1
  • image
  • image
  • image
  • image
17:56 ICT Chủ nhật, 15/09/2024

Một ngôi làng đặc biệt: Đệ nhất bát danh hương

Đăng lúc: Thứ sáu - 20/09/2013 08:01 - Người đăng bài viết: bientap02
Không có của ngon vật lạ hay danh nhân kiệt xuất nhưng làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa vẫn được phong là “đệ nhất bát danh hương” của đất Quảng Bình
Bài viết liên quan đã đăng
1.
Giới thiệu làng cổ Lệ Sơn
2. Lệ Sơn - Đệ nhất bát danh hương
3. Xã có 1.000 nhà giáo
4. Làng Lệ Sơn, Làng thầy giáo
 

Làng Lệ Sơn tựa bên dãy núi đá vôi có 99 ngọn kéo dài 4 km, mặt trước bao bọc bởi dòng sông Gianh thơ mộng. Từ đầu tới cuối làng là con đường đầy bóng tre xanh trải dài theo mép sông. Phong cảnh Lệ Sơn được một người con xa xứ họa bằng thơ rằng: Sông trong in thẳm da trời/Chập chùng núi biếc, ngời ngời trăng thanh.

Truyền thuyết 99 ngọn núi

Ông Trần Xuân Quế (75 tuổi, người làng Lệ Sơn) tự hào khoe vùng đất Lệ Sơn là một kiệt tác kỳ công của tạo hóa. Làng đứng đầu trong số 8 ngôi làng nổi tiếng nhất tỉnh Quảng Bình gồm: Sơn - Hà - Cảnh - Thổ - Văn - Võ - Cổ - Kim (Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngoạn, Văn Hóa, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại) nên được mệnh danh là “Đệ nhất bát danh hương”.

Là một cựu giáo chức, ông Quế kể rằng ngôi làng này không chỉ nổi tiếng bởi sự hiếu học mà còn lưu truyền hàng chục câu chuyện cổ tích về địa danh, quá trình hình thành làng. Đã có rất nhiều bài thơ, bài ca ra đời ca tụng làng Lệ Sơn. Quanh các ngọn núi cũng có hàng chục câu chuyện kỳ lạ.

 
1
Ông Trần Xuân Quế ngâm nga những câu thơ viết về Lệ Sơn

Người dân nơi đây thường truyền tai nhau truyền thuyết về đàn chim phượng hoàng và 99 ngọn núi. Vào một chiều xuân, 100 con phượng hoàng trên đường bay từ Bắc vào Nam, khi tới vùng Lệ Sơn đã không cưỡng lại được vẻ đẹp của mảnh đất này. Bầy chim chao lượn rồi định dừng chân trên những ngọn núi sau làng để “thưởng thức”. Tiếc thay, Lệ Sơn chỉ có 99 ngọn núi mà có đến 100 chim phượng hoàng. Thế là, một con loay hoay mãi không tìm ra chỗ đậu nên đàn chim đành phải ngắm nghía ngôi làng rồi bay tiếp. Sau này, 99 ngọn núi cứ cao dần lên, không chỉ che bão táp, nắng nóng mà còn tạo nên một dãy núi cao, đẹp bao bọc, bảo vệ làng.

Vua Hàm Nghi cũng từng chọn Lệ Sơn làm nơi nghỉ chân trên đường chạy ra Hà Tĩnh để trốn giặc Pháp truy đuổi. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, quân đội ta đã chọn 99 ngọn núi chạy dọc làng làm căn cứ cách mạng. Những đỉnh Thanh Tuyền, Vũ Tọa, Thi Đầu, Họa Các, Bài Phong… ngày xưa được dân làng làm vọng gác đánh tàu chiến của Pháp từ Ba Đồn lên càn quét. Hang Lụy, hang Ong là căn cứ của Quân y 108 - nơi chữa bệnh, an dưỡng cho bộ đội trước khi quay lại chiến đấu.

99 ngọn núi không chỉ che chở cho bộ đội và người dân những năm chống giặc ngoại xâm mà theo ông Nguyễn Văn Huyền, một người dân trong làng, đây còn là nơi tránh lũ. Bao năm qua, Lệ Sơn không phải chịu sự tàn phá của bão lũ cũng như cái nắng, cái gió gay gắt của miền Trung. “Lệ Sơn như một vùng trời riêng ở miền Trung. Quanh năm không khí trong lành, người dân ai cũng sống thọ…” - ông Huyền kể.

