Một số tư liệu để nghiên cứu về quá trình xuất hiện và thay đổi của các địa danh Lệ Sơn Thượng và Lệ Sơn Hạ qua tiến trình lịch sử (Phần 1)

Giới thiệu các tư liệu mới nhất của nhóm soạn thảo dư địa chí làng Lệ Sơn liên quan đến quá trình xuất hiện và thay đổi của các địa danh Lệ Sơn Thượng và Lệ Sơn Hạ qua tiến trình lịch sử
Lời tác giả: Dưới đây là các tư liệu mới nhất mà nhóm Biên soạn địa chí làng Lệ Sơn thu thập được trong quá trình nghiên cứu lịch sử làng. Nhóm dự kiến sẽ công bố các tư liệu này kèm theo bài viết chính thức, tuy nhiên để đáp ứng tính thời sự, cũng như tạo điều kiện để quý độc giả quan tâm có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu chúng tôi xin cung cấp ngay các tư liệu vừa thu thập được. Các tư liệu này là căn cứ quan trọng để khai phá, tìm hiểu, giới thiệu quá trình xuất hiện tên làng Lệ Sơn từ xưa tới nay.

Các bài viết liên quan:
1.Thư ngỏ về việc nghiên cứu, biên soạn công trình “Địa chí làng Lệ Sơn”
2.Nội dung chương trình phát động phong trào "Tìm hiểu, công bố kết quả sưu tầm, nghiên cứu lịch sử, văn hóa làng Lệ Sơn"

3. Một số kết quả nghiên cứu về tên làng và kết cấu làng Lệ Sơn xưa cùng những điều cần tiếp tục giải mã
4.Lê Di - Một danh nhân người Lệ Sơn được cấp 8 sắc phong và cũng là nhân vật được chép vào Nhất thống chí và Chính biên liệt truyện của triều Nguyễn (Phần 1)
5.Lê Di - Một danh nhân người Lệ Sơn được cấp 8 sắc phong và cũng là nhân vật được chép vào Nhất thống chí và Chính biên liệt truyện của triều Nguyễn (Phần 2)
6. Hé mở tư liệu địa danh của Xã Lệ Sơn Thượng và Trang Lệ Sơn Hạ

 
Một số tư liệu để nghiên cứu về quá trình xuất hiện và thay đổi của các địa danh Lệ Sơn Thượng và Lệ Sơn Hạ qua tiến trình lịch sử

Trước năm 1555 đã có danh xưng Lệ Sơn thượng và Lệ sơn Hạ vì Ô châu cận lụch được dương Văn An viết từ 1553 đến 1555. Các tư liệu từ Ô châu cận lục ở quyển 3: Bản đồ trang 8a và 8b:
 
1
 
1
 
Danh xưng Lệ Sơn thượng xã là Lệ Sơn hạ xã có mặt trọng Địa bạ làng Lệ Sơn Thượng Lập năm Gia Lọng thứ 13 (1814). Địa bạ này được tiến hành công tác đo đạc từ năm 1810 đến 1814 hoàn thành và lập thành 3 quyển: Ất, Giáp và Bính. Sau khi lập xong đưa lên bộ Hộ đóng dấu. Bản Ất lưu ở bộ Hộ, bản Giáp lưu chiếu ở tỉnh thành còn bản Bính thì các làng giữ. Tài liệu được phô tô từ bản Ất của bộ Hộ được nhà nguyễn lưu giữ. Dưới đây là trang bìa:
 
 1
 
 Trang 1 địa bạ ghi năm khắc in là Minh Mệnh thừ 11:

1
 
Trang 5b của địa bạ có nội dung nói tới Lệ Sơn hạ xã:

1
 
Trang 25 của Địa bạ ghi rõ ngày tháng năm nộp lưu chiểu cho triều đình và được bộ Hộ đóng dấu. Đây là bản Ất được lưu ở bộ Hộ của triều nguyễn: Phiên âm Gia Long thập tam niên thập nhị nguyệt nhị thập nhị nhật. Dịch nghĩa: Ngày 22/12/năm Gia Long thứ 13 (1814).

1
 
Trang 25b: Chức dịch làng Lệ Sơn và các làng lân cận đóng dấu xác nhận:

 1
Mời quý độc giả tiếp tục theo dõi các tư liệu khác có cùng chuyên đề sẽ tiếp tục được công bố ở phần 2 của bài viết vào số tới

Tác giả bài viết: Lê Trọng Đại