Giới thiệu chuyên mục Nghề hay - Nuôi thỏ ở làng Lệ Sơn, nên hay không nên ?
Đăng lúc: Thứ năm - 14/03/2013 11:30 - Người đăng bài viết: bientap02
Phụ trách chuyên mục:
Lương Duy Toản
toanduyluong.vnfm@gmail.com Hotline: Số phát hành tin: 01 |
Lời tác giả: Ở làng Lệ sơn ta có nhiều rau, lá Ngô, lá sắn và các sản phẩm phụ khác phù hợp làm nguồn thức ăn gia súc cho Thỏ. Nuôi thỏ đem lại nguồn thu nhập tốt mà vốn đầu tư lại ít. Xin giới thiệu bài viết của tác giả Hoàng Giang trên báo NNVN, mời bà con tham khảo cùng bàn luận tính khả thi nếu đưa vào áp dụng thực tế.
NUÔI THỎ
Chăm sóc thỏ Newzeland
Giống thỏ Newzeland có đặc điểm lông dày, màu trắng tuyền, mắt hồng, khối lượng trưởng thành từ 5 - 5,5 kg/con. Thỏ Newzeland là giống mắn đẻ, sinh trưởng nhanh, thành thục sớm, nhiều thịt; phù hợp với phương thức chăn nuôi công nghiệp cũng như hộ gia đình. Tuổi động dục lần đầu từ 4 - 4,5 tháng, tuổi phối giống lần đầu từ 5 - 6 tháng, khi đó khối lượng con giống đạt 3 - 3,2 kg/con. Loài thỏ này có khả năng sinh sản và sinh trưởng cao hơn hẳn so với các giống thỏ VN, một năm đẻ 5 - 6 lứa, mỗi lứa từ 6 - 7 con, khối lượng sơ sinh 50 - 60g, con cai sữa 600 - 700g, nuôi đến 3 tháng tuổi đạt 2,8 - 3kg, tỷ lệ thịt xẻ từ 52 - 55%. Giống thỏ Newzeland đã thích ứng tốt với điều kiện chăn nuôi gia đình, phổ biến nhiều địa phương trong nước.
Theo TS Đinh Văn Bình, tại Ninh Bình một số địa phương đang phát triển mạnh phong trào nuôi thỏ Newzeland để cung cấp sản phẩm cho Cty Nippon Zoki Phamaceutical (Nhật Bản). DN này cũng liên kết với Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây xây dựng cơ sở nhân giống thỏ và vùng chăn nuôi thỏ thương phẩm, mỗi năm cung ứng từ 1 - 1,5 triệu con thỏ để Cty làm thuốc. Tại huyện Lâm Thao (Phú Thọ) đã thành lập CLB nuôi thỏ với 102 hộ tham gia, quy mô nuôi từ 80 - 300 con/hộ. Hộ ông Phạm Xuân Thê ở xã Song Mai (TP Bắc Giang) nuôi quy mô 200 thỏ cái sinh sản, cung cấp hàng nghìn con thỏ giống/năm...
Chúng tôi đến thăm trại thỏ của ông Bùi Văn Sinh ở thôn Đồi Bơn, xã Tản Lĩnh, Ba Vì (Hà Nội). Ông Sinh bắt đầu nuôi thỏ cung cấp giống từ năm 2003, trong chuồng luôn có 30 - 40 thỏ cái sinh sản. “Thỏ Newzeland là loài vật rất dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là cám công nghiệp, rau, cỏ, lá ngô, ngày cho ăn 3 - 4 lần. Giống thỏ này đẻ dày, mỗi năm từ 3 - 4 lứa, nuôi từ 3 - 4 tháng, trọng lượng đạt 1,5 - 2kg/con là xuất chuồng, với giá bán ổn định từ 55 - 60.000đ/kg” - ông cho biết.
Chuồng nuôi thỏ của gia đình ông Sinh khá đơn giản, làm bằng lưới thép, luồn ống nước trong chuồng cho thỏ uống. Dãy chuồng nuôi đặt trên các cột bê tông, phía dưới là hệ thống xử lý nước thải. Ông Sinh cho biết với 40 con thỏ cái sinh sản, trừ chi phí mỗi năm gia đình thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng.
