Đất Lửa
Đăng lúc: Thứ sáu - 19/12/2014 09:54 - Người đăng bài viết: bientap02Bài viết kính tặng các đồng đội đang còn sống và đã hy sinh nhân 70 năm Ngày thành lập QĐNDVN Anh hùng của tác giả Nguyễn Thanh Lâm, xóm Bàu, hiện định cư tại TP Đà Nẵng.
Ba chúng tôi ngồi bên ấm trà nóng. Ba cựu chiến binh ở 3 độ tuổi khác nhau: anh Kim, người Thái Bình, 70 tuổi, lính Bộ binh, nhập ngũ 1965; anh Thái người Hà Tĩnh, 65 tuổi, lính Trường Sơn, nhập ngũ 1967 và tôi người Quảng Bình, 60 tuổi, lính công binh nhập ngũ 1974. Tuy tuổi tác chênh nhau nhưng đều cùng "Lứa chống Mỹ lòng anh hùng chín rộ. Như bụng tằm vàng óng những mùa tơ".
Cựu chiến binh ngồi với nhau , chủ đề vẫn là chuyện chiến tranh, chuyện đánh nhau. Những tháng năm đạn bom, máu lửa, gian khổ ác liệt nơi chiến trường đầy chết chóc chợt hiện về, nóng hổi như mới vừa xảy ra hôm qua. Khẩu súng trái tim và cuộc sống chiến trường của tôi và các anh, 3 cuộc đời như một. Đó mới là câu chuyện quan trọng chiếm lĩnh cuộc đời họ.
Chuyện làm ăn với chúng tôi có vẻ chỉ như gió thoảng ngoài, không có năng khiếu lắm, mặc dù đó là nồi cơm để nuôi sống cả gia đình vợ con. Lạ thế!
Đời lính, mỗi người một đơn vị, một hoàn cảnh chiến trường, nhưng đều là nơi sống chết, khốc liệt như nhau cả. Là lính chống Mỹ lớp sau, so với các anh tôi chỉ là "tên lính mới, gót chân tơ chưa dày dạn phong trần". Tôi rất ngưỡng mộ lớp người thuộc thế hệ lính chiến thực thụ này.
Hồi đó, tức là hồi chiến tranh, các anh là "Việt nam Idol" của cả dân tộc, cả thế giới, là thần tượng của lớp đàn em chúng tôi. Với hình ảnh nhanh nhẹn, dũng mãnh, quyết liệt, với mảnh dù và cây súng trên vai, chiến đấu quên mình, nhưng cũng vô cùng lãng mạn.
...Dáng anh đi và vành mũ tai bèo.
Ôi chiếc mũ vai mềm dễ thương như một bàn tay nhỏ.
Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành.
Sáng trên đầu như một mảnh trời xanh.
Mà xông xáo mà tung hoành ngang dọc.
Làm run sợ cả Lầu Năm Góc...
Cựu chiến binh ngồi với nhau , chủ đề vẫn là chuyện chiến tranh, chuyện đánh nhau. Những tháng năm đạn bom, máu lửa, gian khổ ác liệt nơi chiến trường đầy chết chóc chợt hiện về, nóng hổi như mới vừa xảy ra hôm qua. Khẩu súng trái tim và cuộc sống chiến trường của tôi và các anh, 3 cuộc đời như một. Đó mới là câu chuyện quan trọng chiếm lĩnh cuộc đời họ.
Chuyện làm ăn với chúng tôi có vẻ chỉ như gió thoảng ngoài, không có năng khiếu lắm, mặc dù đó là nồi cơm để nuôi sống cả gia đình vợ con. Lạ thế!
Đời lính, mỗi người một đơn vị, một hoàn cảnh chiến trường, nhưng đều là nơi sống chết, khốc liệt như nhau cả. Là lính chống Mỹ lớp sau, so với các anh tôi chỉ là "tên lính mới, gót chân tơ chưa dày dạn phong trần". Tôi rất ngưỡng mộ lớp người thuộc thế hệ lính chiến thực thụ này.
