1
  • image
  • image
  • image
  • image
04:41 ICT Chủ nhật, 15/09/2024

Chuyện về một thầy cúng trẻ "đa năng" ở Làng Lệ Sơn (Phần 1)

Đăng lúc: Thứ năm - 11/10/2012 13:56 - Người đăng bài viết: lehongve
LLS.NET trân trọng giới thiệu phần 1 bút ký "Chuyện về một thầy cúng trẻ đa năng ở Làng Lệ Sơn" của tác giả, bút danh Kinh Bắc
Lời dẫn BTT: Câu chuyện có thật về một thầy cúng trẻ ở làng Lệ Sơn, dùng công năng bấm huyệt làm con gái xóm Hạ chưa chồng có chửa, đã đi vào giai thoại ở Làng Lệ Sơn. Ngưỡng mộ trước tài năng thiên bẩm, tác giả Kinh Bắc đã khăn gói quả mướp, lăn lộn về quê tiếp xúc trực tiếp với Thầy, để tìm hiểu bí kíp có một không hai này. Câu chuyện đầy thú vị được ghi lại theo đúng nguyên bản về nội dung, thổ ngữ, "tục" ngữ, nhưng thay đổi về tên thật và các địa danh liên quan, để bảo đảm tính riêng tư cho những người trong cuộc. LLS.NET xin trân trọng giới thiệu.
 
Răng mà nóng hầm hập thế này, sao không gọi Thầy sớm. Khổ chưa, đi lấy rau răm sắc đặc vào
 
Úm ba la...ba la...bala. Thầy xin mấy quẻ rồi "mạ cháu" có nhớ không ?.
Ngoài trời vẫn nắng gắt kèm theo gió lào táp cái nóng vào mặt. Nóng bức thế mà hai đồng tiền cứ cùng úp, cùng ngửa. Lại bị thân chủ dùng bộ ngực quá khổ hổn hển tấn vào coi thầy gieo quẻ. Bực quá. Thầy nổi giận với âm binh. Đ.. mạ có cho không ?. Thế rồi không biết vô tình hay vô lý, hay tại hơi nóng của O thêm vào làm thầy run tay, hai đồng tiền quay tít. Xoay chậm… chậm... rồi một âm, một dương nằm yên trên dĩa. Rứa là xong rồi, đuổi mấy đứa con nít qua xóm đi, vô buồng trong nằm xuống. Thầy ấn cho mấy huyệt để ban đêm khỏi ú ớ nữa
.

Rồi một ngày đầu cuối đông năm trước. Ông trưởng thôn Xuân Sơn tiếp một vị khách đặc biệt, một Ả xóm Hạ ôm bụng hơi lùm tất ta, tất tưởi chạy vô.

"Tui báo với chính quyền là tui sẽ kiện, ai đời nó cúng mấy ngày, hết cúng rồi hắn thổi khắp nơi trên người, nhột từ xương sống lên đến đỉnh đầu, xong hắn ấn huyệt, đến chừ bụng tui to ra lại thèm chua, nói với hắn, hắn lại mắng tui té tát. Mi đừng mất dạy; Thầy là con của Trời sai xuống cứu nhân độ thế, con của mi trong bụng cũng con Trời, răng mi đổ cho tau được..."

Mang cái ấm ức khó hiểu về những câu nói tục lúc xin keo của ông bạn làm thầy, cùng với bao suy nghĩ của riêng mình ra Bắc. Bẵng đi một thời gian vì đi công tác. Vào một ngày đầu hạ... Tôi lại về quê để tìm câu trả lời. Gặp lại thầy, thầy bảo. Ô, trượng mới về à. Nói thật tôi không nhịn được cười, vì ngóc nghách nào thầy cũng biết hết. Giờ xưng hô thế nào đây nhỉ, răng cũng được, nhưng hai thằng mình thì không có thầy bà xi ở đây cả, đơn giản...đơn giản, mi thắc mắc chuyện âm binh, rồi cúng quảy. Tau nói với mi là "Không có xi là khó hiểu, âm binh cũng như trên dương trần, âm binh cũng lắm loại, loại mà cứ bắt đàn bà một hai con, zôông đi vắng ú ớ mớ đêm, cái bọn đó là cũng phải giang hồ với hắn.." Đ...mạ không cho là thầy có cách".

