Câu chuyện về Chị gái tôi
Đăng lúc: Thứ tư - 24/07/2013 05:17 - Người đăng bài viết: bientap01Lời dẫn Ban biên tập: Đất nước chiến tranh, hàng vạn con em Lệ Sơn theo tiếng gọi của tổ quốc đã lên đường nhập ngũ, tham gia vào cuộc trường chinh khói lửa, bảo vệ non sông đất nước. Trong cuộc chiến ác liệt đó, biết bao người con quê hương đã để lại trên chiến trường một phần thân thể hay mãi mãi không trở về. Phía sau những nỗi đau ấy, chúng ta không được phép quên đi sự hi sinh thầm lặng của những người mẹ, người vợ. Câu chuyện đầy cảm động dưới đây của cô giáo Lương Thị Lợi, hiện là giáo viên trường Tiểu học Lê Trực - Quảng Bình sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn sự hi sinh thầm lặng của những người vợ, người mẹ có con ra chiến trường lớn lao biết nhường nào.
PHẦN 1
Chiến tranh đã đi qua cách đây 34 năm. Nhưng câu chuyện về chị tôi vẫn còn in đậm trong kí ức trái tim tôi. Chị tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Văn Hoá. Cuộc đời của chị tôi gặp không ít khó khăn, trắc trở. Sinh thời chị đã phải lam lũ một số công việc trong gia đình. Bố mẹ tôi sinh được 7 chị em: 3 gái, 4 trai. Chị là chị cả nên mọi công việc từ bé đến lớn đều phải qua tay chị. Học hết lớp 7 (Hồi xưa là cuối cấp 2, tương đương với lớp 9 bây giờ. ) Chị phải ở nhà giúp bố mẹ để cho anh em tôi được học hành đến nơi đến chốn. Chị ở nhà đảm đang công việc trong gia đình và xã hội ( Chị làm bí thư chi đoàn ). Rồi chị tham gia dân công hoả tuyến. Đến năm 17 tuổi chị tôi lập gia đình.
Lúc đó chị mới được dạm hỏi. Người yêu của chị là người cùng làng, anh đi bộ đội ở xa. Chắc số phận của chị đã được định mệnh như thế, nên con đường tình duyên của chị cũng gặp không ít khó khăn trắc trở. Vì anh là bộ đội ở xa nên trong lĩnh vực tình cảm đối với chị cũng thiếu thốn rất nhiều. Đám hỏi của anh chị được công nhận sau 3 hôm là anh đi chiến trường biền biệt. Bởi hồi đó là ác liệt nhất năm 1960 ở chiến trường Miền Nam. ( Tôi nghe mẹ tôi kể lại vì lúc đó tôi đang còn một thai nhi bé bỏng nằm trong bụng mẹ ...).
Anh đi biền biệt 9 năm trời ở chiến trường Miền nam, không một tin tức, không một lá thư của anh để làm niềm tin cho gia đình đôi bên và cho chị. Lâu quá bà con đôi bên, bà con làng xóm ai cũng động viên chị nên đi tìm một tình yêu khác bởi chị cũng mới dạm hỏi thôi, mà anh chắc đã hi sinh rồi nên đừng chờ đừng đợi nữa, tuổi xuân có thì. Nhưng chị vẫn quyết tâm đợi anh, vẫn một lòng chung thuỷ với anh. Có người còn nói với bố mẹ tôi rằng: Bây không gã hắn đi thì coi chừng ở quá đó, đợi với chờ... vv và vv. Nhưng chị tôi vẫn một lòng một dạ đợi anh về. Chị còn nói với những người động viên chị rằng. " Em không lấy ai hết lúc nào có giấy báo tử của anh đã. " Vì dòng họ nhà tôi đều sống có kĩ cương, được giáo dục trong gia đình có nền nếp." Đặc biệt là bố mẹ tôi. Năm 1969 anh trở về quê hương thăm gia đình, bà con làng xóm sau 9 năm từ ngày dạm hỏi. Anh về: gia đình, bà con làng xóm ai cũng ngỡ ngàng vì sau 9 năm không một tin tức, tôi nhớ không sai vì lúc đó tôi đã học lớp 3.
