1
  • image
  • image
  • image
  • image
15:08 EDT Thứ năm, 28/03/2024

Truyện vui: Các đồng chí truyền hình tới chưa nhỉ ?

Đăng lúc: Thứ hai - 29/09/2014 16:25 - Người đăng bài viết: bientap03
Truyện vui về công tác cứu trợ của nhà văn Nguyễn Quang Vinh. Truyện chỉ có tính chất giải trí liên quan đến chủ đề cứu trợ bão lũ.
Trong những năm làm báo Lao Động, mình không nhớ đã bao nhiều lần đi trao hàng cứu trợ bão lụt cho bà con. Phải ở trong vùng rốn rũ, tận mắt thấy cảnh đói khát, cảnh chết chóc của bà con mình mới cảm được nỗi cơ cực vì lũ bão.

Mình nhớ, cái lần một thân một mình hết đi xe máy, chuyển sang đi bộ, đi thuyền, cưỡi trâu, vượt trên những con đường ngập bùn tới Hương Sơn, Hà Tĩnh trong đợt lũ quét khủng khiếp cách đây mấy năm. Dọc đường 8 lúc đó nước đã rút, mặt đường nổi lên, cứ đi một quãng lại thấy đỏ chói một cỗ quan tài. Nhà ngập trong bùn, trong nước, những quan tài người chết trong lũ đều phải đặt tạm trên đường, che tạm tấm bạt, chờ lũ xuống mới đưa chôn.

Lại nhớ một lần lên vùng rốn lũ xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, cả làng cả xã ngập trắng tận nóc nhà, trên tầng 2 của ngôi trường, một bà cụ đang ngồi nhai trầu bỏm bẽm bên quan tài gỗ, ruồi đã bâu đầy. Hỏi, ai chết, bà cụ nói, chồng bà chết, nhưng mấy ngày rồi nước chưa rút, không chôn được, nay có ruồi rồi.

Những vùng lũ ấy, đói khát mấy ngày bão lũ là khủng khiếp.

Một gói mỳ tôm đưa cho các cháu nhỏ, các cháu lấy răng xé toang, nhai rau ráu. Một phong lương khô đưa, các cháu bẻ vụn, vội vã cho vào miệng, nuốt nghẹn.

Đói và thiếu nước uống.
Rất nhiều hàng cứu trợ ùn ùn đưa về.

Một lần, mình đi theo đoàn của địa phương cứu trợ. Bọn mình tới nơi, nhảy xuống thuyền là vội vã phát mỳ tôm, phát bánh kẹo, gạo, nước uống ngay, nhưng không phải lần nào cũng thuận.

Nhiều, rất nhiều lần việc cấp phát cứu trợ đã bị cán bộ địa phương chặn lại. Nói, đề nghị các anh từ từ chút. Sao từ từ? Nói chúng tôi vừa liên hệ, các anh truyền hình sắp tới. Hỏi, truyền hình tới để làm gì? Dạ, để các anh quay chính quyền địa phương phát hàng cứu trợ cứu dân. Mình nổi cáu, chúng tôi đi phát hàng cứu trợ cho dân các anh, dân đang đói, phát ngay cho bà con, bà con đang chờ kia, các cháu đang chờ kia, đợi truyền hình làm gì. Nói, dạ chưa được, phải chờ truyền hình quay.

Nhiều lần lằng nhằng theo truyền hình quay mà phát điên. Trời ơi, lại còn thế này cơ, phát hàng cứu trợ mà làm như phát học bổng, lãnh đạo địa phương tươi cười trước ống kính, nâng hàng lên, rồi bà con đưa tay đón lấy, nhìn ngứa cả mắt.

Có những lần, bà con đội mưa, đợi, đợi hàng giờ liền chờ các chú truyền hình.

Nếu chúng mình gạt phắt đi chuyện đó, cứ phát, là kiểu gì địa phương nếu không gây khó dễ thì cũng hậm hực, chẳng thèm chào một câu.

