Cách sử dụng cây Lược vàng để chữa bệnh
Đăng lúc: Chủ nhật - 23/09/2012 13:49 - Người đăng bài viết: bientap02Trên thực tế, việc hồi phục sức khỏe sau khi bị suy sụp đã là dấu hiệu tốt với bệnh nhân. Còn việc các tế bào ung thư tái phát trở lại vào thời gian nào thì không thể biết trước.
Trước những thông tin về "cây Lược vàng chữa được bách bệnh", Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đã đưa ra cảnh báo: Tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng chưa được chứng minh và có thể gây độc cho cơ thể.
Một số nhà nghiên cứu đã cho thử nghiệm về tác dụng của cây Lược vàng với các bệnh nhân mắc các chứng bệnh khác nhau và đều thấy được tác dụng ban đầu của nó, mặc dù chưa có kết quả phân tích cho thấy tác dụng của loại cây này có thể là vĩnh viễn hay không. Theo quan điểm của Đông y, Lược vàng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm, hóa đàm, lợi tiểu. Thực ra, những tác dụng đó không chỉ có ở cây đó mà cũng có ở rất nhiều vị thuốc Nam quen thuộc khác.
Bác sĩ Phạm Văn Lâm, phó chủ tịch hội Đông y tỉnh Thanh Hóa nói: "Mặc dù trước đây cũng có chủ trương thực hiện việc nghiên cứu cây Lược vàng, nhưng Hội Đông y tỉnh Thanh Hóa không làm được vì do kinh phí và trang thiết bị không thể đáp ứng. Do chưa nghiên cứu nên chưa xác định được độc tính của loài này vì thế người tiêu dùng nên hết sức cẩn trọng khi sử dụng".
Không có một loại thuốc nào có thể chữa bách bệnh. Trong Đông y, cách sử dụng thuốc cũng không bao giờ giống nhau, việc gia giảm là khác nhau đối với từng thể trạng. Vì vậy, sẽ rất nguy hại nếu người dân cứ chữa bệnh theo lời đồn.
Sách Cây thuốc VN của dược sĩ Đỗ Tất Lợi không có tên và hình ảnh cây Lược vàng. Hiện tại đang có kế hoạch đưa loại dược thảo này vào nghiên cứu trong thời gian 48 tháng để biết rõ những tác dụng tốt xấu của cây và phân tích sâu hơn. Viện Dược liệu sẽ tiếp tục thực nghiệm về kháng khuẩn, chống viêm trên mô hình khác (gây viêm bằng các tác nhân khác), thử tác dụng hạ đường huyết và khả năng trên hệ miễn dịch xem có khả năng kích thích hệ miễn dịch hay không. Đặc biệt, sẽ tiến hành thử nghiệm trên động vật thí nghiệm trong thời gian dài. Sau đó làm xét nghiệm sinh hóa kiểm tra trên tế bào gan, thận, xem có ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của cơ thể hay không.
KINH NGHIỆM TRONG NƯỚC
THU HOẠCH: Lúc nào cũng được. Cây, rễ, lá, thân đều dùng được. Ngâm rượu nên dán nhãn đề ngày, tránh đừng để ánh sáng mặt trời chiếu vào.
SỬ DỤNG: Liều lượng tuỳ thể tạng bệnh nhân, dừng ngay nếu dị ứng. Người bệnh có thể lấy lá ăn hoặc nghiền ra uống trong 2 bữa cơm; hoặc đem thân cây cắt ra ngâm rượu khoảng 15 ngày, uống trước bữa ăn 30 phút, mỗi lần 30 ml.
LƯU Ý: Khi dùng lá này nên kiêng ăn bắp (ngô), đu đủ ruột đỏ, cam, mít, nhãn. Nên ăn trái cây có nhiều dương tính như dâu tây, ổi, mãng cầu xiêm, táo khô (táo tàu đỏ), khổ qua (mướp đắng), mãng cầu ta, rau muống, canh mồng tơi nấu nấm rơm, sữa chua…
Nghiên cứu ở nước ngoài
Từ những năm giữa thế kỷ 20, một số nhà khoa học Mỹ và Canada đã phát hiện: những loài cây thuộc họ Commelinaceae (trong đó có cây lược vàng), chứa nhiều loại hoạt chất sinh học, có khả năng kiềm chế sự phát triển của các khối u. Ở Nga, các nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của lược vàng được tiến hành tại Đại học Y khoa thành phố Irkut, từ những năm 1980, dưới sự chỉ đạo của GS. Semenov, một nhà khoa học rất nổi tiếng. Kết quả nghiên cứu nhiều năm ở Irkut cho thấy: Trong cây lược vàng có một số hoạt chất sinh học thuộc nhóm flavonoid và steroid thực vật. Ngoài ra, trong cây còn có sắt, đồng, crôm... những nguyên tố có tác dụng quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể.
