1
  • image
  • image
  • image
  • image
22:51 ICT Thứ bảy, 05/10/2024

Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Phần 1/7)

Đăng lúc: Thứ hai - 27/08/2012 02:36 - Người đăng bài viết: bientap01
Giới thiệu cuốn hồi ký "Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn" của tác giả Lương Duy Thái
Lời Ban biên tập: Cuốn hồi ký "Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn"  là món quà đặc biệt mà tác giả gửi tặng cho quê hương, cho những người bạn đồng niên về một thời để nhớ. Hồi ký xoay quanh những câu chuyện thực vê một giai đoạn lịch sử đầy biến động, ở đó khung cảnh về cuộc sông của người dân Lệ Sơn hiện lên rất rõ qua lối kể chuyện tự nhiên với nhiều tình tiết thú vị. Hồi ký càng về sau càng hấp dẫn bởi những kỷ niệm ông kể có sự pha lẫn các sự kiện chính trị thời kỳ đó mà cho đến bây giờ nhiều kết cục vẫn không thể giải thích được. LLS.NET sẽ trích thành 7 chương và lần lượt giới thiệu đến quý độc giả.

 

Quê tôi là làng Lệ Sơn, một làng đẹp nằm trong “Bát đại danh hương” của tỉnh Quảng Bình. Nói là quê nhưng tôi lại không sinh ở đấy, nhưng cả tuổi thơ với bao buồn vui, sướng khổ tôi đều trải qua ở đây. Bây giờ đã ngoài sáu mươi mà mỗi khi nhớ lại tôi vẫn thấy như bao kỷ niệm mới hôm qua, hôm kia.
 
Làng tôi là một làng dài, nằm tựa lưng vào dãy lèn đá Hoành Sơn; phía dưới dãy lèn là con đường sắt Bắc Nam, trước khi chạy qua làng, nó phải chui qua dãy lèn bằng hai đường hầm dài được làm từ thời thuộc Pháp. Trước chiến tranh đây là nơi nhốt trâu bò của  dân làng mỗi khi lụt lội; trong chiến tranh chống Mỹ người ta đặt một xưởng sản xuất xà phòng trong hầm. Dòng sông Gianh thơ mộng chảy trước làng như vỗ về, ôm ấp. Mỗi khi kỷ niệm ập về tôi lại thấy như dòng nước mát sông Gianh mơn man, ve vuốt. Ôi, dòng sông với bao kỷ niệm tuổi thơ !

 
 
Dòng sông Gianh chảy từ mạn ngược về đến làng tôi thì chia làm hai nhánh, nhánh chính dân làng vẫn gọi là Rào Nậy (sông lớn), nhánh nhỏ chaỷ sát làng thì gọi là Rào Con. Cái Rào Con này là nơi sinh sống của cả xóm tôi. Bọn trẻ chúng tôi vẫn thường bơi lội, nô đùa trong dòng nước mát Rào Con.
 
Nhà tôi ở xóm Phúc Tự, một xóm nằm sát mép nước Rào Con. Cả làng tôi có đâu năm xóm, tuổi thơ tôi cũng chỉ quanh quẩn trong cái xóm Phúc Tự và cái Rào Con. Một đôi lần vài ba đứa rủ nhau đi chọi gà có vào đến xóm Bàu, lần lên xóm Thượng Phủ hoặc xuống đến xóm Tiền Miệu là cùng . Cuối xóm Tiền Miệu là cái đình làng rất to, âm u, tịch mịch. Sau đình là sân vận động của xã. Ở vùng quê khác có khi xã to hơn làng nhưng vì làng tôi là một làng lớn, lại tách biệt nên làng cũng là xã, có điều xã thì gọi là xã Văn Hoá.
 
Lũ trẻ chung tôi một buổi đi học, một buổi chăn trâu, chăn bò . Việc học hành và chăn trâu, chăn bò của chúng tôi cũng có nhiều chuyện để nói. Năm 1956 lúc đó tôi 11 tuôi, đang học lớp 3 do thầy giáo là chú họ tôi dạy. Lớp học đặt trong một căn nhà bỏ hoang đã lâu, người ta lợp lại mái bằng lá cọ ; bàn ghế thì cái thấp cái cao , thò ra thụt vào nhưng có chỗ ngồi để học đã là quý. Thầy giáo tôi rất nghiêm. Trong  giờ học đứa nào nói chuyện hoặc trêu đùa nhau mà ông bắt được là bị phạt. Lúc này hình phạt chủ yếu là bắt đứng trên bảng, quay mặt vào tường. Tuy thế nhưng bọn trẻ chúng tôi rất sợ nên kỷ luật lớp học tương đối nghiêm. Nhà thầy giáo ở cạnh nhà tôi. Trong số con thầy có thằng cu quý nhỏ hơn tôi 5-6 tuổi nhưng rất nghịch. Cu Quý chưa đi học . Vì nó nhỏ nhất nhà nên được cả nhà thầy chiều chuộng. Cũng vi vậy nó rất ngỗ ngược.
 
