Câu đố - Một di sản văn hóa dân gian độc đáo của làng Lệ Sơn (Phần 4/4)

Làng Lệ Sơn ngày xưa có nhiều sinh hoạt cộng đồng như: Lợp nhà tập thể, đi nơm cá tập thể, đi săn tập thể, bửa cau tập thể…Chính những sinh hoạt tập thể đó đã nãy sinh một nền văn nghệ dân gian rất phong phú, độc đáo. Đó là những câu hò đối đáp giàu chất nhân văn và trí thông minh của dân làng. Trang báo trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Lê Ngọc Mân, do chủ biên địa chí Làng Lệ Sơn Lê Ngọc Đại chỉnh lý
Bài viết phần 1,2,3 đã đăng:
1. Câu đố - Một di sản văn hóa dân gian độc đáo của làng Lệ Sơn (Phần 1/4)
2. Câu đố - Một di sản văn hóa dân gian độc đáo của làng Lệ Sơn (Phần 2/4)

3. Câu đố - Một di sản văn hóa dân gian độc đáo của làng Lệ Sơn (Phần 3/4)


ĐẤT LỆ QUÊ XƯA

Đâu chỉ quê hương chùm khế ngọt ?
Quê ta tiềm ẩn quả ngon lành
Dâu rừng nổi tiếng dâng vua nếm
Sim mọng tròn xinh vị ngọt thanh
 
Làng văn vật sản sinh nhiều khoa bảng
Tứ danh hương đất Lệ đứng tên đầu
Sông xanh mát ôm làng ru chiều võng
Vườn xanh tươi bóng mát tỏa cây cao
 
Động Chân Linh chốn bồng lai tiên ở
Quyện non xanh nước biết vỗ mây trời
Tranh một bức dệt muôn màu kỳ ảo
Kinh đô phượng hoàng viếng đến tìm nơi
 
Miếu tám họ năm trăm năm còn đó
Cát nhân thần di tích vẫn còn đây
Chùa phúc tự chuông lầu cao vang vọng
Đình thành hoàn phượng múa với rồng bay
 
Lèn Khum hỡi nơi cất vàng đâu nhỉ
Bá Hộ Nghi khởi nghĩa nhớ năm nào
Trừ yiểm Thần vì cao biên chôn ngựa sắt
Linh khí cao miền tre xanh mát đường cao
 
Hung mít mở trường Thị Bính về trụ nghĩa
Nhằm nâng cao nhân nghĩa đánh quân thù
Đường Sũng Nghệ vua Hàm Nghi buông tẩu
Lên miền Tây xây dựng chiến khu
 
Hố mẹ Cò chìm sâu còn vương sắc
Bảo lửa Sông Gianh diệt không tặc huê kỳ
Hói Phúc Tự hải quân về đóng chốt
Cuộn dòng sông sóng dợn buổi quân đi
 
Năm hạn hán cầu mưa làm bơi chải
Miếu chân linh xem ứng nghiệm lạ thường
Dâng lễ cúng nhờ ơn bà phù hộ
Ngang lưng trời sấm động tối mưa bay
 
Những con thuyền kết đầu vòng hướng tới
Xin bờ sông trống dục vỗ ngàn tay
Cánh trai làng nhịp nhàng xâm vục nước
Sẽ lòng sông thuyền đua lướt như bay
 
Đâu rồi nhỉ đa làng xanh rợp bóng
Đã mất rồi huyền vũ những lùm tro
Ao sen cạn còn hương thơm đâu nữa
Đường bờ sông xói lỡ từ bao giờ ?
 
Mùa hạ đến quả sung mòi chín tím
Nhót vào cây chim gọi bạn mùa sang
Mùa quả béo mènh cènh về xây tổ
Đào tiên thơm đâu dễ bén tay phàm ?
 
Quả mạt của cho màu đen nhuộm áo
Bến sông nhà bần chín bạn cùng ăn
Tháng ba vãi trùm cây chín đỏ
Tháng sáu nhãn lồng hương vị mát thanh
 
Thị đã chín có về không chị Tấm ?
Chuối vàng thiên đoan ngọ tết đây rồi
Mục đồng tụ về gốc đa cúng vái
Hồng mượt mà đỏ mộng khắp trên cây
 
Quả dầu huyết thuốc trừ sài trừ ghẻ
Bồ kết gội đầu sựt nứt nước hương nhu
Tắt tháng chạp vườn em xây chín đỏ
Nếp ngô thơm chị nướng mới vào mùa
 
Quê hương ta trời xây  vườn bách thảo
Khế vàng ươm vẹt muôn sắc về thăm
Tung bay kết thành hoa sao chổi
Vòng kim cương công múa sáng Đồng Trằm
 