Lấy học vấn làm đầu

Chúng tôi tìm về Lệ Sơn khi năm học mới đã bắt đầu. Không còn cảnh học sinh lụy đò bởi cây cầu mới bắc qua sông Gianh ở xã Văn Hóa vừa khánh thành. Dọc các con đường, những tà áo trắng tung tăng dưới bóng tre yên ả. Tinh thần hiếu học ở làng này được ông Trần Xuân Quế ví von: “Nhiều người làng bên thường bảo làng Lệ Sơn có mỏ vàng. Ý người ta muốn nói rằng nơi đây sinh ra nhiều người tài”.
 
1
Những ngọn núi vôi hùng vĩ, yên bình bao bọc làng Lệ Sơn
 
Để động viên con cháu cố gắng học hành, ngày xưa, các cụ lớn tuổi trong làng thường bảo: Đây là vùng đất linh, tiên thường giáng trần. Nếu em nào cần cù học tập ắt sẽ thành công. Cũng vì thế mà truyền thống hiếu học nơi đây được gìn giữ từ đời này sang đời khác. Ông Quế nhớ lại: “Khi tôi còn bé, cứ mỗi khi đêm về, các thầy lại đánh trống báo hiệu giờ học. Họ đi quanh làng thúc giục, động viên học sinh học bài”.

Ông Hoàng Đình Bá, Chủ tịch Hội Khuyến học xã Văn Hóa, cho biết trong năm học này, toàn xã có 26 em đỗ vào các trường ĐH trên toàn quốc. Còn trong 5 năm trở lại đây, làng Lệ Sơn có 146 em thi đỗ ĐH, CĐ. Hằng năm, vào ngày 26 tháng chạp âm lịch, làng Lệ Sơn lại mở hội trao thưởng cho các em đỗ ĐH, CĐ và những học sinh đạt thành tích xuất sắc. Đây là dịp các em về quê nghỉ Tết cổ truyền; dân làng mới có điều kiện gặp gỡ, động viên. Ngoài ra, 10 dòng họ ở làng còn tổ chức lễ trao học bổng riêng. Con em ở Lệ Sơn luôn lấy sự học làm đầu.

“Đây là vùng đất nghèo, ai ai cũng ráng học để sau này bớt khổ. Từ xa xưa, vùng đất này có nhiều nhà nho dạy chữ, truyền thống hiếu học của con em trong làng đã được các tiền nhân vun đắp” - ông Bá lý giải.

 

Làng có gần 1.000 nhà giáo

Ông Nguyễn Văn Hà, người dân làng Lệ Sơn, tự hào cho biết: Năm nào làng cũng có vài chục em đậu đại học. Hiện có trên 150 người là nhà giáo về hưu và gần 1.000 nhà giáo đang giảng dạy trên cả nước. Đặc biệt, nhiều gia đình có từ 2-3 người làm nghề giáo. Trong làng cũng có rất nhiều người có học hàm, học vị giáo sư, tiến sĩ”.

 

Tác giả bài viết: Quang Nhật (Báo nld online)
Từ khóa:

Quang Nhật

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Đậu Văn Mùa - Đăng lúc: 23/09/2013 19:28
Ồ các bạn Cường, Toản... chém gió sướng thật. Mình cũng muốn góp tý. Quả nhiên khi có công nghệ thông tin rồi mình mới biết nhiều về làng; nhât là sự đỗ đạt, số quan viên xưa và nay...; chứ thời còn ở quê, mình không bao giờ nghe ai nói cho rõ việc đó. Mình chỉ biết một điều rằng gần như chưa có vị nào góp công xây dựng làng cho có tâm có tầm (chúng mình cũng vậy). Trước chỉ nghe kể về quan Thị Lượng có đóng góp lớn nhất, CCRĐ đã xử oan ông ấy. Từ đó đến nay, nói thì hơi quá chứ "sự kênh kiệu" có lẽ được thể hiện nhiều hơn tính công bộc trong số các vị có chức sắc trong và ngoài tỉnh. Đó là chưa dám bàn đến một số vị nhận được "bổng lộc" không nhỏ nhờ đầu tư (nhất định sau này sẽ rõ). Tôi thiết nghĩ rằng, cái gì cũng có hai mặt, nhưng riêng học vấn và văn hóa lại không phải là hai mặt của cùng một vấn đề.
Avata
Lương Duy - Đăng lúc: 21/09/2013 17:24
Độc giả báo làng có vẻ rất thích Ăn mày dĩ vảng, luôn nhớ về quá khứ với những điều tốt đẹp.
Thực ra quá khứ dù có tươi đẹp đến đâu cũng chỉ là quá khứ trong lúc hiện tại và tương lai mới là điều quan trọng.Không ai phủ nhận rằng Làng Lệ Sơn là đệ nhất bát đại danh hương trong các thế kỷ trước khi mà nền giáo duc nho học xem chuyện đỗ đạt và làm quan là thước đo cho sự thành đạt

Thời đại ngày nay,ở thế kỷ 21 thì tri thức lại càng quan trọng nhưng với kiểu học lấy bằng cấp,để làm quan thì không nên cổ vũ. Kiểu học này làm nghèo đất nước và làm chậm lại quá trình đi lên của quê hương.