Một hôm tôi và chú Niệm,  chú họ, trạc tuổi tôi- đang cho bò ăn ở đám cỏ trước nhà thì cu Quý chạy ra.Nó không mặc quần, áo thì dài quá rốn một tý.Tôi và chú Niệmđang chơi bắn nhau bằng súng trơng mới làm . Cu Quý thấy thích,muốn cùng chơi nhưng lại không có súng . Nó cứ nhỏng nhẻo hết đòi chú Niệm lại đòi tôi cho mượn súng tức mình, chú Niệm bèn chỉa sung vào chim nó doạ . Nó không sợ mà lại rướn người lên chỉa chim vào đầu súng . Chú Niệm ấn mạnh súng nổ đánh “pốc” . Cu Quý nhe răng cười thích chí. Thấy thế tôi cũng chỉa súng vào chim cu Quý mà bắn . Rồi cứ thế hai chú cháu thay nhau bắn vào chim cu Quý . Ban đầu cu Quý không thấy đau nên còn nhe răng cười nhưng về sau chim nó đỏ lên và bắt đầu sưng . Thế là nó khóc ré lên,kêu hết ba mẹ,anh Vỵ nó. Nhìn vào trong ngỏ tôi thấy thầy đang đi ra. Thế là tôi và chú Niệm chạy ra xa đứng nhìn . Thầy tôi lại chỗ thằng Qý đang khoc, mặt hầm hầm nhìn tôi và chú Niệm. Hai đứa tôi nhìn nhau, biết chắc thứ hai tới thế nào thầy cũng kỷ luật .
 
 Quả nhiên,thứ hai lúc đứng chào cờ, tôi thấy thầy đưa mắt tìm kiếm. Biết là thầy đang  tìm mình tôi và chú Niệm nhìn nhau rồi cúi gằm mặt . Bổng nghe thầy gọi:

 - Hai em Niệm, Thái lên đứng dưới cờ.
 
 Tôi và chú Niệm rụt rè đi lên, tay tôi cứ cố che một miếng quần vừa rách gần mông . Thầy tôi nghiêm khắc nói trước đám học trò trẻ nít:
 
- Hôm qua hai em Niệm , Thái nghịch dại , thi nhau nắn súng trơng vào chim cu Quý con thầy . Chừ thầy phạt hai em phải đứng dưới cờ , sau buổi học phải viết bản kiểm điểm đưa thầy. Suốt cả buổi chào cờ hôm đó thầy nói những gì tôi đều không nghe, trong đầu tôi cứ luẩn quẩn ý nghĩ vừa xấu hổ , vừa ngại thầy sẽ nói với bố tôi .Bố tôi cũng làm nghề dạy học nhưng là dạy cấp hai tận Cảnh Dương, mỗi tháng ông mới về thăm nhà một lần Bố tôi rất nghiêm, nếu thầy tôi mà nói lai chuyện này thì thế nào ông cũng cho tôi một trận.
 
Sau đợt ấy khoảng gần tháng một lần chú Niệm nói với tôi khi đi chăn bò:

-Mi biết chưa, thằng Bồng xóm dưới đi chăn trâu bị trâu húc chết rồi .
 
Tôi há hốc mồm:
 
- Ai nói mà chú biết? Hôm đưng dưới cột cờ khi nhìn xuống cháu vẫn thấy thằng Bồng đứng ở  hàng đầu lớp 4 c mà !

-Hôm qua ả Tính tau đi  chợ nghe bà con ở xóm Tiền Miệu nói mới biết .
 
Mấy hôm sau, khi đi chăn bò ở cánh đồng Chăm, nghe bọn trẻ chăn trâu ở xóm Tiền Miệu kể lại tôi mới biết cụ thể việc trâu húc chết thằng Bồng. Nhà thằng Bồng có contrâu đực mới lớn, rất hung hăng. Hôm ấy nó cưởi trâu cho ăn cỏ ở sân vận động.
 