Cây sai quả chim ngàn phương hội tụ
Nhớ Cu Xanh kết bạn với Cu Kỳ
Kiến trúc sư Cu Giộôt về xây tổ
Võng ru nàng gió mát đọt cây tre
 
Say mùa mới chào mào kêu lảnh lót
Véo von ca vườn nắng Ý Nhi về
Bờ tre rậm đàn sáo ngà ríu rít
Ngô nhú mầm Bồi Chao hót say mê
 
 
Trên lèn cao chú khỉ ngồi bắt chấy
Vượn ôm con đu nhảy truyền cành
Cây khế võng ong đàn gây bọng mật
Đùng đình xây Chồn Xạ đến vây quanh
 
Ngọt bùi thơm củ khoai đồng quê mẹ
Lạc đầy vườn nắng đẹp quả tròn phơi
Nếp Biều nhẻo thơm màu nếp bắp
Gạo chàng dâu lúa né tuyệt vời
 
Mùa gặt hái chị nấu canh giam khế
Mẹ lên màu lá nghệ tỏa hương say
Nồi ốc gạo mít vằm thơm lá lốt
Sứ non tơ vo lá tắt giả cầy
 
Cá ngập đồng sâu cá lên đồng cạn
Anh nơm, chị dũi, cha rớ, mẹ đìa
Mùa lụt đến chép núi về đầy hói
Đánh bắt trên bờ đèn sáng suốt canh khuya
 
Những phường săn chung nhau vào rọ đá
Trên miệng hầm dùng cây lá ngụy trang
Lợn rừng đến chó đòi, nguời kẻn đánh
Thịt chia đều vui vẻ cả thôn trang
 
Uống nếp thơm đêm vui mùa cau bưởi
Kể râm rang Bà Phó, Hoàng Triều
Mùa bới lạc khách xa về hò hát
Đêm Nhà Trò trống nổ suốt canh khuya
 
 Cha nấu thuốc rể cây nhà trăm thứ
Hà Thủ ô, sâm bổ thuốc trường sinh
Hổ,trăn, rừa, xạ Hương cùng mật gấu
Thiên nhiên dâng vật báu đất quê mình
 
Những kỹ niệm xưa theo thời gian trôi mất
Còn một tấm lòng, gắn chặt với quê hương
Bao nỗi buồn vui lặn sâu vào máu thịt
Nhớ vơi đầy sâu nặng một tình thương
Thời chốn địa linh sản sinh nhiều nhân kiệt
Sông núi khí thiên hội tụ tự ngàn xưa
Bao huyền thoại ngàn năm làng văn hiến
Một góc trời yêu mấy cũng chưa bưa.
 
Tác giả. Lê ngọc Mân


Truyền thống văn hiến của đất lệ Sơn có từ buổi sơ khai lập làng cách đây hơn 400 năm. Đó là một làng có nhiều danh nhân khoa bảng, là mãnh đất hiếu học đã thành truyền thống quý báu của dân làng. Trên quê hương ta về việc thờ cúng có: Thiên thần (Tam Tòa, miếu Chân Linh) và Nhân thần (Đình thờ Thành Hoàng) miếu thờ hai quan lớn:Quan lớn Bản thổ ở Cồn nghè và quan lớn Tả ở Xuân Tổng, miếu thờ tổ Tám họ, miếu thờ các đức ông: Mệnh Linh, Câu kè, mậu Tươi thầu trà (Bát đại tánh) có chùa thờ phật ở Phúc Tự, văn chỉ thờ đức Khổng Tử bên cạnh đình tờ Thành Hoàng) hàng năm làng tổ chức cúng vái ở Chân linh được bà phù hộ dân làm mưa cứu hạn được Vua phong Thượng Đẳng thần Tuyên truyết thế nhân tăng mấy triệu kim ngân và mấy cây Hồng Quyến. Về Đình thờ Thành Hoàng thì có: thờ Thần nông, Đức Khổng tử các thiên thần nhân thần và tổ tám họ (Lê, trần,nguyễn, lý, phan ,phạm,cao , bùi).

Vậy là trên quê hương ta có: Đền thờ thánh, thần, tiên, phật. Là một quê hương rất đặc sắc văn hóa thăng Long về tín ngưỡng. Hàng năm tế thần ở làng là tế chung cho tín ngưỡng này gọi là Lục ngoạt (rằm tháng 6) bên lễ có hội .đấu võ đánh cờ người, bơi chãi, sau tế thần con bò được chia về các xóm tận từng người dân. Đây là một sinh hoạt mang tính cộng đồng rất cao về tâm linh.

