1
  • image
  • image
  • image
  • image
15:54 ICT Thứ bảy, 20/04/2024

Viết về anh, người sĩ quan cảnh sát biển (Bài viết tri ân ngày nhà giáo Việt nam)

Đăng lúc: Thứ năm - 21/11/2013 10:05 - Người đăng bài viết: lehongve
Ngày 8/10/2013. Trong tiết trời thu Hà Nội, chàng sĩ quan cảnh sát biển Nguyễn Thanh Minh, người con của quê hương làng Lệ Sơn xã Văn Hóa; huyện Tuyên Hóa; tỉnh Quảng Bình đã bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ cấp học viện. Đây là niềm tự hào chung của con em Lệ sơn và những người lính trên khắp mọi miền Tổ quốc. Chiến công của anh trên mặt trận chiếm lĩnh tri thức là sự cố gắng thầm lặng để báo công trước Anh linh của Đại tướng, người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam nói chung và của quê hương Quảng Bình nói riêng.


Người quân nhân làm rạng danh cho Gia đình, Quê hương và Quân đội

"Cho con về thuở ấy xa xăm
Hứng cùng Thầy, hoa phấn nơi bục giảng
Bon chen trường đời ngược xuôi năm tháng
Có mấy học trò nhớ lời giảng ngày xưa"
Trích thơ của nhà thơ Trần Kim Vân, khi viết về tuổi thơ là học trò trên lớp, hay đã thành đạt đi xa.

Tôi không thiên về tướng số, nhưng với cái tuổi sinh năm 1976, mạng Sa Trung Thổ, hợp với màu vàng và đỏ, thì người sĩ quan trẻ "đất pha cát", rất thuận với đường đời binh nghiệp của mình: "Văn xương, Liêm trinh chiếu mạng, thì đã là người sáng suốt, ngay chính, có khả năng lãnh đạo chỉ huy, có thể thành công lớn ở lĩnh vực tham mưu, tổ chức, kế hoạch. Tuy có nhiều lần đổi thay công việc nhưng mỗi lần thay đổi là mỗi lần tiến xa".

Thật vậy, năm 19 tuổi, như bao thanh niên khác trong làng, Nguyễn Thanh Minh bước chân vào đại học. Một ngôi trường với bao học sinh sinh viên mơ ước. Trường đại học tổng hợp Hà Nội. Thanh Minh vào học khoa Quốc tế học. Thật may mắn cho Anh, trong cả quá trình rèn luyện, học tập. Đã được Bộ Quốc Phòng để ý. Cũng từ đây, cuộc đời Anh rẽ qua một môi trường chỉ có "sóng và gió". Ra trường Anh được đầu quân vào Cục cảnh sát biển, 8 năm với người sĩ quan trẻ trên lĩnh vực tham mưu, sau hơn 2 năm. Vào ngày 30/4/2010. Anh bảo vệ xuất sắc luận văn thạc sĩ.

Với những tiền đề gợi mở mang tính giáo dục và bảo vệ chủ quyền biển đảo trong và ngoài quân đội. Cùng với 20 đầu sách được phổ biến trong các trường đào tạo toàn quân. Anh được đề cử nghiên cứu sinh. Sau mấy năm trên cương vị ng
ười sĩ quan cảnh sát biển vừa học tập vừa nghiên cứu, vào ngày 8/10/2013 vừa qua. Một lần nữa Anh lại xuất sắc được bảo vệ luận án tiến sĩ cấp học viện trước niên hạn.
 

Đại úy Cảnh sát biển Nguyễn Thanh Minh

Những ngày mùa thu Hà Nội, cả nước bàng hoàng khi người Anh cả trong Quân đội đã khuất núi. Anh lặng lẽ với chính mình để báo công trước anh linh đại tướng. Một chiến công thầm lặng mà những người lính hôm nay rất đáng tự hào về Anh


Không khí trang nghiêm của Lễ bảo vệ
 
Hội đồng trong buổi bảo vệ luận án Tiến sĩ và hướng dẫn khoa học của anh gồm:

1. PGS-TS Nguyễn Văn Nhật; Viện trưởng viện sử học Việt Nam. Chủ tịch hội đồng
2. PGS-TS Trịnh Vương Hồng nguyên Viện trưởng viện lịch sử quân sự. Phản biện 1
3. PGS-TS Nguyễn Tất Giáp . PGĐ Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Phản biện 2
4. PGS-TS Nguyễn Ngọc Mão. Phó viện trưởng viện lịch sử. Phản biện 3
5. PGS-TS Nguyễn Hồng Tung. Viện trưởng Viện Việt Nam học. UV hội đồng
6. PGS-TS Phùng Đức Thắng. Nguyên vụ trưởng vụ tổ chức cán bộ Học viện hành chính quốc gia HCM. UV hội đồng
7. PGS-TS Đinh Quang Hải. Phó viện trưởng viện lịch sử. Thư ký
8. Hướng dẫn khoa học 1. GS-NGND Vũ Dương Ninh. Đại học quốc gia Hà Nội
9. Hướng dẫn khoa học 2. PGS-TS khoa học Trần Khánh. Tổng biên tập tạp chí nghiên cứu Đông Nam á
Khách mời của Viện hàn lâm KHXHVN. PGS-TS Hồ Sĩ Sơn. Phó giám đốc học viện




