo viên dạy giỏi cấp huyện, chiến sĩ thi đua cơ sở, và lao động tiên tiến .Tỉ lệ học sinh giỏi ,khá luôn luôn được phòng khen ngợi, tuyên dương. Học sinh rất ngoan ,vâng lời thầy cô, chấp hành tốt an ninh trường học, an toàn giao thông.
Mới học kỳ một năm học 2013-2014 mà trường đã dành được 22 giải thưởng từ các hội thi ''Hội chợ học sinh tiểu học'', ''Hội khỏe Phù đổng'' được tổ chức ở Thanh Thủy và Châu Hóa .Với bàn tay khéo léo, mềm mại thầy giáo dạy mĩ thuật Lê Châu Toàn đã bồi dưỡng cho học sinh học vẽ , đánh cờ vua kết quả dành giải nhất môn vẽ , giải nhất nữ môn cờ vua thuộc về em Cẩm Tú lớp 4A , giải nhì nam cờ vua thuộc về em Minh Đức lớp 3A .Tham gia '' gian phòng hội chợ'' dành giải 3, kéo co giải 3, giải nhì đổ nước vào chai. Đặc biệt với tiếng hát bay bổng ấm áp em Hằng đã thành công khi biểu diễn mở màn bài hát tiếng Anh, được khán giả hết sức khâm phục tiếng vỗ tay không dứt. Với dáng người nhỏ nhắn ,nhanh nhẹ như con thoi em Quang cũng cống hiến cho khán giả những trận bóng đá tuyệt vời, hay thủ môn Văn Quyết với bàn tay nhỏ nhắn nhưng làm cho đối phương khó lòng mà ghi được bàn thắng. Và cũng nhiều lắm những thành tích mà thầy cô trường Tiểu học Văn Hóa chúng tôi đã được. Nhưng cũng còn nhiều lắm những khó khăn đang chờ đợi chúng tôi. Chúng tôi còn phải cố gắng nhiều hơn nữa ,để xây dựng trường của chúng tôi ngày càng đẹp hơn. Hy vọng trong năm mới này nhiều điều tốt đẹp sẽ đến với thầy trò trường tôi.
Lê Hồng
Trường Tiểu học Văn Hóa - Tuyên Hóa- Quảng Bình
Lê Hồng
Trường Tiểu học Văn Hóa - Tuyên Hóa- Quảng Bình
Tác giả bài viết: Lê Hồng
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Rượu trong văn hóa ứng xử của người Lệ Sơn (28/11/2014)
- Một số bài thơ hay của bạn đọc (08/12/2014)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Toàn tập) (06/07/2015)
- Thăm quê (29/09/2014)
- Thư gửi Mẹ (13/06/2014)
- Vịnh Lệ Sơn (21/01/2015)
- Truyền thống hiếu học của người Lệ Sơn đã bắt nguồn như thế (18/01/2015)
- Mùa lụt và khuyến học (08/10/2014)
- Vình Lệ Sơn (26/09/2014)
- Về Lệ Sơn (16/05/2014)
Những tin cũ hơn
- Chuyện về ông Cai Vịnh - xóm Thượng Phủ (05/05/2014)
- Bông hoa tình nguyện (28/04/2014)
- Cảnh núi rừng Lệ Sơn (24/04/2014)
- Hình ảnh hang động khu vực đầu làng Lệ Sơn (19/04/2014)
- Quê hương tôi - đủ trầm lắng để gọi về trong những yêu thương… (17/04/2014)
- Bài thơ Sông Gianh yêu dấu (14/04/2014)
- Cảnh quê hương (10/04/2014)
- Hình ảnh quê hương Lệ Sơn (07/04/2014)
- Bài thơ vui Về mo (04/04/2014)
- Bài thơ Khi đời vắng mẹ (30/03/2014)
Ý kiến bạn đọc
anh tào - Đăng lúc: 07/05/2014 20:35
Trường học của làng bề thế quá. Phương tiện như vậy cũng khá hiện đại. Thầy cô ăn mặc rất sang. Thật đáng phấn khởi.
Lứa U 40 chúng tôi ngày trước không bao giờ giám tưởng tượng đến hình ảnh này. Nhà giáo viên ở làm bằng phên đất do học sinh làm. Sau kỳ lụt lại phải làm lại. Cô Lân, cô Ngân, cô Hồng... và tất cả đều lam lũ, trồng từng cây khoai, đúc từng viên gạch. Học sinh như chúng tôi nghĩ lại thấy nheo nhóc tội nghiệp lắm. Kể cả con cán bộ, giáo viên cũng đói và rách. Một buổi đến lớp, buổi còn lại đứa chăn bò, đứa đi mót. Thương con các cô, thầy lại chính là người phải đi mót nhiều nhất vì không có ruộng. Cha tôi, một lão nông vui tính và rộng rãi, đã rất ưu ái cho các bạn đi mót là con cán bộ, giáo viên mỗi khi họ ghé ruộng nhà tôi (khoai, đậu phộng, lúa... ông thường "đánh rơi" rất nhiều).
