7 kỹ năng cứu người ai cũng cần biết
Đăng lúc: Thứ ba - 26/11/2013 09:59 - Người đăng bài viết: bientap03Cùng với sự phát triển của xã hội, mạng sống của chúng ta ngày càng được đảm bảo bởi khoa học công nghệ, sự hiện đại tiên tiến của y học. Tuy vậy, những tai nạn như đuối nước, bị nghẹn, bỏng, nhiễm trùng… vẫn có nguy cơ gây ra nhiều cái chết thương tâm cho nhiều người. Cùng tìm hiểu 7 kỹ năng cơ bản để cứu người dưới đây để tự cứu lấy bản thân và giúp đỡ người xung quanh khi xảy ra sự cố, tai nạn.
1. Hô hấp nhân tạo như thế nào?
Mỗi khi gặp những tình huống khẩn cấp, hô hấp nhân tạo là biện pháp đầu tiên mà phần lớn mọi người chúng ta nghĩ tới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thực hành hô hấp nhân tạo chính xác và có hiệu quả.
Theo khuyến cáo và hướng dẫn của các chuyên gia, có thể chia quá trình hô hấp nhân tạo thành 3 bước cơ bản: ấn tay lồng ngực, mở miệng nạn nhân và thổi ngạt.
Bước đầu tiên, đan hai tay vào nhau và đặt vào giữa lồng ngực nạn nhân cần cấp cứu. Ấn xuống sâu khoảng 5cm, làm liên tục với nhịp độ nhanh, cỡ khoảng 100 lần/phút.
Bước thứ hai, đặt một tay lên trán, một tay lên cằm nạn nhân, kéo về phía sau sao cho miệng nạn nhân mở ra. Điều này giúp đảm bảo có không khí ra vào bên trong phổi.
Cuối cùng, lấy hai ngón tay bịt mũi nạn nhân, thổi ngạt từ từ để không khí từ miệng bạn dần đi vào phổi nạn nhân. Thực hành việc thổi ngạt này 2 lần trước khi tiếp tục ấn tay lồng ngực như bước một cho tới lúc các bác sĩ tới cấp cứu.
2. Sơ cứu người bị đau tim
Đau tim là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn trong thực tế. Cứ 7 người tử vong ở Mỹ thì có một người qua đời vì lên cơn đau tim. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sơ cứu cho những nạn nhân bị gặp sự cố như trên.
Trong những trường hợp như vậy, bước đầu tiên cần làm là gọi cấp cứu. Tiếp đó, hãy tiến hành thực hiện hô hấp nhân tạo như trong mọi trường hợp khẩn cấp khác. Ngoài ra, nếu có thể hãy cho nạn nhân lên cơn đau tim dùng thuốc aspirin. Thuốc này sau khi vào cơ thể sẽ tương tác, giúp giảm tổn thương và nguy hại cho tim của nạn nhân.
3. Sơ cứu người bị nghẹn
Một thực tế đáng ngạc nhiên là nghẹn được xếp trong số các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Dấu hiệu đặc trưng của người bị nghẹn là không thể nói chuyện, thở, hai tay nắm chặt vào cổ họng, khuôn mặt bỗng trở nên xanh xao... Vậy nếu gặp một người bị nghẹn, bạn cần thực hiện những điều sau:
Đầu tiên, để người bị nghẹn hơi cúi thấp xuống. Về phần mình, bạn dùng lòng bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào lưng nạn nhân, phần giữa hai bả vai. Hãy vỗ từng cái một và tăng dần sức mạnh qua mỗi lần vỗ.
Nếu nạn nhân vẫn chưa đỡ, tiếp tục thực hiện phương pháp khác gọi là Heimlich. Theo đó, bạn dùng hai tay mình ôm eo nạn nhân từ đằng sau. Điều lưu ý là phải để hai tay phía dưới phần khung xương sườn, hai bàn tay nắm chặt và đặt trên rốn, dưới ức.
Cuối cùng, đẩy mạnh vào bên trong và hướng lên trên để đẩy vật khiến nạn nhân bị nghẹn ra. Làm cho tới khi nạn nhân nhổ ra được vật gây nghẹn và bạn đã thành công khi cứu sống một mạng người.