Ông Giang Thành Đến ở thôn Cán Khê, xã Nguyên Khê, Đông Anh (Hà Nội) cho biết, gia đình ông nuôi thỏ từ năm 1990, chủ yếu là giống thỏ nội. Từ 2001 ông được Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây chuyển giao 10 con thỏ giống Newzeland nuôi sinh sản. Sau thời gian nuôi có hiệu quả, năng suất cao và thị trường tiêu thụ ổn định, ông chuyển hẳn sang nuôi giống thỏ này. “Quan trọng nhất là việc phối giống cho thỏ, bình quân 1 con đực phối 4 - 5 con cái. Để tránh đồng huyết, thỏ “anh em ruột” khi nuôi không được giao phối với nhau. Ngay sau khi đẻ từ 1 - 3 ngày cho thỏ mẹ phối giống luôn. Thỏ con 1 tháng tuổi vừa tách ra nuôi chuồng riêng thì thỏ mẹ lại đẻ. Thúc cho thỏ mẹ đẻ nhanh rất hại, 1 năm chỉ “tận dụng” phối giống nhanh từ 1 - 2 lần” - ông Đến nói.Tuy nhiên theo ông Đến, khi nuôi thỏ phải đặc biệt chú ý bệnh ghẻ và ỉa chảy. “Quan sát thấy dáy tai của thỏ có nhiều vết ghẻ loang, đỏ là phải tiêm ngay thuốc hanmectin, tuỳ theo mức độ bệnh tiêm từ 1 - 2cc, khoảng 3 ngày sau tiêm nhắc lại, nếu chưa khỏi thì tiêm lần nữa. Khi thỏ bị đi ngoài, nếu không dùng uống thuốc thú y thì cho ăn lá chát như chuối, ổi…”. Cũng theo ông Đến, mấy năm nay nhu cầu thịt thỏ tăng cao khiến cơ sở của ông không đủ giống cung cấp cho bà con. Tuy giá giống cao nhưng ông chỉ bán với giá 30.000đ/con (3 - 4 lạng). Ngoài SX giống thỏ, ông Đến còn chế biến thịt thỏ tại nhà theo yêu cầu của khách hàng quen thuộc…
Bạn đọc quan tâm đến giống thỏ này xin liên hệ: Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây (phường Xuân Khanh, TP Sơn Tây, Hà Nội; ĐT: 033.838.341).
Những tin mới hơn
- Nghề hay: Nuôi gà ác lợi nhuận 15 triệu đồng/tháng (14/08/2013)
- Nghề hay: Kinh nghiệm nuôi ếch đồng (26/09/2013)
- Nghề hay: Kỹ thuật trồng lạc có năng suất cao, trên 50 tạ/ha (26/06/2013)
- Nghề hay: sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu (31/05/2013)
- Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn (04/05/2013)
- Giới thiệu Chương trình tài trợ trực tiếp (DAP) dành cho các dự án nhỏ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) (09/05/2013)
- Nghề hay - Nuôi cá Lóc trong hồ xi măng (02/04/2013)
Ý kiến bạn đọc
Đầu tư hết mấy tiền?tiền ở đâu ra?vay mượn thì bao lâu trả xong?nếu dịch bệnh thì làm sao cho hiệu quả?cung cầu như thế nào đây?chủ động hay bị động?thời tiết có 2 mùa chính mưa và nắng thuận lợi và khó khăn là gì?sản phẩm cho thỏ ai làm ra?ai nuôi thỏ? ai là người thích nuôi và ai không thích nuôi.?.v.v....
Ngoài thương hiệu vịt Hói Chánh, giờ thêm Thỏ Lệ Sơn. Tui đảm bảo ai đó nấu thêm rượi nguyên chất lấy thương hiệu, đại loại như rượi Hố trời đào ngọc. Thì Làng Lệ sơn không ngán đất mô hết
Bố Toản mần chủ xị chuyên mục ni được đó, có cái để bàn luận, anh em có chén rượu để nói chuyện quê hương cho tình cảm. Chả biết nó khả thi đến đâu nhưng ai máu làm giàu thì cũng nên thử, thử được thì chụp ảnh lên quảng cáo và cảm ơn Bố Toản chai rượu đế , rứa là lại tiếp tục có rượu để nói ....kha kha
một con thỏ giống khoảng 35,000VND.quy mô gia đình nuôi khoảng 100 con/lứa.Về nhân lực thì tận dụng lao động nhàn rổi,1 người nuôi 100 con thỏ là khỏe re.Ở lệ sơn mình toàn người ăn lương mà ít nông dân làm chăn nuôi hay trồng trọt nên giá thực phẩm còn đắt hơn cả Hà nội vì vậy đầu ra em nghĩ là không khó khăn đâu,
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 6
- Hôm nay: 1487
- Tháng hiện tại: 32987
- Tổng lượt truy cập: 8597915
Liên kết làng quê Quảng Bình
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Bố Toản mở màn chuyên mục với nghề nuôi Thỏ không ổn. Giờ nuôi 100 con, lụt đến 1 cái thi mần răng. nên nuôi con gì ngắn ngày, đến mùa mưa thanh lý hết, mùa khô lại tiếp tục, hoặc có nuôi thì cũng tính giải pháp chống lụt cho bà con. Vượt qua khâu ni thì nhất định thắng lợi.
Bạn Vũng Tàu lo về vốn, vốn thì lo gì, có ngân hàng chính sách cho vay, ưu đãi, chỉ cần xã lên được dự án, không khéo xin được tài trợ vôn ODA đấy chứ.