Đám cưới của anh chị được tổ chức trong đợt về phép đó. Tổ chức đám cưới cho anh chị là anh Trần Minh Lý, (Con mệ Cải, em ruột của ông cu Đình ) anh là bí thư xã đoàn. Hiện giờ anh đã vào Miền Nam làm ăn và sinh sống. Đám cưới trong chiến tranh đơn giản, gọn nhẹ, không loa đài, không rượu thuốc và cũng không xôi thịt mà chỉ có một ít kẹo, nước mà thôi. Tôi còn nhớ như in câu thơ mà anh Lý đã tự sáng tác và đọc trong lần tổ chức đám cưới cho chị tôi là: Chín năm em đợi, anh chờ... Hôm nay chính buổi là giờ kết hôn (Bởi vì khi chị tôi cưới về nhà chồng tôi đã học lớp 3 nên tôi vẫn nhớ câu thơ đó ) Về nhà chồng, được sống với anh trong một tuần lễ, anh lại phải lên đường theo tiếng gọi của quê hương. Anh lại vào Miền Nam đánh Mĩ để lại chị và bố mẹ nuôi. (Bởi hồi đó anh ở với dì ruột là chị của mẹ đẻ ra anh, vì mẹ nuôi của anh không có con) Một tuần lễ thôi nhưng cũng đã để lại cho chị một giọt máu của anh để hình thành một thai nhi 3 tháng tuổi. Chị mừng, cả hai gia đình mừng, làng xóm ai cũng mừng cho chị. Nhưng nỗi mừng đó chưa được bao lâu thì chị phải vào nhập viện, vì cái thai đó không gĩư được. Mẹ tôi phải đưa chị đi đò lên bệnh viện Minh Cầm làm thủ tục đành nhắm mắt cho giọt máu của anh đi vào cõi vĩnh hằng. Gia đình buồn, làng xóm buồn, anh chị buồn...
Nhưng nỗi buồn đó cũng dần dần vơi đi nhờ sự động viên của bà con lối xóm và họ hàng đôi bên. Chị lại tiếp tục công việc và đợi anh về lần phép thứ 2. Lần phép thứ 2 cũng chẳng khác gì lần dạm hỏi, anh biền biệt đi chiến đấu không một tin tức, không một lá thư. Nhiều lúc chị cũng buồn, nhưng bố mẹ tôi cố động viên chị để cho con gái khỏi mang tiếng là hư thân mất nết: ( Hồi xưa con gái đã lấy chồng là phải ở vậy không được lăng nhăng với người khác, nếu con nhà ai mà không giữ được chung thuỷ với chồng là cả họ mất danh tiếng. Đặc biệt là bố mẹ đẻ. ) Rồi anh quay về với chị và gia đình 7 năm sau ngày cưới. Anh về được 10 ngày, chị lại mang thai, lần này chưa đầy 2 tháng rưỡi, cũng như lần trước chị phải nhắm mắt cho qua, chị khóc, mẹ khóc cả hai gia đình khóc, lúc đó tôi cũng khóc luôn. Tôi khóc như cảm tính vậy thôi vì thấy cả nhà ai cũng khóc nhưng tôi chưa hiểu được nỗi đau đó ra làm sao. Rồi lần thứ 3 cũng vậy nên cả 2 gia đình rất buồn, nhưng buồn nhất vẫn là chị tôi, chị tôi khóc suốt mấy tháng ròng, (vì hồi đó mẹ tôi xin cho chị ở lại nhà mình vài tháng để chăm sóc và động viên chị: kẽo theo kinh nghiệm của người xưa: một lần sa bằng 3 lần đẻ. ) Hoà bình lập lại thấy bản thân mình không sinh được con cho anh và cho gia đình.