4. Sơ cứu người bị đuối nước
Tai nạn sông, hồ, ao mà nhất là đuối nước chính là nguyên nhân căn bản gây ra hàng triệu cái chết mỗi năm trên toàn cầu. Khi rơi vào trường hợp đó, không chỉ nạn nhân mà ngay cả những người xung quanh cũng hoảng loạn. Nếu không có hiểu biết đúng, bạn sẽ khó có thể cứu được nạn nhân.
Lời khuyên của các chuyên gia chính là: “Gậy, phao, thuyền, bơi”. Cụ thể, chúng ta cần căn cứ theo tình hình gặp nạn của người đuối nước để đưa ra cách giúp đỡ phù hợp nhất.
Nếu người đuối nước ở không quá xa bờ, hãy sử dụng “Gậy” hay bất cứ vật nào dài để kéo, đưa nạn nhân lại bờ.
Nếu có “phao” cứu sinh, đừng ngần ngại ném ra cho người bị nạn.
Nếu có “thuyền” ở gần đó, hãy sử dụng thuyền để cứu nạn nhân và đảm bảo an toàn cho chính mạng sống của bản thân.
Trường hợp cuối cùng khi không có bất cứ dụng cụ gì xung quanh, “bơi” ra cứu nạn nhân sẽ là biện pháp duy nhất. Tuy nhiên, phải tuyệt đối cẩn thận bởi cách này đôi khi gây ra nguy hiểm cho chính bản thân bạn nếu như không phải người bơi lội giỏi.
5. Sơ cứu chảy máu
Những vết xước rỉ máu đôi khi không được mọi người chú ý nhiều. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận thì một vết xước nhỏ cũng có thể gây ra nhiễm trùng máu, thậm chí dẫn tới tử vong.
Đối với những vết thương chảy nhiều máu, điều đầu tiên cần làm là cho nạn nhân nằm xuống, giơ cao vị trí chảy máu để làm giảm tốc độ chảy. Nếu có chăn, hãy đắp cho nạn nhân để giữ thân nhiệt ổn định.
Tiếp theo, ta dùng những vật sạch để loại bỏ bụi bẩn, các mảnh nhỏ ở khu vực vết thương. Điều này giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng máu.
Sau đó, bạn cần tìm kiếm bông, gạc sạch áp vào vết chảy máu liên tục trong ít nhất 20 phút. Nạn nhân cần được giữ bất động cho tới khi máu ngừng chảy.
Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, bạn cần tìm ngay “điểm áp lực” của động mạch chính, ấn chặt để làm máu ngừng chảy. Có hai điểm ở tay là mặt trong khuỷu tay và dưới nách, trong khi ở chân là phía sau đầu gối và bên trong háng.
6. Sơ cứu bỏng
Bỏng là một trong những tai nạn nhạy cảm, đòi hỏi sự chính xác trong khâu sơ cứu để vừa hạn chế sự đau đớn cho nạn nhân, vừa tránh làm vết bỏng càng nặng thêm. Dưới đây là lời khuyên sơ cứu bỏng được tiến sĩ Matthew Hoffman đưa ra trên trang WebMD:
Ngay sau khi bị bỏng, lập tức xối nước mát vừa phải vào vùng bỏng trong 10 phút. Sau đó, dùng một miếng gạc ẩm để thấm nhẹ lên vết bỏng rồi làm sạch bằng xà bông với nước máy.
Cũng theo tiến sĩ Hoffman, tuyệt đối không nên bôi bất cứ thứ gì lên vết bỏng nếu không có chuyên môn để tránh làm vết bỏng nặng hơn. Sau khi sơ cứu như trên, hãy chuyển bệnh nhân tới bệnh viện để được chữa trị đúng cách.
7. Sơ cứu người bị thương, ngất nhưng nặng hơn mình
Trong nhiều trường hợp khẩn cấp, điều quan trọng là phải khẩn trương đưa nạn nhân tới vị trí an toàn. Nhưng nếu người đó nặng hơn bạn rất nhiều thì sao?
Câu trả lời không khó như bạn tưởng. Đầu tiên, hãy đặt nạn nhân đối diện trước mặt bạn, sau đó vòng tay họ ra sau vai mình.