Hồi đó, tức là hồi chiến tranh, các anh là "Việt nam Idol" của cả dân tộc, cả thế giới, là thần tượng của lớp đàn em chúng tôi. Với hình ảnh nhanh nhẹn, dũng mãnh, quyết liệt, với mảnh dù và cây súng trên vai, chiến đấu quên mình, nhưng cũng vô cùng lãng mạn.
...Dáng anh đi và vành mũ tai bèo.
Ôi chiếc mũ vai mềm dễ thương như một bàn tay nhỏ.
Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành.
Sáng trên đầu như một mảnh trời xanh.
Mà xông xáo mà tung hoành ngang dọc.
Làm run sợ cả Lầu Năm Góc...
Chính vì thế mà thế hệ chúng tôi hăng hái xung phong lên đường nhập ngũ trong những ngày ác liệt nhất của cuộc chiến tranh, để được thành anh bộ đội Giải phóng quân mà không sợ gì chết chóc.
Thế mà bây giờ ngồi trước mặt tôi đây, một người, anh Kim, bị thương mảnh đạn vẫn còn găm ở trên đầu. Một vết sẹo to tướng nằm chéo ngay giữ trán. Một người, anh Thái, 2 mảnh bom găm ở chân trái và khủyu tay. Bệnh tật thì cả 3 chúng tôi đầy mình, dạ dày, phế quản, huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sức khỏe yếu kém... đó là tất cả những gì còn lại với chúng tôi trong suốt gần 50 năm cuộc đời quân ngũ. Nhưng với chúng tôi đó là chuyện nhỏ.
Chúng tôi "ưu tiên" cho câu chuyện của anh Thái, vì nó liên quan đến miền đất lửa Quảng Bình quê hương tôi. Tuy "cá nhân" một tý nhưng đầy thú vị, và qua câu chuyện của anh, cả một vùng cánh rừng Trường Sơn miền Tây Quảng Bình đầy huyền thoại như sống dậy ngay trước mắt tôi. Cả một xã hội thời chiến sống động, mà thành viên là bộ đội và TNXP cùng với rừng và núi bạt ngàn Trường Sơn. Cả một thời chiến tranh đạn bom khói lửa với tất cả khí phách anh hùng của những đoàn quân, của những người dân nơi đây lại trở nên sinh động, là tình quân dân máu thịt gắn bó, như răng với môi.
Là cái rốn của Hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh vĩ đại, là mạch máu giao thông chằng chịt tỏa đi muôn nơi đến những vùng tuyền tuyến xa xôi ở miền Nam, sang tận nước bạn Lào và đi thẳng sang Căm pu chia... cũng bắt nguồn từ đây. Và chính vì vậy Quảng Bình cũng là Tuyến Đầu Tổ Quốc và là túi bom của kẻ thù.
Không phải ngẫu nhiên mà 2 người con ưu tú của đất lửa Quảng Bình là Võ Nguyên Giáp và Đồng Sỹ Nguyên được Đảng và Bác phân công chịu trách nhiệm chính của điểm nút Quảng Bình khi bắt đầu tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Không ai hiểu cách làm đường từ đây vào Quảng Trị, sang Lào và tỏa đi các nơi bằng 2 con người này.
Lịch sử của những chiến công hào hùng của Đường dây 559, Quảng Bình cái nôi của những ca khúc cách mạng đầy lạc quan tin tưởng, hào sảng chiến công, khích lệ lòng người như: Quảng Bình quê ta ơi, Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn, Cô gái mở đường, Đêm Cha Lo, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây... Về những con đường huyền thoại trong những cánh rừng đại ngàn, chạy ngoằn ngèo giữa vô vàn những hố bom. Những rừng cây trụi lá vì bị bom đạn hủy diệt và chất độc màu da cam, trơ cành khô khốc vươn lên trời cao như như những cánh tay con người tố cáo tội ác muôn đời của giặc Mỹ.