Chị tôi đã cố hi sinh tình cảm của riêng mình đã động viên anh đi tìm một tinh yêu khác để nối dõi tông đường cho bố mẹ kẽo ông bà cũng không có con mà tội nghiệp. ( Bởi chị tôi là con người có lương tâm đạo đức, sống có tình, có nghĩa, có giáo dục nên chị hi sinh cuộc đời mình không một chút do dự ). Nhưng anh không đồng ý với nguyện vọng của chị. Anh nói: Hậu ạ ( Tức là tên chị gái của tôi. ) Con của nhà nước cũng là con của mình, con của mình cũng là con của nhà nước. Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam ta. Người không con mà có triệu con. Em đã không phí tuổi xuân của mình để chờ anh, đợi anh, chung thuỷ với anh như vậy, anh nỡ lòng nào làm cho em đau khổ, anh kiên quyết không đi tìm Hạnh phúc khác, anh còn phê bình chị không được nói như vậy mất lương tâm, mất đạo đức. Anh thấy nhiều cặp vợ chồng, trai có, gái có, nhưng nay chửi nhau mai đánh nhau anh thấy chẳng hạnh phúc tí nào. Rồi anh lại ra đi. Lần này anh được điều động qua Căm - Pu - Chia công tác lúc đó anh đang giữ quân hàm Đại tá. Chị lại công việc chăm sóc bố mẹ hai bên. ( Có 6 bố mẹ: 2 bố mẹ chồng, 2 bố mẹ đẻ, 2 bố mẹ nuôi ) Bố nuôi ốm liệt giường 6 năm trời chỉ mình chị chăm sóc, không những cơm ăn, nước rót, mà phải thường xuyên xoa bóp vì ông bị lịêt thần kinh. Rồi bao nhiêu là việc: như giặt giũ, công việc đồng áng, đối nội, đối ngoại, vừa phải sống như thế nào cho được lòng cả đôi bên. Chị sống có tình, có nghĩa nên không những họ hàng đôi bên mà bà con làng trên xóm dưới ai cũng khâm phục và kính nể.
PHẦN 2
Năm 1984 anh lại về phép. Lần về phép này như có linh tính mách bảo với chị chuyện không vui. Bản chất của anh: cần cù, chất phác, chịu khó, chịu khổ. Hơn nữa được tôi luyện trong hàng ngũ quân đội nên anh rất chịu khó lao động. Anh chăm lại vườn cây, anh trồng thêm cây trong vườn, anh còn nói với chị rằng: Ơ nhà em ăn quả nhớ kẻ trồng cây nhé, rồi anh còn tặng cho chị một chiếc khăn và nói với chị rằng: tặng em chiếc khăn để lau nước mắt... Hết phếp anh lại khăn gói lên đường. Vốn tính của chị là lo lắng đến bữa ăn cho anh khi anh đi xa, chị xay bột đậu xanh, nếp làm bột dinh dưỡng cho anh để anh pha ăn sáng cho thuận tiện, mua thêm ít thịt để làm ruốc bông cho anh, vì anh không ăn cá... ( Sau này chị tôi kể lại cho tôi nghe. ) Chị tiễn anh lên tàu vào Đồng Hới. Năm đó lại có một trận bão rất to (1984) làm cho nhà cửa tốc mái, đổ sập. Tàu, xe tắc lại vì đường tàu bị hỏng.