Tiếp đến, bạn hãy cúi hoặc quỳ xuống để phần thân giữa người nạn nhân tì đúng lên vai bạn.
Cuối cùng, đứng thẳng dậy và cố gắng không chúi người về phía trước để tránh nguy cơ trượt ngã, vô tình gây tổn thương cả bạn lẫn nạn nhân.
Tạm kết: Đây là những kiến thức sinh tồn căn bản mà ai cũng cần phải biết. Thực tế trong cuộc sống, điều quan trọng nhất vẫn là ý thức tự bảo vệ bản thân, cẩn thận trong từng hành động, suy nghĩ để tránh rơi vào những tai nạn đáng tiếc như trên.
Tác giả bài viết: Tham khảo từ Wikihow, Depts.Washington, Netdoctor, Mayoclinic...
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- TS Mỹ cứu mẹ thoát khỏi ung thư nhờ 10 liệu pháp tự nhiên kỳ diệu (11/10/2016)
- Cách mới chữa tiểu đường, bệnh 10 năm cũng hết trong vòng 8 tuần (29/09/2017)
- Phá hủy hơn 90% tế bào ung thư trong vòng 48h với loại rau có rất nhiều ở Việt Nam: Chuyên gia nói gì? (16/04/2016)
- 9 dấu hiệu cho biết bạn có khả năng bị ung thu gan giai đoạn đầu (30/11/2014)
- Cây thuốc chữa bệnh về gan, kể cả ung thư thời kỳ cuối (26/02/2014)
- Kỳ diệu bài thuốc cứu sống nhiều người ung thư giai đoạn cuối (27/11/2014)
- Bài thuốc tự chế “vĩnh biệt” bệnh Viêm Xoang không tốn tiền (20/02/2014)
Những tin cũ hơn
- Triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ (25/09/2013)
- Hướng dẫn cấp cứu ban đầu nạn nhân Ngừng Tuần Hoàn, Hô Hấp (06/07/2013)
- Dứa dại chữa viêm gan, xơ gan cổ trướng (23/05/2013)
- Một dấu hiệu đơn giản để nhận biết đột quỵ (02/04/2013)
- Thực hư "cây thần dược" trị xơ gan ở Khánh Hòa (01/02/2013)
- Phương pháp OXAFI dùng cho điều trị ung thư gan (25/11/2012)
- Những bệnh cần cẩn trọng với vitamin (08/10/2012)
- Không nên uống nước lọc đựng trong chai nylon (29/09/2012)
- Cách sử dụng cây Lược vàng để chữa bệnh (23/09/2012)
- Chữa bệnh bằng cách thoa mặt (14/08/2012)
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 7
- Hôm nay: 1906
- Tháng hiện tại: 17263
- Tổng lượt truy cập: 8436734
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Thật đau buồn vì đọc hai tin này. Các bác Chính phủ trả lời "chúng tôi không làm gì được". Sau đó, chính người dân phải lặn sâu xuống và phát hiện đường ống xả. Nếu quả đó là kim loại nặng và phosphorite, miền Trung sẽ trả giá vài thế hệ rồi. Lượng kim loại nặng ngấm xuống mạch nước ngầm, lượng kim loại nặng đấy tồn dư trong hải sản. Có lẽ cần nhắc lại chuyện 50 năm trước tại Nhật khi người Nhật ăn hải sản nhiễm thủy ngân- bệnh Minabata. Cả nhà chú ý tuyệt đối không ăn hải sản vào lúc này nhé (tui lo các bạn cái kiểu không thấy quan tài không đổ lệ lắm). Làm ơn share nếu bạn đang ở miền Trung.
http://www.vysajp.org/news/b%E1%BB%87nh-minamata-di%E1%BB%81u-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-nh%E1%BA%ADt-khong-th%E1%BB%83-nao-quen/
http://dantri.com.vn/xa-hoi/vu-ca-chet-hang-loat-ngu-dan-tu-lan-bien-truy-tim-nguon-xa-thai-doc-2016042210520221.htm
http://m.vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tam-diem/300746/vu-ca-chet-chung-toi-khong-the-vao-kiem-tra-kcn-vung-ang.html