Một chuyện rất thực tế là Gia đình GS NGô Bảo Châu,gia dình Gs Tôn Thất Tùng, Kỹ sư Trần Đại Nghĩa chưa hề được công nhận là gia đình hiếu học vậy mà những đóng góp của họ cho đời sống nhân dân không hề nhỏ, còn danh hiệu chỉ là phù phiếm.
Avata
Minh Khanh - Đăng lúc: 21/09/2013 13:36
Làng Lệ Sơn lấy sự học làm đầu và là đệ nhất bát danh hương là điều thực tế đã, đang và sẽ hiển hiện từng ngày, từng giờ trên quê hương chúng ta. Hiện nay đội ngũ tri thức của làng đang công tác trên mọi miền tổ quốc, phục vụ đất nước. Người tài tìm đất dụng võ là đúng rồi. Quê ta khí hậu cũng khắc nghiệt. Lũ lụt thường xuyên xẩy ra. Ở nhà đa số là ông bà già thì sao lại so bì với những làng khác khi mà con họ chỉ ở nhà để làm ra lúa, ngô, đậu, mè...
Cách đây hai năm, gia đình tôi nhận giấy công nhận gia đình hiếu học trong số 7 gia đình hiếu học do xã (Nơi tôi cư trú) câp. So với quê mình có 110 gia đình hiếu học thì quả là đáng tự hào cho làng Lệ Sơn.
Avata
lLương Khang - Đăng lúc: 21/09/2013 07:22
Không biết Bạn Lâm Khang là ai nhưng vì vài dòng bình luận của bạn mà chiều tối hôm qua tôi nhận một lúc mấy cuộc điện thoại Mi lấy tên Lâm Khang bình luận đó ah ? he he he.Đúng là giòng chảy xuôi dòng theo kiểu Lệ sơn ta rất đẹp, đang giàu và sẽ rất giàu ( vì công nghiệp hoá, khai phá sơn lâm), dân ta học rất giỏi....được ca ngợi hàng ngày hàng tuần hàng tháng trên báo làng thì lâu lâu mình có vài coment ngược tý nên nhiều nguời để ý.

Nếu theo các tiêu chí ma Lâm Khang đưa ra mà bình chọn thì làng ta chắc loại từ vòng gửi xe chỉ còn lại cái tiêu chí là mức độ học vấn thì đúng là làng ta có vượt trội về số lượng thạc sỹ cư nhân.
Nước việtnam ta,nếu lấy chỉ số người có bằng thạc sỹ,cử nhân../ 1000 người thì chắc chắn là cao hơn Nhật bản Hàn quốc,Mỹ nhưng có một điều nghịch lý là đội ngũ tri thức hùng hậu đó không làm ra của cải vật chất cho đất nước.Chính phủ phải đi vay tiền để nhập khẩu từ ngô,đậu tương,bột cá...cho đến cái tăm hoặc sợi chỉ may.
Các đại tri thức làng ta thì như thế nào?hầu như những ai được gọi là học giỏi,thành đạt thì đều đang là quan chức nhà nước,ăn lương chính phủ( thực chất là tiền thuế của dân)chưa thấy ai tự bằng học vấn của mình tự sản xuất,tự nghiên cứu...mà tạo ra công ăn việc làm cho người khác.
Vậy làng ta học giỏi để ăn lương nhà nước,sống bằng tiền thuế của dân thì suốt ngày ca ngợi sự học đó có nên chăng?
Avata
Khang Lâm - Đăng lúc: 20/09/2013 16:09
Lâm Khang đã có lý, khi nhìn nhận về quê nhà đất Tổ thì được báo chí ca ngợi cũng vui, nhưng đi sâu vào, về thăm quê vào mùa này, hiu quạnh lắm, mưa ngập ngõ, ụng ượng kêu đầy, tối lại thấy hiu hắt buồn.....
1, 2  Trang sau

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 15
  • Hôm nay: 2209
  • Tháng hiện tại: 28449
  • Tổng lượt truy cập: 8388460

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net