Anh lại đi bộ từ Đồng Hới về nhà để lợp lại nhà và thu dọn nương vườn cho ch.ị. Ai ngờ lần về phép đó là lần định mệnh của đời anh. Anh qua Căm - Pu - Chia được 2 hôm là anh đi làm nhiệm vụ ( Đi địa hình. ) Đi bằng máy bay, nhưng hôm đó trời mây mù quá nhiều nên máy bay không thể cất cánh được. Vì thế mà anh phải đi bằng xe. Khổ nỗi xe hôm đó lại bị sập lầy, chú lái xe bảo thủ trưởng cứ yên tâm đợi đó, nhưng với anh thì tinh thần làm việc là trên hết nên anh không thể ngồi đợi xe để đi, nên anh quyết định cùng với 2 liên lạc của anh đi bộ cho kịp thời gian làm việc. Ai ngờ đi được một đoạn thì chiến sĩ liên lạc đi đầu bị dẫm phải mìn, mìn nổ to, anh hoảng quá lùi về sau thì dẫm luôn phải mìn nữa. Vì lúc đó mìn nó gài kiểu hầm sấu. Chiến sĩ liên lạc chết ngay tại chỗ, anh bị thương nặng, được chiến sĩ đi sau báo cáo cho cấp trên đưa anh về điều trị, vết thương của anh quá nặng, hai chân bị dập nát, anh được đưa về Bệnh viện Pờ - Nông - Pênh. Các Bác sĩ tận tình cứu chữa cho anh ( Vì anh là chỉ huy giỏi có tiếng của quân khu 9, đánh đâu thắng đó. Nên quân lính của Mĩ còn gọi anh là con Tinh râu xanh. )
Nếu ai đã nghe đài tiếng nói Việt Nam phát thanh kể chuyện chỉ huy giỏi của anh thì hiểu. Hình như anh được đưa lên đài tiếng nói năm 1994 vì lâu rồi tôi cũng không nhớ nữa. ) Nhưng vết thương của anh quá nặng, anh lên cơn sốt triền miên. Như anh đã thường tâm sự với chị rằng. " Con người có 2 mắt, 2 tay, 2 chân: nếu một trong 3 bộ phận đó bị mất đi thì không nên sống nữa". Chắc câu nói của anh như linh tính mách bảo cho chị sẽ có điều không may. Cuộc đời của anh đã không mĩm cười với chị mà là một nỗi đau xé ruột xé tim gan. Anh hy sinh vì 2 chân bị giập nát, một vết thương nằm giữa bụng. Anh mất nhưng cả gia đình tôi và bà con làng xóm không hay biết, duy chỉ có ông cu Mạnh (Nay ông đã mất ) ông có con tên là Sĩ cùng ở quân khu 9 của anh, vừa là người cùng quê nhưng cũng vừa là cháu trực tiếp chăm sóc anh và mai táng cho anh. Anh Sĩ đã viết thư về kể cho bố mẹ nghe, nhưng tuyệt đối bố mẹ không được cho Mự Hậu biết vì: Bộ đội họ thường giữ kín lúc nào có quyết định báo tử rồi mới cho mự biết. Nhưng giấu làm sao được.
Tình cờ một hôm như ai mách bảo với chị rằng: Hôm đó chị đến nhà ông Mạnh để mua thuốc. Vì ông hồi đó là y sĩ của Hợp tác xã. Thấy chị đến thương quá vợ chồng ông mới tâm sự với chị rằng: Có một chuyện mà vợ chồng anh chị muốn nói với em, nhưng em phải hết sức bình tĩnh. Rồi ông tiêm cho chị một lọ thuốc trợ tim để chị khỏi bị ngất xỉu. Lúc đó chị hốt hoảng không biết chuyện gì mà quan trọng đến vậy, rồi chị hỏi dồn ông: Anh chị cứ nói đi em bình tĩnh mà, có việc gì vậy anh chị ? Nói cho em biết đi. Ông nghẹn ngào đưa cho chị bức thư của cháu Sĩ để chị đọc. Cầm lấy bức thư chị vừa đọc vừa run, đọc được một đoạn "Con viết thư này báo tin cho ba đẻ (Đẻ là mẹ ) biết cậu Thân đã hi sinh, nhưng ba đẻ không được cho mự Hậu biết..." Đọc đến đây chị từ từ quỵ xuống, ngất xỉu, lúc đó vợ chồng ông Mạnh cũng hoảng hốt. Ông bà đưa chị về nhà lúc đó tôi không có mặt ở nhà vì tôi đã đi dạy học ở Thừa Thiên Huế. Về nhà cả nhà bố mẹ nuôi và bố mẹ đẻ của chị không biết chuyện gì hết. Thấy chị lên cơn mê, nói sảng cứ tưởng chị bị ốm đau gì đó.