Hai chất thuộc nhóm flavonoid được phát hiện là: kvercitin và kempferol. Lvercitin có hoạt tính giống như vitamin P và là chất chống ôxy hóa, có tác dụng lợi tiểu và chống co giật. Có thể sử dụng trong điều trị dị ứng, chảy máu nội tạng, viêm thận, viêm khớp, cũng như một số bệnh tim mạch, mắt và nhiễm trùng, Kempferol có tác dụng làm tăng độ bền của mạch máu, an thần, chống viêm, lợi tiểu mạnh – giúp cơ thể bài tiết các chất độc hại ra ngoài. Có thể sử dụng để chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dị ứng, rối loạn chức năng bài tiết nước tiểu.
Các steroid có trong thực vật được gọi là các fitosterol. Chúng có hoạt tính tương tự nội tiết tố sinh dục, còn có tác dụng diệt khuẩn, chống xơ vữa động mạch và kiềm chế sự phát triển của các khối u. Có thể ứng dụng trong điều trị một số dạng ung thư, cũng như các bệnh tuyến tiền liệt, bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa.
Tuy nhiên, cùng với những tác dụng có lợi nói trên, các nhà khoa học Nga còn nhận thấy, lược vàng cũng là vị thuốc dễ gây tác dụng phụ, như gây tổn thương thanh quản, dị ứng nổi ban đỏ, phù nề tứ chi, phù toàn thân... Các phản ứng phụ đó hay gặp nhất ở những người có khả năng miễn dịch yếu và có cơ địa dị ứng. Chính những nhược điểm đó đã hạn chế việc mở rộng ứng dụng lược vàng trên lâm sàng. Vì vậy chỉ có thể sử dụng lược vàng để chữa bệnh sau khi được chuyên gia tư vấn.
Trong các sách về y học dân gian Nga, các sách tra cứu hay các từ điển lớn về thảo dược ở Nga, xuất bản trong thời Liên Xô cũ đều không thấy đề cập đến vị thuốc này. Gần đây sách về nó mới rộ lên, trong số đó, cuốn “Thần thoại và sự thật về cây lược vàng” của GS. I.P.Neumưvakin... được xem như đầy đủ và khách quan nhất. Cùng với sách báo, các loại thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, với lược vàng là dược liệu chính, cũng đang xuất hiện ngày càng nhiều.
Theo Quyết Trần, Lê Thi và Lương y Thái Hư
Những tin mới hơn
- Hướng dẫn cấp cứu ban đầu nạn nhân Ngừng Tuần Hoàn, Hô Hấp (06/07/2013)
- Triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ (25/09/2013)
- 7 kỹ năng cứu người ai cũng cần biết (26/11/2013)
- Bài thuốc tự chế “vĩnh biệt” bệnh Viêm Xoang không tốn tiền (20/02/2014)
- Dứa dại chữa viêm gan, xơ gan cổ trướng (23/05/2013)
- Một dấu hiệu đơn giản để nhận biết đột quỵ (02/04/2013)
- Những bệnh cần cẩn trọng với vitamin (08/10/2012)
- Phương pháp OXAFI dùng cho điều trị ung thư gan (25/11/2012)
- Thực hư "cây thần dược" trị xơ gan ở Khánh Hòa (01/02/2013)
- Không nên uống nước lọc đựng trong chai nylon (29/09/2012)
Những tin cũ hơn
- Chữa bệnh bằng cách thoa mặt (14/08/2012)
- Thông tin những bệnh nhân được cứu sống từ lá đu đủ (11/06/2012)
- Thảo dược độc hại (03/06/2012)
- Toa thuốc dinh dưỡng cho thể xác lẫn tinh thần (20/05/2012)
- Bài thuốc dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp (18/05/2012)
- Tác dụng của rau má (17/05/2012)
- Một phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân ung thư gan (17/05/2012)
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 3
- Hôm nay: 1393
- Tháng hiện tại: 37903
- Tổng lượt truy cập: 8397914
Liên kết làng quê Quảng Bình
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Ý kiến bạn đọc