Đọc và suy ngẫm : Lạ cho dân Bọ nhà tui
Đăng lúc: Thứ sáu - 06/06/2014 00:10 - Người đăng bài viết: bientap02Ngẫm lại nữa, bao nhiêu người đi ra làm ăn phơi phới, lúc nào cũng múa miệng, tự xưng đại gia này nọ, nhưng cũng không có người nào nhìn lại quê hương. (Chuyện này thì tui thấy khác người Quảng Nam, mỗi lần bão lũ, người Quảng Nam tìm về quê rất nhiều).
Chiều ni có người đến thăm ba tui nói một câu vui vẻ vô tình, “nghe nói con Hồ Ngọc Hà nó lấy thằng gì đô la đó mà đợt ni không thấy hắn mang được thùng mì tôm nào về hè”. Tui giật mình, nghĩ lại câu nói của ông khách vừa buồn cười vừa xót xa. Tui nghĩ phải, tỉnh tui có cái tập đoàn Trường Thịnh to đùng, nghe nói nhà có đám giỗ lãnh đạo thượng tầng cũng về dự, thế mà nó cũng chẳng bỏ ra một xu cho người vùng lũ. Nó đang bận tài trợ cho giải tennis doanh nhân toàn quốc.
Ảnh minh họa
Nói một hồi họ bảo mình khùng, thấy người ta giàu thì đố kỵ, nhưng tui không thể không nói. Trong cuộc đời tui ngạc nhiên nhất là mấy cha làm giàu bằng đất đai và rừng của nhân dân thì chưa bao giờ ủng hộ bão lụt lấy một đồng. Thiệt là lạ.
Tỉnh tui có nhiều doanh nghiệp được sao này sao nọ, thế mà Tỉnh đoàn thuê xe chở hàng đi cứu trợ chưa kịp trả tiền nó cho người đến đòi trèo trẹo (nghe đâu còn nợ mấy chục chuyến xe, mỗi chuyến 2-3 triệu đ). Thế mà các doanh nghiệp quê tui không thể giúp được lấy một doanh nghiệp một chuyến xe.
Dịp này, mua hàng cứu trợ tại quê tui, họ thổi giá lên ngất ngưởng và giải quyết hàng tồn đọng ào ào, coi chừng!
Người giàu Quảng Bọ tui răng lạ rứa hè?
Những tin mới hơn
- Một số bài thơ hay của bạn đọc (08/12/2014)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Toàn tập) (06/07/2015)
- Thăm quê (29/09/2014)
- Truyện ngắn Mùa hoa sạu (04/08/2014)
- Rượu trong văn hóa ứng xử của người Lệ Sơn (28/11/2014)
- Thư gửi Mẹ (13/06/2014)
- Mùa lụt và khuyến học (08/10/2014)
- Vình Lệ Sơn (26/09/2014)
- Vịnh Lệ Sơn (21/01/2015)
- Truyền thống hiếu học của người Lệ Sơn đã bắt nguồn như thế (18/01/2015)
Những tin cũ hơn
- Cảnh quê Lệ Sơn những năm 2009 (Phần 2) (23/05/2014)
- Cảnh quê Lệ Sơn những năm 2009 (Phần 1) (21/05/2014)
- Nhất quỷ nhì ma, thứ 3 học trò Phúc tự (Phần III) (09/05/2014)
- Trường tôi (05/05/2014)
- Chuyện về ông Cai Vịnh - xóm Thượng Phủ (05/05/2014)
- Bông hoa tình nguyện (28/04/2014)
- Cảnh núi rừng Lệ Sơn (24/04/2014)
- Hình ảnh hang động khu vực đầu làng Lệ Sơn (19/04/2014)
- Quê hương tôi - đủ trầm lắng để gọi về trong những yêu thương… (17/04/2014)
- Bài thơ Sông Gianh yêu dấu (14/04/2014)
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 9
- Hôm nay: 243
- Tháng hiện tại: 17140
- Tổng lượt truy cập: 7420116
Liên kết làng quê Quảng Bình
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Quảng Bình là đất Ô Châu,ai đi đến đó bồ không mà về. Câu thơ mô tả lại thực trạng của một vùng quê nghèo khó từ ngàn xưa.
Ngày nay,dưới sự lãnh đạo của các ĐỈNH CAO TRí Tuệ thì đời sống nhân dân so với nạn đói năm 1945 đã khấm khá hơn nhiều,tất nhiên có vài người giàu sụ.
Đánh giá giàu hay nghèo,bền vững hay không nên nhìn vào năng lực và trình độ sản xuất của khu vực ấy,nếu theo tiêu chí này thì quảng bình nhà ta kém hơn cả Điện biên,lai châu...trong khoảng 10 năm trở lại đây,số lượng xe siêu sang ở quảng bình nhiều hơn cả Hà Nội,Sài Gòn đô thành và ngược lại lại tài nguyên thiên nhiên càng bị cạn kiệt.Tôi đã đi rất nhiều siêu thị ở Hà nội và Sài Gòn,không hề thấy bóng dáng của bất cứ một hàng hoá nào made in Quảng Bình được bày bán,vậy dân Bọ nhà ta kiếm tiền từ đâu mà giàu có ghê vậy?
kinh tế quan chức và khai thác tận lực tài nguyên thiên nhiên không tái tạo là nền kinh tế chủ đạo của Quảng Bọ nhà ta.Nhà máy xi măng Quảng Trung đóng trên đất Lệ Sơn là một minh chứng rỏ rệt cho nền kinh tế kiểu này.