Sau đó vợ chồng ông Mạnh kể lại đầu đuôi câu chuyện về sự hi sinh của anh cho gia đình rõ thì cả nhà hốt hoảng, kẻ khóc, người van, xóm làng chạy đến người thuốc, người cấp cứu, người xoa bóp cho chị, người lên gọi bố mẹ tôi, người động viên và chăm sóc bố mẹ anh. Cả xóm như mất đi một cái gì linh thiêng nhất, ai đến cũng trào nước mắt, vừa thương anh, vừa đau xót cho chị suốt cuộc đời lo toan vất vả, suốt cuộc đời hi sinh vì chồng, vì gia đình, thương ông bà đã mất đi đứa con có tài, có hiếu. Mấy ngày đó cả xóm hình như ai cũng có mặt tại nhà chị để động viên và chăm sóc chị kẽo tội nghiệp. Lúc tôi nhận được điện báo tin anh mất, tôi xin phép nhà trường về nhà thì đã 5 hôm rồi. Tôi về vẫn thấy chị trong cơn mê sảng, chị liệt gường vì không ăn uống gì hết. Tôi cứ nghĩ rồi chị tôi sẽ mất đi ( Vì chị em gái nên có chuyện gì chị cũng thường kể cho tôi nghe.) Có lần chị nói với tôi rằng: nếu anh đi chiến trường không may anh mất đi thì chị cũng chết luôn vì anh rất thương chị, anh còn nói với chị rằng: nếu anh mất đi thì Hậu có lấy chồng nữa không ? Chị trả lời với anh rằng: Anh sống lại thì em lấy anh thôi, anh chết em cũng chết luôn.
Câu nói của chị vẫn in đậm trong trái tim tôi. Ngày đó tôi nghĩ rằng chị tôi sẽ chết và sẽ chết... Nhưng bà con anh em họ hàng đều có mặt trực tiếp ở đó để chăm sóc chị và cũng vừa để giữ chị kẽo lỡ may có chuyện gì không hay đến với chị mà tội nghiệp. Nên chị cũng dần dần nguôi ngoai. Chị vừa tỉnh lại được vài hôm thì tin sét đánh đã đến là Huyện đội, Tỉnh đội có quyết định tổ chức báo tử cho anh. Lần thứ hai chị lại ngất xỉu, lại lên cơn mê sảng. Tôi cứ nghĩ rằng lần này tôi không còn chị để được chị tâm sự chuyện vui buồn như trước nữa. Làm thủ tục báo tử cho anh xong Huyện đội, Tỉnh đội lại tổ chức cho gia đình đi viếng mộ anh tại Tiền Giang. Lúc đó tôi cùng gia đình và chị đi cùng xe vào Tỉnh đội ở lại một đêm, rồi tôi về trường để giảng dạy, chị và các anh chị em hai bên nội ngoại lại tiếp tục cuộc hành trình trong nước mắt... Vào đến quân khu 9 họ lại làm mọi thủ tục như đọc quyết định ... trả lại hành trang của anh cho gia đình... vv và vv. Anh thì không còn nhưng hành trang mà chị đã sắm cho anh vẫn còn nguyên vẹn. Bột dinh dưỡng cho anh ăn sáng, ruốc bông trong lọ vẫn còn nguyên, nhìn thấy mấy tang vật của chị sắm cho anh mà chị nghẹn ngào trong tiếng nấc.
Viếng mộ anh được vài hôm xe lại đưa chị và gia đình về lại nhà. Biết mình không còn nơi nương dựa lớn nhất của cuộc đời nên chị cứ dần dần ốm lại. Cả hai bên gia đình, đặc biệt là các chị em cả nội lẫn ngoại ngày đêm động viên chị để chị nguôi ngoai trong nỗi nhớ. Và từ đó chị cũng đã có một sức mạnh là tình yêu thương của hai gia đình và lòng kính nể của bà con lối xóm, nên chị đã hồi phục lại sức khoẻ, chị lại chống chèo để nuôi bố mẹ đôi bên. Sau này chúng tôi mới biết được tại sao mỗi lần anh về phép chị lại có bầu mà không nuôi được, vì chiến tranh anh chiến đấu tại vùng Quảng trị Miền Nam đi vào nên chất độc màu da cam đã ảnh hưởng đến sức khoẻ của anh nên thai nhi không hình thành được... Nguyên nhân chính là đó...
PHẦN 3
Chúng tôi rất khâm phục về lòng chung thuỷ của chị.