 
Long mạch có vấn đề rồi, nên phải yểm thôi (Ảnh minh họa)
 
Để phụ họa thêm cho ông bạn của tôi, tôi bồi luôn. Có phải các Ả có cái tướng như thế này không?
 
“Vung văng như rắn cuốn đi
Ăn như chuột gặm ngủ thì mớ la
Bao nhiêu hình bóng nêu ra
Đều thuộc dâm đãng biết mà làm sao”

 
Đ…mạ, mi cũng biết coi tướng à, đúng đó, cái bọn dở chứng đó, là chỉ có tau trị thôi. Vậy là thầy không vô cảm trước các vấn đề xã hội. Rứa mi gặp những trường hợp như ri thì mi có vô cảm không. Thế Thầy nổi tiếng vậy có đệ tử nào khăn gói theo thầy không? Thầy bảo, nhiều lắm, nhưng bọn nó có duyên nhưng không có căn. Tá hỏa tam tinh các bạn ạ, tôi thầm nghĩ, lực lượng này mà tung ra xã hội thì không biết hệ quả đến đâu.

Nín cười, lập lại trật tự tư duy của người đi khai thác, thầy lớn tiếng, Mạ mi mở tủ lạnh lấy bia, náng con mực để đãi thằng bạn, để bọn tau ôn lại cái khoảng thời gian từ ngày hai đứa đang ngồi trên ghế nhà trường...

Thấm thoắt đã hơn 20 năm, mỗi đứa một phương, sau bao câu chuyện hỏi thăm gia đình, công việc, rồi tình hình làng xóm. Thầy vô đề: Đ...mạ, nghe nói mi viết bài hay đăng trên báo www.langleson.net, đã có bài mô viết về tau chưa. Tau chừ nổi tiếng sang cả bên Lào, Thái lan răng mi kém rứa. Vậy là không rào cản và không trở ngại.. ..

Để hiểu thêm về cái nghề ma mị, ma quái.. giúp thầy có một cơ ngươi như hôm nay, mà nhiều lão nông tri điền thực thụ ở làng Lệ sơn, cả đời cũng phải ao ước và ngước nhìn. Tôi vào luôn, thì nghe thiên hạ đồn thổi, thầy nổi tiếng đa năng, nào là cúng quảy, xem bói, thổi, ấn huyệt giúp đỡ nhân tình thế thái, được lộc Trời, mà đặc biệt là chị em phụ nữ, hễ cứ con cái ốm đau, lợn gà bỏ ăn, hay lục đục chuyện khó ngủ, cứ tìm đến thầy rồi sau đó gặp thầy cứ che miệng cười, mà Ả nào cũng đỏ mặt là răng. Đ...mạ, hỏi do dỏ thôi...,đừng khách sáo, tau với mi là bạn, không thầy bà xi cả. Mi tau cho sướng, rứa nha.

Đ...mạ có xi mô mi, toàn bọn dở chứng, zôông mất, bỏ chắc, rồi có Ả cả zôông trong nhà mà đị lắm. Cách tún một gang, có cái long mạch lúc tắc, lúc ứ, ấn vô cái long mạch cho nó một phát, là về tươi như hoa nở chớ có xi mô nờ. Xong lại có gà có bia cho thầy đánh chén. Mi nói rứa có sướng không. Đời lắm kiểu lắm, nhiều thứ mi chưa biết mô, tau kể cho mi nghe, à mà nghe nói mi biết hán nôm, hay là ri: Sau này về cùng tau lập hội vừa coi, vừa viết sớ, kiếm thêm thằng ấn huyệt nữa, vì chừ sức tau cũng yếu rồi,  kiếm bộn tiền đó mày.

Khoan đã, mình thấy nghe thất đức thế nào ấy, tự tạo cho đời mình sung sướng không khó, nhưng rồi con cháu.. Thôi, đời cua cua máy, đời cáy cáy bò, tau chẳng sợ xi cả. Thế bạn không sợ luật nhân quả à, tau nghiệm ra rồi, không có xi hết, chết là hết, miễn mình mần đúng thủ tục ở trên dương thế là được. Đ…mạ chừ quan chức, hắn còn hớt cơm trên tay của dân thì răng . Nghề như tau, mi thấy không sướng à. thưởng thức được nhiều thứ nữa, bạn tôi nheo mắt tinh nghịch và mỉm  một nụ cười khó hiểu.