Bổng một con trâu mộng ở xóm dưới bị đứt day xồng xộc chạy đến. Con trâu thằng Bồng nhỏ hơn lại bị bất ngờ nhưng cũng ngừng ăn, nghênh cặp sừng lên ứng chiến.Thế là con trâu kia xộc ngay vào. Hai con trâu đụng sưng vào nhau chan chát. Thằng Bồng không làm sao nhảy xuống được, cứ ngồi trên trâu cố bám vào gáy, ghì chặt dây thừng Hai con trâu gài sừng vào nhau lừa miếng. Bổng con trâu thằng Bồng quỳ hai chân trước xuống. Thằng Bồng không giử được thăng bằng nên ngã nhào xuống giửa hai căp sừng Lúc này có một bà già ra đó buộc bò thấy thế kêu ầm lên. Mấy nhà gần đó chạy ra hò hét để cứu thằng Bồng. Con trâu thằng Bồng bỏ chạy để lai cậu chủ nhàu nhỉ, đầm đìa máu nằm bất tỉnh. Mọi người chạy đến bế nó lên, thấy nó còn thoi thóp thở bèn đưa vào trạm y tế đặt cạnh đình làng để băng bó. Khi băng bó xong định cho thuyền chở lên bệnh viện huyện thì thằng Bồng tắt thở. Mẹ nó cứ ngất lên ngất xuống mấy lần. Bố nó cứ ngồi thần ra, cái chết của thằng con đã làm ông như hoá đá.

 
1
 
Thằng Vỵ, con trai lớn của thầy giáo tôi, cùng học lớp với thằng Bồng. Bình thường nó là đứa mà bọn trẻ chăn bò chúng tôi đều kiềng mặt vì nó khoẻ lai hay khùng. Sau tai nạn của thằng Bồng tôi thấy nó cứ lầm lầm lỳ lỳ. Mỗi khi đi chăn bò nó cứ cưởi trên lưng bò, không hay xuống đánh khăng, đánh đáo như trước. Thằng Vỵ hơn tôi một hai tuổi gì đó. Lúc chăn bò nó hay bắt nạt bọn tôi.

Mỗi lần  vào cánh đồng Chăm thả bò là bọn trẻ chúng tôi lại rủ nhau ra cây đa cổ thụ giửa đồng hóng mát. Cây đa rất nhiều cành, rể nó vồng lên làm thành một gò đất lớn. Đây là nơi tụ hội của bọn trẻ chăn trâu, chăn bò của nhiều xóm. Ra ngồi ở gốc đa bọn con gái thì rủ nhau ngồi đánh thẻ, bọn con trai thì thi nhau trèo tít lên cao tìm bắt tổ chim cà cưởng. Thằng Vỵ bao giờ cũng trèo cao nhất, có hôm nó bắt được hai
 
con cà cưởng con. Nó hào phóng cho tôi một con nhưngđem về nuôi cũng không sống được. Mạ tôi bảo giống cà cưởng rất khó nuôi vì nó ưa tự do, thích bầu trời khoáng đạt. Có hôm trời nóng, thằng Vỵ leo lên chỗ chạc ba cây đa nằm ngủ. Trước khi ngủ nó ra lệnh cho mấy đứa  bọn tôi phải trông  chừng bò cho nó.
 
Cánh đồng Chăm ở phía trong xóm tôi. Đó là một cánh đồng có rất nhiều mồ mả nhiều búi cây lúp xúp. Bò thả ở đó ít khi được no vì cỏ rất cằn nhưng bù lại bọn trẻ chúng tôi có thời gian bày trò nghịch ngợm. Có hôm thằng Vỵ bắt thằng San ở phía trong xóm vật nhau với tôi. Thằng San cùng tuổi với tôi nhưng học khác lớp, tôi lớp 3 B nó lớp 3C. Tôi vật được. Thằng San vừa phủi quần đứng dậy vừa khóc lè nhè. Rất ra dáng bề trên, thằng Vỵ bảo nó :
 
-Thằng Thái với mi là con địa chủ, chừ được sửa sai rồi, đứa mô được cũng rứa,coi như vật giải hoà.
 