Bố tôi là người sinh ra chị em chúng tôi đã tâm sự và căn dặn anh em chúng tôi rằng: Bố mẹ sinh được các con, bố mẹ, chị đã hi sinh mọi khó khăn vất vả để nuôi các con được học hành đến nơi đến chốn. Đặc biệt là chị Hậu, chị đã hi sinh học vấn của mình để chăm lo việc gia đình cùng bố mẹ để cho các con thành đạt, mẹ mất sớm nhưng chưa hưởng được quả ngọt cuối mùa. Mẹ nhịn ăn, nhịn mặc, chưa có lúc nào mẹ ăn được bát cơm không độn khoai độn sắn, mẹ chưa có được giấc ngủ trưa như mọi người cùng trang lứa, áo quần mẹ mặc vẫn chỗ vá nhăn nheo, mẹ chưa ăn được miếng thịt hoặc con cá để biết được mùi vị của nó ngọt hay bùi... vv và vv... cũng tất cả vì các con mà thôi, để bây giờ mẹ về nơi chín suối mà bố tôi vẫn còn ân hận vì các con chưa thành đạt.
Còn bố, bố đã thoả mản với bản thân vì các con đã công thành danh toại, các con đã nuôi bố và chăm sóc bố chu đáo, vẹn toàn, các con đã chăm sóc bố từ cái ăn, cái mặc đầy đủ nơi đồng lương ít ỏi của nhà nước cấp cho. Đặc biệt bố thấy các con rất có hiếu với ông bà, mẹ và chị của các con, thấy các con thương yêu chị mà bố rất mãn nguyện. Các con hãy phát huy truyền thống của gia đình mình. Riêng về bố, bố cảm thấy cuộc đời bố là toại nguyện lắm rồi. sau này bố trăm tuổi các con nhớ không được đám đình loa đài to lớn mà để dành phần của bố mà lo lắng cho chị Hậu khi chị trăm tuổi kẻo tội nghiệp vì chị không còn chồng, không có con bởi anh hi sinh vì nghĩa lớn... Nghe bố tôi nói mà anh em chúng tôi nghẹn ngào không nói nên lời... Anh em chúng tôi còn nói với bố tôi rằng: Bố không nói các con vẫn biết, không những các con, anh em bên nội của chị và bà con láng giềng, các cơ quan đoàn thể nơi chị đang sinh sống. Đặc biệt là nhà nước của chúng ta đã và đang quan tâm đến các đối tượng chính sách đặc biệt như chị. Họ sẽ cùng phối hợp với nhau để lo cho chị vẹn toàn, bố cứ an tâm: Vì chị là vợ của Liệt sĩ Đại tá Trần Đình Thân, anh chuẩn bị lên quân hàm Thiếu Tướng thì anh đã hi sinh lúc đang làm nhiện vụ. Ai có dịp về Văn Hoá, hỏi thăm nhà của 0 Lương Thị Hậu (Vì sau khi bố mẹ chồng của chị mất đi chị lên sống với bố tôi để bố con chăm sóc lẫn nhau vì anh em bên nội cũng như bên ngoại đều công tác ở xa.) Hiện chị tôi năm nay 68 tuổi, chị ở vậy thờ chồng và đang sống với bố tôi: ông Lương Xuân Tạc 87 tuổi tại thôn Hà Thâu - xã Văn Hoá - huyện Tuyên Hoá - tỉnh Quảng Bình). Để động viên chị trong những ngày còn lại của cuộc đời.