Về những cô gái TNXP Trường Sơn tuổi mười tám, đôi mươi, dịu dàng, xinh đẹp tràn đầy nữ tính như bất cứ phụ nữ nào trên thế giới, đã cống hiến hết tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất của mình trên những cánh rừng miền Tây Quảng Bình, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Về những chiến sỹ lái xe anh dũng, lửa nhiệt tình luôn cháy trong tim, kiên cường trên những con chiến mã oai hùng trên đỉnh Trường Sơn ngày đêm chở hàng, chở quân ra tiền tuyến, luôn có ánh sáng miền Nam trong tim chỉ lối dẫn đường. Lái xe đi trong đêm đen bên những vách núi, rừng sâu mà không hề vấp ngã.
Về mối tình hữu nghị gắn bó của quân dân, bộ đội hai nước Việt - Lào anh em, và cả những mối tình trai gái lãng mạn giữa đại ngàn Trường Sơn giữa hai vách núi với những cánh bướm xinh tươi, và suối khe nở đầy hoa phong lan thơ mộng...
Nhấp một ngụm trà thơm, người cựu chiến binh có khuôn mặt rắn rỏi, phong sương, đôi mắt nheo nheo nhìn về cõi xa xăm. Mái tóc muối tiêu và bộ râu qua nón lởm chởm bạc trắng rung rung trong làn gió lạnh đầu đông. Bộ áo quần nhà binh đã cũ sờn. Đôi bàn tay chai sần gân guốc vì vật lộn mưu sinh với cuộc sống.
Anh bắt đầu câu chuyện của mình.
Năm 1967 vừa tròn 18 tuổi, được lệnh lên đường nhập ngũ. Huấn luyện được mấy tháng chúng tôi hành quân vào Quảng Bình. Chúng tôi ở trong nhà dân mấy xã Tiến Hóa, Văn Hóa, Châu Hóa. Bà con quý lắm. Thương anh em bộ đội còn trẻ nên có gì cùng ăn, cùng ở coi như con trong gia đình. Họ không nói ra nhưng họ biết chúng tôi đi vào miền Nam là 9 phần chết, 1 phần sống. (Mà đúng thật, bộ đội hồi đó đi vào Nam, qua vùng Tuyên Hóa lớp lớp như rừng mà thấy chẳng ai đi ra cả). Anh Thái chỉ là người đương thời thứ 2 tôi gặp lại. Người đầu tiên quê Thái Bình trước đóng quân trong nhà tôi, cũng đã đau yếu và mất từ lâu).
Về những cô gái TNXP Trường Sơn tuổi mười tám, đôi mươi, dịu dàng, xinh đẹp tràn đầy nữ tính như bất cứ phụ nữ nào trên thế giới, đã cống hiến hết tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất của mình trên những cánh rừng miền Tây Quảng Bình, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Về những chiến sỹ lái xe anh dũng, lửa nhiệt tình luôn cháy trong tim, kiên cường trên những con chiến mã oai hùng trên đỉnh Trường Sơn ngày đêm chở hàng, chở quân ra tiền tuyến, luôn có ánh sáng miền Nam trong tim chỉ lối dẫn đường. Lái xe đi trong đêm đen bên những vách núi, rừng sâu mà không hề vấp ngã.
Về mối tình hữu nghị gắn bó của quân dân, bộ đội hai nước Việt - Lào anh em, và cả những mối tình trai gái lãng mạn giữa đại ngàn Trường Sơn giữa hai vách núi với những cánh bướm xinh tươi, và suối khe nở đầy hoa phong lan thơ mộng...
Nhấp một ngụm trà thơm, người cựu chiến binh có khuôn mặt rắn rỏi, phong sương, đôi mắt nheo nheo nhìn về cõi xa xăm. Mái tóc muối tiêu và bộ râu qua nón lởm chởm bạc trắng rung rung trong làn gió lạnh đầu đông. Bộ áo quần nhà binh đã cũ sờn. Đôi bàn tay chai sần gân guốc vì vật lộn mưu sinh với cuộc sống.