Sau mấy tiếng căng thẳng, niềm vui hạnh phúc của người con Lệ sơn đã vỡ òa. Những bó hoa tươi thắm như minh chứng cho những nổ lực cố gắng và rèn luyện trong suốt 37 năm của mình.
Trong ảnh: PGS-TS Nguyễn Văn Nhật. Chủ tịch hội đồng, người đầu tiên chúc mừng buổi bảo vệ thành công xuất sắc của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Minh




Dù khá bận, nhưng Lương Duy Hiếu vẫn đến khá sớm để động viên cổ vũ tinh thần cho Anh (người mang áo phông màu cam)


Hội đồng bảo vệ cùng chụp ảnh lưu niệm để ghi nhớ sự dìu dắt và rèn luyện trong quân đội,
cũng như công nhận một Tiến sĩ trẻ, năng động thông minh và nhiều kỳ vọng.

 
Viết về Anh cũng là lúc sắp đến ngày hiến chương các nhà Giáo, tỏ lòng tri ân sâu sắc các Thầy Cô đã dìu dắt từ môi trường làng đến nơi anh hoàn thiện sự nghiệp của mình. Chúng tôi, những người đã theo sát Anh và dõi theo sự tiến bộ của con em Lệ sơn trên mọi nẻo đường, không quên cầu chúc Anh dù ở cương vị nào, mong anh giữ gìn phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ, là hình ảnh mới để con em làng Lệ sơn noi gương phấn đấu, mong Anh góp phần yêu quê hương và tiếp tục bảo vệ Tổ quốc non sông trong những hoàn cảnh mới.
Gửi đến Anh và những người lính đang chắc tay súng giữ gìn biên cương lời chúc tốt đẹp và chân thành.
 
                                                                     Hà Nội tháng 11/2013
Tác giả bài viết: Lê Hồng Vệ
Từ khóa:

Lê Hồng Vệ

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Lương duy bảo khang - Đăng lúc: 27/11/2013 10:42
Ban chơi với Vệ từ ấu thơ,thấy bạn luôn chân chất mộc mạc,trí tuệ và tài năng ẩn vào trong đôi mắt sâu thẳm.Tuy vậy,đọc bài viết này mới thấy cái tài của Lê Hồng Vệ HỌa Sỹ!Bạn dùng ngòi bút vẽ thành một bức tranh như thật,Phục bạn quá ban ơi.
Avata
học sinh tiểu hoc - Đăng lúc: 23/11/2013 22:14
Một giải pháp nho nhỏ kiểu như tìm ra một loại men có khả năng phân huỷ chất xơ từ lõi ngô thành protein sữ dụng làm thức ăn gia súc của một sinh viên người Mỹ được tập đoàn Alltech mua với giá 10,000,000,000 mỹ kim.
Anh Minh nghiên cứu một đề tài nào đó về kinh tế bán đi về giúp quê hương
Avata
giải pháp tài chính - Đăng lúc: 23/11/2013 18:53
Quỹ đầu tư fiscal vina là quỷ đầu tư mạo hiểm của các nhà đầu tư tài chính cho các đề tài khoa học trong lĩnh vực y tế,giáo dục,công nghệ sinh học,năng lượng mới đang tìm kiếm các nhà khoa học có đề tài nghiên cứu với tính thực tiển cao,có thể áp dụng trong sản xuất phục vụ cuộc sống của nhân dân,có ý nghĩa với đời sống xã hội.chúc mừng Anh Minh nhé, anh nghiên cứu đề tài giúp quê hương anh nhé
Avata
Quê hương - Đăng lúc: 22/11/2013 13:54
Tuyệt quá, lệ sơn xứng đáng được tự hào và NTM người con của quê hương làm rạng danh mọi người. LHV viết ngắn nhưng quá hay, không có cá nhân hay phỉnh nịnh. đầu 7x của làng lệ sơn thật đáng tự hào.olala
Avata
Thanh Lâm - Đăng lúc: 22/11/2013 07:32
Cảm ơn Hồng Vệ , Duy Hiếu đã bỏ nhiều công sức theo dõi, cập nhật tin tức kịp thời về buổi bảo vệ Luận án Tiến sỹ của Thanh Minh. Bài viết thể hiện sự trân trọng những nổ lực cố gắng của con em Lệ sơn .Hy vọng tương lai thế hệ trẻ Lệ sơn sẽ còn có nhiều người làm rạng danh cho quê hương.
1, 2  Trang sau

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 12
  • Hôm nay: 2108
  • Tháng hiện tại: 29713
  • Tổng lượt truy cập: 8038747

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net