Chắt chắt, đặc sản sông Gianh
Đăng lúc: Thứ ba - 27/05/2014 04:23 - Người đăng bài viết: bientap02Bài cùng tác giả đã đăng:
1. Quê hương
Tác giả. Nguyễn Duy Xuân
Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo bên bờ sông Lam. Ngày còn nhỏ, vào cữ tháng tư tháng năm, mẹ tôi đi chợ về ngoài những thứ quà quê thì trong cái mủng mẹ bưng trệ hông thế nào cũng có đùm ruột hến hoặc chắt chắt (người làng còn gọi là giắt giắt) kèm theo chai nước luộc đục như nước gạo. Bữa cơm trưa hôm đó cả nhà được thưởng thức món canh hến nấu cà mà cho đến bây giờ mỗi lần nhắc đến tôi vẫn còn cảm được cái hương vị quê hương của nó:
Nhớ cơm canh hến quê nhà
Trưa hè mẹ nấu đậm đà hồn quê
Hai mươi mấy năm sau, tôi thành con rể đất sông Gianh. Quê vợ ở làng Lệ Sơn bên bờ nam dòng sông huyền thoại. Mỗi lần nghỉ hè về thăm quê lại được mẹ vợ đãi khách “rể” quí món ăn chế biến từ cái con vật nhỏ li ti quen thuộc ở quê mình: chắt chắt. Có ăn mới biết. Chắt chắt sông Gianh quả là ngon thiệt. Thật khó tả cái cảm giác nó đem lại cho thực khách. Ngòn ngọt, thơm thơm, mát lịm, bùi bùi. Đó là hương vị của quê hương được tạo hóa chắt ra từ đất, từ nước, từ khí trời của xứ sở để làm nên cái nét riêng độc đáo không nơi nào có được.
Cào chắt chắt trên sông Gianh
Chắt chắt cùng họ với hến nhưng rất bé, thân chỉ như hạt đỗ, nằm dưới đáy sông. Hằng năm, vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch, sau một cơn mưa giông, nước ngọt đầu nguồn sông đổ về đến nơi đây, ở quãng sông thuộc các xã Phù Hoá, Cảnh Hóa, Văn Hóa, dòng nước ấy hòa trộn vào làn nước lợ từ dưới cửa biển dâng lên. Nhà văn Nguyễn Quang Vinh trong một bài viết đã mô tả cuộc tơ duyên ấy của đất trời sông nước:
“Khí trời se lạnh, không gian khoáng đạt, hai làn nước trai tráng và nữ nhi ấy chảy oà vào nhau, tan trong nhau, nồng nhiệt trong nhau như một cuộc hoan lạc vĩ đại của dòng sông, để rồi sinh ra hàng triệu hàng triệu những sợi tơ bé nhỏ, trong suốt, giăng dít dưới đáy sông như là sự thai nghén tự nhiên sau cuộc tình hai làn nước và chỉ sau đó ít lâu, không quá một mùa trăng, những sợi tơ ấy chuyển hoá thành những con hến bé tí, nằm phủ dày dưới đáy sông, tạo nên một lớp “chắt chắt” và mời gọi dân trong vùng vào mùa thu hoạch.”
Nhọc nhằn với nghề, ngâm mình suốt ngày trong nước
Còn nhớ sáng hè nào, khi mặt trời lấp ló đầu ngọn tre đã thấy bà cụ chợ về, rổ chắt chắt trĩu nặng bên hông. Vợ tôi giúp mẹ mang chắt chắt ra bến sông Gianh sau nhà rửa sạch, đãi sạch rồi bắc lên bếp luộc. Cả một rổ chắt chắt đầy là thế mà khi đãi xong, phần thịt li ti của hàng vạn con chắt chắt ấy chỉ đủ đầy một tô sành nhỏ. Thịt chắt chắt xào với mỡ cho chín, thêm thật nhiều ớt, lá lốt, hành, tiêu. Thêm mấy cái bánh đa, một cút rượu đế thế là đã có một bữa ăn đãi khách, đậm đà hương vị quê hương.
Canh chắt chắt nấu với rau muống, rau dền thái nhỏ hoặc với mít non là món ăn dân dã mà khó quên. Trưa hè nóng nực, húp bát canh ấy cảm thấy cái vị ngọt, thơm, mát của nó như lan tỏa khắp cơ thể.
Món chắt chắt, đặc sản quê ấm lòng bao thực khách
Mỗi lần hiếm hoi về quê, tôi chẳng ao ước gì hơn là được xuống tắm sông Gianh và ăn cơm canh chắt chắt. Mẹ vợ tôi đã thành người thiên cổ, món ngon ấy bây giờ trao lại cho chị vợ ở trên Đức Hóa, cũng nấu ngon không kém người mẹ quá cố của mình. Tháng Bảy năm ngoái, vợ chồng tôi về thăm quê đúng dịp kỉ niệm 540 năm cụ tộc trưởng họ Lê đến khai canh làng Lệ Sơn. Tan lễ, ghé thăm nhà mệ Minh tình cờ lại được thưởng thức món chắt chắt quê nhà. Hai bà chị họ, chị Thủy, chị Uyên quả là khéo tay, đã cho tôi sống lại cái cảm giác khắc sâu trong tâm trí mình về một món ngon xứ sở.
Những tin mới hơn
- Một số bài thơ hay của bạn đọc (08/12/2014)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Toàn tập) (06/07/2015)
- Thăm quê (29/09/2014)
- Truyện ngắn Mùa hoa sạu (04/08/2014)
- Rượu trong văn hóa ứng xử của người Lệ Sơn (28/11/2014)
- Thư gửi Mẹ (13/06/2014)
- Mùa lụt và khuyến học (08/10/2014)
- Vình Lệ Sơn (26/09/2014)
- Vịnh Lệ Sơn (21/01/2015)
- Truyền thống hiếu học của người Lệ Sơn đã bắt nguồn như thế (18/01/2015)
Những tin cũ hơn
- Cảnh quê Lệ Sơn những năm 2009 (Phần 2) (23/05/2014)
- Cảnh quê Lệ Sơn những năm 2009 (Phần 1) (21/05/2014)
- Nhất quỷ nhì ma, thứ 3 học trò Phúc tự (Phần III) (09/05/2014)
- Trường tôi (05/05/2014)
- Chuyện về ông Cai Vịnh - xóm Thượng Phủ (05/05/2014)
- Bông hoa tình nguyện (28/04/2014)
- Cảnh núi rừng Lệ Sơn (24/04/2014)
- Hình ảnh hang động khu vực đầu làng Lệ Sơn (19/04/2014)
- Quê hương tôi - đủ trầm lắng để gọi về trong những yêu thương… (17/04/2014)
- Bài thơ Sông Gianh yêu dấu (14/04/2014)
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 11
- Hôm nay: 321
- Tháng hiện tại: 36831
- Tổng lượt truy cập: 8396842
Liên kết làng quê Quảng Bình
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Chà, có cái ảnh bánh tráng với chắt chắt nhìn mà thèm bà con a. Ngon quá, ngon quá.
Con rể mà viết được như ri thì đúng là rể chuẩn rồi, rể này rất quý và đáng trân trọng. Cảm ơn anh Nguyễn Duy Xuân