Mùa đông năm đó rét tái rét tê. Hôm nào chăn bò bọn trẻ chúng tôi cũng lùa chúng vào đồng Chăm rồi cuốn thừng lên sừng thả ra cho chúng tự ăn. Năm ba đứa rủ nhau đứng  túm tụm vào một bụi cây tránh gió. Có đứa nảy ra sáng kiến nhóm lửa sưởi. Thế là đứa nào đứa nấy lo đi kiếm củi. Tôi vào chỗ bụi duối dại, vừa thò tay vào định rút một cành khô thì vội vàng lùi lại vì trên đó có cái xác rắn rất dài. Tôi chạy về nói
 
với cả bọn :
 
-Ở đây có rắn bọn bay à. Tau vừa thấy một cái xác rắn rất dài, chắc con rắn to lắm. Tau nghe người lớn nói rắn nó lột xác xong thì nằm ngay cạnh đó đến khi khô ráo mới bò đi.

Thằng Vỵ ra dáng hiểu biết liền giải thích :
 
-Nói bậy ! Con rắn khi mới lột xác xong còn rất yếu. Nếu hắn cứ nằm nguyên tại chỗ để cái xác thành mồi nhử cho diều hâu, chồn cáo à?
 
Chúng tôi nhóm được đống lửa to, than rất hồng. Ngồi sưởi một lúc chú Niệm mới nói với cả bọn :
 
-Chừ mà có củ khoai nướng ăn thì hay quá. Hay bọn ta đi trộm khoai về nướng ?
 
Cả bọn đồng ý, liền cử chú Niệm với thằng Vỵ đi trộm khoai, tôi với thằng San ở lại trông bò và giử lửa. Trộm khoai cũng chẳng phải đi đâu xa, ra chỗ cây đa cổ thụ là bạt ngàn ruộng khoai. Lúc này khoai còn khoảng tháng nữa mới thu hoạch nên củ chưa to, chỉ nhinh nhỉnh hơn ngón chân cái. Nhưng chẳng sao. Đối với trẻ chăn bò như bọn tôi thì thế là tốt lắm rồi. Thằng Vỵ, chú Niệm mới đi một chốc mà đã đem về lưng vạt áo củ. Cả bọn cời than, chọn củ to cho vào trước. Tôi chạy vào mấy bụi cây phía trong kiếm mấy cành củi to to đem về chất thêm vào bếp. Cả bọn sán vào bếp lửa. Thằng Vỵ còn cẩn thận bảo thằng San trèo lên cái mả cao nhất xem bò cả  bọn còn đó không ?

 
1
 
Chẳng mấy chốc mùi khoai nướng bốc lên thơm phức. Chú Niệm lấy que củi cời ra, chọn củ chín cho mỗi đứa một củ. Cứ thế cả bọn  vừa thổi phù phù vừa  xuýt xoa bóc khoai ăn ngon lành.Ngọn gió bấc luồn qua lùm cây thổi dạt cả bếp lửa. Gió đem mưa phùn theo quất vào người lạnh cóng. Khoai ăn xong rồi bọn tôi mới buồn cười nhìn vào mặt nhau. Mặt đứa nào cũng như hề  nhem nhuốc nhưng xem chừng rất phởn phơ.
 
Ngồi sưởi thêm một lúc,thằng Vỵ mới đứng dậy bảo cả bọn :
 
-Cho bò về thôi tụi bay ơi ! Càng về trưa càng rét, bò chết cóng mất.

Cả bọn chưa đứa nào chịu đứng dậy, đứa nào cung tiêc bếp lửa nên muốn ngồi nán thêm một chốc. Thằng Vỵ vội vớ lấy cái áo tơi, đi ra tìm bò.
   
Tôi, chú Niệm, thằng San ngồi sưởi đến khi bếp lửa gần tàn mới chịu đứng lên.Nhà thằng San ở phía trong xóm nên nó đi đường khác, tôi và chú Niệm cưởi bò cùng về Đến trước cây muổm nhà ông đái Cương thì nghe tiếng cải nhau ầm ỉ.. Tôi và chú Niệm họ bò dừng lại thì vừa lúc anh Mậu, con ông mẹt Liệu, vác tấm ván to đi vào nhà ông đái
Cương. Chúng tôi chưa biết chuyện gì  thì vừa lúc, ông mẹt Liệu mặt hằm hằm, cũng vác một tấm ván đi vào theo. Chú Niệm ngập ngưng định hỏi ông nhưng chắc sợ nên lại thôi. Vừa lúc đó thì ả Tình, vợ anh Mậu, hớt hải đi tới. Tôi túm lấy, hỏi ả :               
  
  - Ả Tình ơi, chuyện chi rứa ?
   