Mình nhớ, lần lên cứu trợ ở một xã vùng sâu huyện Minh Hóa, hình như xã Hóa Sơn hay xã gì đó không nhớ lắm, cán bộ xã cứ bắt phải giao mấy xe gạo, mỳ tôm, vật dụng vào kho xã, không cho đưa tới tận tay dân. Hỏi vì sao? Dân đang cần từng hạt gạo, vì sao không tổ chức phát cho dân ngay? Trả lời, để xã liên hệ truyền hình. Bọn mình quyết định tự tổ chức đưa luôn. Đưa thì phải có thuyền vượt lũ. Hỏi xã thuyền, xã nói không có. May có mấy người dân nói thầm, chỗ kia, thuyền xã dấu chỗ kia. Bọn mình kéo thuyền ra, đưa hàng cứu trợ phát cho đến từng hộ. Vật vã cả ngày như thế, đến khi chào về, lãnh đạo xã biến đâu hết, không thèm hỏi lấy câu, làm như bọn mình đến phá hoại không bằng.

Bây giờ thì vẫn thế thôi, vẫn phải có truyền hình, chẳng thay đổi bao nhiêu cái vẻ hình thức ấy.
Có lần, sau chuyến cứu trợ về, ngồi nghỉ, mình nói với mấy em truyền hình rằng, bọn anh khổ như chó để vác gạo, vác mỳ tôm vào tận dân, đéo thấy hình đâu, mấy lão lãnh đạo đứng ở bến, giả vờ bê hàng, các em quay gì quay ghê thế, rồi phỏng vấn phỏng viếc, các anh đẹp trai lồng lộng đây, anh hùng bão lũ đây sao không quay. Mấy em cười he he, nói, các anh đưa hàng cứu trợ xong về ngủ, bọn em về dựng hình, phát sóng, mấy cha lãnh đạo xem còn điện thoại mắng, này, sao hôm đó tôi phát biểu nhiều vậy, tôi đón tiếp hàng cứu trợ lâu vậy mà quay được tý hình là sao? Khổ lắm chứ bộ.

Rút kinh nghiệm, mấy lần mình đưa hàng cứu trợ tới đâu, mình vác theo cái máy quay ( loại vứt đi, không dùng được) giả vờ quay quay. Thế là công việc chạy như bay, mấy tay lãnh đạo địa phương cười tươi hơn hớn, khua chân múa tay đôn đốc chia hàng cứu trợ rất nhanh. Minh Phong- Blogs Cu làng cát ( báo Sài Gòn giải phóng) rất nhiều lần đi với mình, khen, anh khôn thật.

Rồi cười. Nhưng rồi hỏi, lỡ các cha xem ti vi không thấy đâu thì sao?

Mình rít một hơi thuốc lào, nói, kệ mẹ các lão, nhiệm vụ là đưa cho nhanh hàng cứu trợ để cứu đói cho dân không lo, lo đéo chi chuyện lên hình. Nhưng âm mưu giả vờ quay truyền hình của mình rồi cũng lộ. Sau này, đi trao hàng cứu trợ ở đâu, thế nào cũng nghe vang vọng một câu của lãnh đạo: Các đồng chí truyền hình tới chưa nhỉ?
Tác giả bài viết: Nguyễn Quang Vinh
Từ khóa:

Nguyễn Quang Vinh

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Bảo Khang - Đăng lúc: 30/09/2014 01:21
Mình đi chăn bò, rứa mà mấy hôm nay,VtV 1' VTC không biết mần răng mà biết mình có cái trại bò hiện đại nhất Mộc Châu rứa là mấy eng mấy ả thi chắc lên thăm, quay quay chụp chụp...phỏng vấn phỏng viếc cừ như là Anh Hùng Hồ Giáo ngày xưa không bằng. Bực mình với mấy em chân dài váy ngắn VtV,Vtc lắm rồi,s áng nay minh treo cái biển trước cửa trại bò Đang có dich bệnh, ai muốn vào thì phải vệ sinh thú y nghĩa là muốn vào thì mấy em phải cởi váy để công nhân mình phun thuốc khử trùng...nghe giải thích xong mấy em chạy biến.
Avata
VTD - Đăng lúc: 26/10/2013 07:01
CuVinhKhoailang là phóng viên báo Lao Động thường trú tại Quảng Bình có nhiều bài viết kể những chuyện thật như bịa. Cũng chỉ ở Quảng Bình mới có quan hàng tỉnh,hàng huyện,hàng xã mới mê truyền hình đến kiểu này.

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 7
  • Hôm nay: 881
  • Tháng hiện tại: 50345
  • Tổng lượt truy cập: 8005628

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net