Cơ cực là vậy nhưng nhớ lại, tôi chưa thấy ai buồn bã, chán chường bao giờ. Cô trò lúc nào cũng hân hoan lao động, học tập; và đạt kết quả rất cao. Ngày ấy chưa ai quan tâm đến hai chữ "phổ cập" nhưng tôi tin rằng làng ta đã phổ cập được cấp III (hệ 10 năm), rất ít trường hợp dừng lại cấp II. Họ lấy bằng tú tài để tiếp tục cày ruộng, đi bộ đội, giáo viên, cử nhân, tiến sỹ... đa phần đều thành đạt ở mỗ công việc.
Tôi không có ý so sánh gì, nhưng thời gian mấy năm lại đây kết quả học tập của làng ta sa sút thấy rõ. Con em bỏ học nhiều, số học nâng cao rất ít. Có nhiều cháu đến liên hệ xin việc làm mà bằng cấp không đến đâu, muốn giúp đỡ cũng chỉ được vài trường hợp. Nhiều em cháu bơ vơ trong xã hội nhiều vấn đề mà thấy buồn lắm.
Trường học của làng bề thế quá. Phương tiện như vậy cũng khá hiện đại. Thầy cô ăn mặc rất sang. Thật đáng phấn khởi.
Lứa U 40 chúng tôi ngày trước không bao giờ giám tưởng tượng đến hình ảnh này. Nhà giáo viên ở làm bằng phên đất do học sinh làm. Sau kỳ lụt lại phải làm lại. Cô Lân, cô Ngân, cô Hồng... và tất cả đều lam lũ, trồng từng cây khoai, đúc từng viên gạch. Học sinh như chúng tôi nghĩ lại thấy nheo nhóc tội nghiệp lắm. Kể cả con cán bộ, giáo viên cũng đói và rách. Một buổi đến lớp, buổi còn lại đứa chăn bò, đứa đi mót. Thương con các cô, thầy lại chính là người phải đi mót nhiều nhất vì không có ruộng. Cha tôi, một lão nông vui tính và rộng rãi, đã rất ưu ái cho các bạn đi mót là con cán bộ, giáo viên mỗi khi họ ghé ruộng nhà tôi (khoai, đậu phộng, lúa... ông thường "đánh rơi" rất nhiều).
Cơ cực là vậy nhưng nhớ lại, tôi chưa thấy ai buồn bã, chán chường bao giờ. Cô trò lúc nào cũng hân hoan lao động, học tập; và đạt kết quả rất cao. Ngày ấy chưa ai quan tâm đến hai chữ "phổ cập" nhưng tôi tin rằng làng ta đã phổ cập được cấp III (hệ 10 năm), rất ít trường hợp dừng lại cấp II. Họ lấy bằng tú tài để tiếp tục cày ruộng, đi bộ đội, giáo viên, cử nhân, tiến sỹ... đa phần đều thành đạt ở mỗ công việc.
Tôi không có ý so sánh gì, nhưng thời gian mấy năm lại đây kết quả học tập của làng ta sa sút thấy rõ. Con em bỏ học nhiều, số học nâng cao rất ít. Có nhiều cháu đến liên hệ xin việc làm mà bằng cấp không đến đâu, muốn giúp đỡ cũng chỉ được vài trường hợp. Nhiều em cháu bơ vơ trong xã hội nhiều vấn đề mà thấy buồn lắm.
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 15
- Khách viếng thăm: 14
- Máy chủ tìm kiếm: 1
- Hôm nay: 168
- Tháng hiện tại: 26408
- Tổng lượt truy cập: 8386419
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Tôi xa quê đã 33 năm chưa có dịp về thăm lại quê hương, hôm nay đọc được bài Trường tôi trên www.langleson.net tôi rất bồi hồi xúc động khi được nhìn thấy cảnh trường của quê hương -nơi tôi cùng bè bạn học cấp I- nơi đó chúng tôi ngày xưa đến trường rất gian khổ,vì cảnh trời mưa đường lầy lội, phải xách dép, quần vấn lên tới đùi, có khi trời rét căm căm đi qua rôộc gió thổi muốn bay cả người, vậy mà không nghỉ học buổi nào. Khi cả nhà tôi đi kinh vào Sông Bé, tôi rất nhớ nhà, nhớ trường, nhớ lớp (lúc đó tôi học lớp 5 do thầy Ngư dạy toán chủ nhiệm), tôi luôn mong ước một ngày nào đó được về quê nhất định tôi sẽ vào thăm trường cho bõ nhớ nhung. Một mơ ước tầm thường thế thôi mà tôi không thực hiện được. Nhưng một ngày nào đó tôi sẽ thực hiện được phải không các bạn? (Các thầy cô giờ còn hay mất, có mạnh khỏe không?, em rất nhớ cô Khởi, cô Tịnh, cô Thoại, thầy Tú, thầy Đài thầy Ngư những người đã dạy em thời thơ ấu trên quê hương Lệ Sơn)