Ả Tình, với dáng điệu hớt hải, vừa đi vừa trả lời đầy vẻ bực bội :
- Cái thằng Vỵ con ông giáo Ý  nghịch chi mà nghịch khoảnh ! Eng Mậu nhà ả vừa dắt con bò về ngang đây thì hắn xù cái áo tơi ra hùm hét làm con bò sợ, cứ rứa phi thẳng vô sau nhà ông Cương, rớt ngay xuống cái giếng cạn, không mần răng mà kéo lên được.
 
Tôi và chú Niệm buộc bò lại rồi đi theo ả Tình ra phía sau nhà ông Cương xem. Lúc này quanh cái giếng cạn đã có hơn chục người, đa số là đàn ông. Họ đều xắn quần quá đầu gối, mặt mũi, quần áo bùn bắn nhem nhuốc.Trước cái giếng cạn có một luống dứa đã bị người ta dẫm nát xuống bùn, chỉ còn lại vài cây cao quá đầu gối. Tôi đoan chắc, khi bị hoảng, con bò chạy vào đây thì vướng luống dứa nên lấy đà phi đại qua.
Thế là rớt ngay xuống giếng.

Cái giếng này ông Cương đào đã lâu, thấy không có nước nên ông không đào tiếp. Miệng giếng to, có lẽ đến 3 mét nhưng đáy thì thít lại nên con bò không sao đứng thẳng người được. Có lẽ vì tư thế đứng như thế nên nó không thể lấy đà bước lên tấm ván mà người ta đã luồn xuống làm cầu cho nó. Con bò này ông mẹt Liệu nuôi đã lâu, nghe bảo thiến rồi nhưng bị sót. Nó có hai cái sừng ngắn chỉa ta hai bên, cái đầu phẳng gân guốc nhưng húc nhau rất ác. Nhiều con bò khác sưng dài hơn, cao to lực lưỡng hơn nhưng vẫn bị nó đuổi chạy dài. Trong nhà chỉ có ông mẹt Liệu hoặc anh Mậu là dắt được nó, trẻ con hoặc đàn bà con gái đừng hòng đến gần. Mõi khi đi chăn bò thấy anh Mậu dắt nó cho ăn ở đâu là bọn tôi phải tránh xa chỗ đó. Bình thường thấy nó ngỗ ngáo, hung tợn nhưng bây giờ nằm chụm bốn chân dưới cái giếng cạn, lấm bùn bê bết, hai mắt long lên trắng dã, thỉnh thoảng lại hộc lên ọ…ọ đầy vẻ bức bối tôi thấy cũng thương thương.

Ông mẹt Liệu cởi trần, quần xắn đến bẹn, chỉ người này, bảo người kia chèn thêm tre, bắc thêm ván cố kéo con bò lên. Thỉnh thoang gặp ông đi ngoài đường thấy mặt ông hiền lành, tôi cứ tự hỏi không biết bọn trẻ con chúng tôi sợ ông vì điểm gì. Với dáng người dong dỏng cao, khuôn mặt xương, tay chân gân guốc trông ông như một huyền thoại sống để bọn trẻ con chúng tôi tha hồ thêu dệt đủ thứ chuyện về quảng đời trước đây của ông. Việc ông từ Lào về bao giờ, ông học vỏ Xiêm, vỏ Tàu ở đâu không ai dám chắc nhưng có điều mỗi khi làng mở hội, đến tiết mục đấu roi giai đoạn cuối là bao giờ cũng thấy ông vào xới.
Tác giả bài viết: Lương Duy Thái
Từ khóa:

Lương Duy Thái

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
BÉ BỔNG - Đăng lúc: 27/08/2012 12:14
Hay quá cậu Thái ơi! Đọc chuyện cậu kể thấy hấp dẫn hơn cả truyện viết cho thanh thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh rồi đấy! Không biết ở nhà Lương Duy Niệm và cu San có internet để đọc,comment ôn lại kỷ niệm này với Duy Thái không nhỉ? Chúc Duy Thái luôn mạnh khoẻ, yêu đời có thật nhiều chuyện kể cho con em lls thưởng thức nhé! Rất mong BBT tiếp tục cho đăng các phần tiếp theo đang hồi hộp chờ đợi. Trân trọng cảm ơn tác giả, cảm ơn BBT lls,net rất nhiều.

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 6
  • Hôm nay: 1899
  • Tháng hiện tại: 17256
  • Tổng lượt truy cập: 8436727

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net