Bọn mình mới 40, còn chán để sau này tính, liệu sắp tới Làng Lệ sơn có hình thành một trục liên minh ma quỷ không các bạn...????. Tôi khơi mào trước rằng: Trong cái nền tảng văn hóa của nhân loại nói chung và Lệ sơn nói riêng hơn 500 qua. Khi trình độ khoa học kỹ thuật chưa phát triển, để đẩy lùi bệnh tật và những lo lắng gian khổ thường trực. Thì ở đó, những trấn an về tinh thần lại được nâng lên để vượt qua, phải nói rằng: Những gì chưa được chế ngự, thì niềm tin vào một điều kỳ diệu nào đó, ít nhiều đã bù đắp được những giá trị siêu hình không thể chối cãi. Nó cũng là nền tảng để củng cố thêm nét văn hóa và những giá trị tín ngưỡng dân gian, trong kho tàng vô cùng phong phú của đời sống tinh thần của mỗi gia đình, mỗi cộng đồng và toàn xã hội. Rồi nhu cầu tâm linh ấy cùng lớn lên với mọi mặt của mưu sinh dòng đời. Tất cả..tất cả phải có nó và nhờ đến nó. Cắn cỏ lạy trời trong những lúc hoạn nạn, âu đó cũng là điều hiển nhiên của tấm lòng thành và tình cảm cao quý của con người.

Đ…mạ, mi học ở mô mà nói hay rứa, tau nói thêm cho mi không có thầy là không được mô..Uống đi rồi tiếp..thầy. À quên, tau nghe đây.
 
HẾT PHẦN I – MỜI QUÝ VỊ ĐÓN ĐỌC PHẦN II
 
(Bài viết có một số từ dùng ngôn ngữ địa phương: Mi = mày; Tau = tao; Xi = chi; Ả = chị; Rứa = thế; Mạ = mẹ; zôông = chồng; Bỏ chắc = bỏ nhau; Đị = đĩ; Răng = sao; Náng = nướng; Chừ = giờ; Cơ ngươi = cơ ngơi; Như ri = như thế này; Mô = đâu; Do dỏ = nho nhỏ; Vất đồ nghề = vứt đồ nghề; Vô = vào; Tún = rốn)
Tác giả bài viết: LHV
Từ khóa:

KB

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Ui cha - Đăng lúc: 24/10/2012 08:33
Có không đó các Bọ, đúng là có thầy H.... trẻ và bạo mồm thiệt, tác giả viết có thêm không biết, cười đau cả bụng.
Avata
quê hương - Đăng lúc: 18/10/2012 07:48
Lâu rồi mới đọc lại của KB. Thật thú vị câu chuyện quê hương, chuyện làng xã lệ sơn giờ rối rắm, thanh niên thì ngổ ngược, các ông mệ thì chừ nói năng với nhau cũng không được như ngày xưa, gặp là lúc nào cũng làm được bao nhiêu tiền, tại cái nhà máy xi măng cả, nghiệp chướng. cám ơn bbt, kb
Avata
Bạn Tửu - Đăng lúc: 12/10/2012 11:22
Không thể hay hơn được nữa Kinh Bắc ơi. Kinh Bắc ơi là Kinh Bắc, Đ,,,mạ. đọc đi củng cười, đọc lại củng cười là răng. Phần hai có xưa rứa. Chết được.
Avata
Khôi - Đăng lúc: 12/10/2012 08:19
Một kiểu viết tự sự hay phỏng vấn rất lạ, người dẫn chuyện rất khéo, mà thầy trả lời cũng đặc biệt. Chắc chỉ có lệ sơn ,vùng quê nhiều nét văn hóa vô cùng phong phú. BBT LLS.NET rất quan tâm về quê nhà, tin đều đặn, tôi cám ơn các bạn và mong trang web ngày càng phát triển. thân mến
Avata
Bình - Đăng lúc: 11/10/2012 21:48
Hay. Xin phép thầy nha. Đ..mạ không thể không lên tiếng. Xuất sắc
1, 2, 3  Trang sau

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 17
  • Hôm nay: 521
  • Tháng hiện tại: 26761
  • Tổng lượt truy cập: 8386772

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net