Hiện nay chúng ta còn đang trì được ngày chạp quan lớn Bản thổ

Mồng 1 tháng chạp tại lăng của ngài. Quan lớn Bản thổ đã cùng tổ tám họ có công to lớn trong những ngày thành lập làng (Tiền bản chân cai trì đặc tiền phụ quốc tá quân, cẩm y vệ, đô chỉ huy sứ, ty đô chỉ trong sứ lạng Đông Hầu) được cử về trắc đạt đền thổ và đặt xã hiệu Lệ Sơn để tưởng nhớ công lao khai phá của cha ông truyền thống văn hóa tín ngưỡng của Lệ Sơn là rất có ý nghĩa giáo dục. Đất nước có giỗ tổ HùngVương được UNESCO công nhận là văn hóa thế giới. Vậy thì hôm nay giỗ đức ông Mạnh Linh tín ngưỡng ( là một hoạt động tín ngưỡng nhân gian mà ở Bắc Hà có rất nhiều lế hội như: Thánh Gióng, đức Thánh Trần… nhằm đề cao ý thức dân tộc và truyền thống văn hóa của cha ông để lại trên quê hương Văn Hóa còn truyền lại những huyền thoại làm giàu thêm truyền thống văn hiến của một làng quê khoa bản.

Dãy lèn chạy dọc làng dài 6km được đặt tên: Thanh Tuyền, Vũ Tọa, Họa Cát, Thần vì có nhiều hang động rất đẹp. Tục truyền động đẹp nhất là giữa hai núi Thanh Tuyền và Vũ Tọa có động Chân Linh thờ bà Tiên Mỹ được vua phong phủ thượng Đẳng Thần. Năm nào hạn hán làng tổ chức bơi chãi và dâng lễ cúng ở miếu Thờ Bà xin bà hóa phép làm mưa rất ứng nghiệm. Ngày xưa đã có bài luyện cầu mưa còn được truyền tụng

“Phép làm giá vũ đằng vân
Càng khôn khép mở quỹ thần vào ra.”

Hiện nay nơi thờ bà đang được trùng tu lại. Dãy lèn này rất đẹp nên có tập thơ xướng lạ của các văn nhân đi qua làng Lệ Sơn gọi là (Lệ Sơn sứ phụng), nhằm ca ngợi cảnh 100 con chim phượng hoàng về tìm đất dựng kinh đô. Các bài thơ này còn được ghi lại trong “ Lệ Sơn Xuân Vọng” do các thầy giáo về hưu sưu tầm. Trên đỉnh Thanh Truyền hiện còn một giêng ngọc, một bàn cờ tiên và một khóm trúc, tục truyền đây là nơi các bà tiên giáng trần, thường vui chơi ở đó. Dưới chân lèn Đức Chân ( bức Thanh Truyền) ngày xưa có đạo sỹ đã làm phép xung trận với Thủy Tề trong giao chiến nghe nổ tiếng chiêng trống và màu đỏ nổi lên trên mặt nước. Lèn Khum ở Hưng Tắt nơi ngày xưa Bá Hộ Nghi dựng cờ hưởng ứng phong trào Cần Vương đã có vài trăm quân luyện tập. Trên lèn có hang cất dấu vàng đã mất dấu tích đường Sũng Nghệ được dân giúp Vua Hàm Nghi bôn tẩu lên Tuyên Hóa (Khe Ve) lập căn cứ Cần Vương. Hố Mụ Cò hiện còn một cái rương sắt bị vùi lấp do cát vùi Đường Cao có một con ngựa sắt của Cao Biên yểm Núi Thần vì (địa linh Phá Vương) còn đầu làng đồn của Nghĩa quân Cần Vương được Nguyễn Hàm Ninh miêu tả “ Đồn củ mưa đêm mù phủ sương” trong bài thơ “ Lệ Sơn Xuân Vọng” sáng tác vào buổi đầu giặc Pháp đến xâm lược nước ta (năm 1858) tín ngưỡng của dân làng mang màu sắc của Thăng Long, Tam giáo Đồng Nguyên có đền thờ các nhiên thần và nhân thần chỉ còn phế tích. Đặc biệt ở Hung Mít nơi đó có Thị Bính treo án từ quan về mở trường dạy học, thực chất là chiêu hiền nạp sỹ nhằm môn đàng lực lượng để dựng cờ khởi nghĩa.
Câu đố
 
Làng Lệ Sơn ngày xưa trong sinh hoạt cộng đồng như: Lợp nhà tập thể, đi nơm cá tập thể, đi săn tập thể, bửa cau tập thể…Chính những sinh hoạt tập thể đó đã nãy sih một nền văn nghệ dân gian rất phong phú. Đó là những câu hò đối đáp giàu chất nhân văn và trí thông minh của dân làng.

Tác giả bài viết: Tác giả bài viết: Sưu tầm và biên soạn: Lê Ngọc Mân - Chỉnh lý và giới thiệu: Lê Trọng Đại