Tiến Hoá ngày 6/6/2009
Em gái của chị
Những tin mới hơn
- Nói với con ngày 8/3 (08/03/2014)
- Viết cho một người bạn, liệt sỹ Mai Xuân Cảnh (26/07/2013)
- Gửi về quê nhân ngày lễ Vu Lan (17/08/2013)
- Nhớ mùa tựu trường năm xưa (05/09/2016)
- Em yêu trường Y khoa (27/02/2014)
- Mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 (20/10/2015)
- Chiếc khăn mùi xoa ngày ấy (05/03/2019)
- Đêm gác đầu tiên (22/04/2015)
- Hẹn với con tìm về mùa trung thu của Mẹ (18/09/2013)
- Mất nửa tình thương (26/07/2016)
Những tin cũ hơn
- Một ý kiến khác về việc xây dựng nhà văn hóa Thôn (10/05/2013)
- Câu chuyện xây nhà Văn hóa; đi, xem và ngẫm nghĩ (18/05/2013)
- Vị đắng của hạnh phúc (08/03/2013)
- Thư gửi tặng em, nhân ngày mồng 8 tháng 3 (06/03/2013)
- Mười sự kiện nổi bật trong năm 2012 của www.langleson.net (29/12/2012)
- Một thoáng tại phòng giáo viên (19/11/2012)
- Chữ tâm nhà giáo (16/11/2012)
- Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, hồi ức về những ngày tháng gian khổ (20/11/2012)
- Một đời tôi lặng lẽ đi tìm (21/07/2012)
- Đổi nắng, viết cho ngày 20/10 (17/10/2012)
Ý kiến bạn đọc
Nghe o Phúc nói việc xã cấp đất chưa thảo đáng mình thấy ức chế quá. Tại sao lại đối xử với người có công với cách mạng như rứa. Giờ xã ta ia là chủ tịch rứa, đề nghị báo Làng nên có ý kiến, chứ mần tầm bậy ri không được mô, có tội chết.
Tôi hoan nghênh những bài viết, đặc biệt là lời dẫn, chúng ta giờ sống trong hòa bình, ăn no, mặc sướng, chúng ta kệ đời những ai đã hy sinh là vô đức lắm, chúng ta không được phép thờ ơ. Không được mần rua.
Cảm ơn và rất cảm ơn bạn Sông Gianh. Cảm ơn tác giả gửi đề cử bài viết về o Hậu. Mình thay mặt o Hậu gửi đến langleson.net nghìn lời chúc sức khỏe và có nhiều bài viết hay về quê hương Lệ Sơn của quê mình. Đặc biệt là những người đã hi sinh cao cả cho Tổ quốc, và những đau thương mất mát mà những người mẹ, người vợ đã hứng chịu trong suốt cả cuộc đời. Và mình cũng xin báo cho langleson.net một tin mừng là bộ Quốc phòng đã quyết định xây cho o Hậu một căn nhà tình thương trong dịp 27/7/2012. Nhưng xã cấp cho o một vùng đất o chưa được vừa ý: Thứ nhất: lụt to. Thứ hai: xa trạm ytế xã: Thứ ba: xa chợ: Thứ tư: ít dân vì lụt to nên họ ít ở, nên việc xây nhà cho o còn hoản lại. Và ngày mai o lại lên đường ra quân khu 4 để giao lưu ngày 27/7. Thay mặt o Hậu mình xin chúc cộng đồng ban biên tập báo làng mạnh khỏe, và có nhiều cống hiên cho quê hương. Xin chân thành cảm ơn.
Một bài viết xúc động. Một tình yêu mạnh liệt. Những con người bền tâm như lèn đá quê ta. Thế hệ trẻ quê hương Văn Hoá khâm phục và biết ơn các anh hùng liệt sĩ quê hương đã hy sinh anh dũng cho tổ quốc, biết ơn anh hùng liệt sĩ Đại tá- Trần Đình Thân đã hy sinh cho độc lập tự do, cho mối tình hữu nghị quốc tế. Chúng ta khâm phục với sự hy sinh thầm lặng, cao cả của O Hậu. Nhân ngày thương binh liệt sĩ năm nay cộng đồng langleson.net xin cùng O Hậu thắp nén nhang thơm lên bàn thờ liệt sĩ Trần Đình Thân. Cầu chúc cho O Hậu mạnh khoẻ, vững như những hòn Lèn quê ta. Xin kính cận.
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 9
- Hôm nay: 1495
- Tháng hiện tại: 32995
- Tổng lượt truy cập: 8597923
Liên kết làng quê Quảng Bình
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Cộng đồng leson.net và leson.com kính mong các anh lãnh đạo xã cấp cho O Hậu miếng đất gần trụ sở UBND xã hay nơi nào thuận tiện cho việc thăm hỏi , đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho O an tâm cuộc sống khi tuổi ngày một cao. Chắc O Hậu không cần nhiều đất đâu mà. Nhân ngày 27/7 năm nay mà O Hậu được cấp đất chỗ mới thì có ý nghĩa lắm. Rất mong các anh lãnh đạo xã và các đoàn thể quan tâm. Kính.