Anh bắt đầu câu chuyện của mình.
Năm 1967 vừa tròn 18 tuổi, được lệnh lên đường nhập ngũ. Huấn luyện được mấy tháng chúng tôi hành quân vào Quảng Bình. Chúng tôi ở trong nhà dân mấy xã Tiến Hóa, Văn Hóa, Châu Hóa. Bà con quý lắm. Thương anh em bộ đội còn trẻ nên có gì cùng ăn, cùng ở coi như con trong gia đình. Họ không nói ra nhưng họ biết chúng tôi đi vào miền Nam là 9 phần chết, 1 phần sống. (Mà đúng thật, bộ đội hồi đó đi vào Nam, qua vùng Tuyên Hóa lớp lớp như rừng mà thấy chẳng ai đi ra cả). Anh Thái chỉ là người đương thời thứ 2 tôi gặp lại. Người đầu tiên quê Thái Bình trước đóng quân trong nhà tôi, cũng đã đau yếu và mất từ lâu).
Rời Tuyên Hóa, chúng tôi hành quân vào nam theo tuyến đường sắt bây giờ. Hồi đó nó là con đường mòn nhỏ cây cối rậm rạp nên bộ đội hành quân được che chở an toàn. Khi có máy là quân ta tấp vô hai bên đường, chúng nó không thể nào phát hiện nổi. Hành quân gấp vào đến Vĩnh Ô, thuộc Đặc khu Vĩnh Linh rồi vào Quảng Trị là chúng tôi được tăng cường ngay để chống những trận càn của địch tại căn cứ Tả Mây thuộc Làng Vây lần một. Đến tháng 10/1967 tôi được tăng cường vào trung đoàn 76, ém quân bên Tân Lâm, sau đó đánh vào huyện lị Cam Lộ.
Anh lại nhấc chén trà, nhấp một ngụm. Cả 3 chúng tôi đều im lặng trong chốc lát. Trong đầu mỗi người đang theo đuổi những ý nghĩ, hồi ức khác nhau trong cuộc đời chinh chiến của mình.Tất cả lướt qua, lướt qua như một cuốn phim quay nhanh, những chiến trường, trận địa, xác chết, bom, đạn, khói, lửa, máu, xương... những gương mặt thân yêu...
Anh Thái kể tiếp: Bắt đầu 17h30 của một ngày cuối đông, chúng tôi được lệnh nổ súng. Chúng tôi đánh hết thủ pháo đột phá khẩu vào hàng rào dây thép gai mà không mở được đường máu. Kể cả dùng một Tiểu đoàn Đặc công gọi là D11. Địch bắt đầu phản công. Đầu tiên chúng dùng pháo bầy từ Tà cơn dội vào trận địa trúng luôn đội hình của ta, anh em mình chết nhiều quá, chết la liệt. Nhưng chúng tôi không lùi, người chết làm bàn đạp cho người sống vượt qua hàng rào dây thép gai để đánh tiếp vào bên trong. Nhưng không có kết quả, trận đánh đó ta thất bại, tổn thất nặng và hy sinh nhiều lắm. Vì pháo binh địch bắn quá quá khủng khiếp. Đạn vãi như mưa.
Anh lại dừng kể và nhấp một ngụm trà. Trông như anh đang nuốt một cái gì khó khăn lắm vậy. Cái yết hầu cứ chạy lên chạy xuống mãi mà anh chưa uống xong nửa chén nước.
Anh kể tiếp: Con người sống chết có số thật. Nhìn xung quanh lúc đó, anh em đồng đội chết hết nằm la liệt. Tôi sống là nhờ khúc gỗ cháy. Khi tôi nằm nép bên khúc gỗ thì một quả 105 nổ ngay cạnh, tôi chỉ kịp thấy mấy cái xác tung lên cao trên bầu trời đen kịt khói bom rồi không biết gì nữa.
Khi quân địch đã chắc xóa sổ trận địa của ta và ngừng nã pháo, tôi được du kích Quảng Trị vào cứu ra. Rồi được chuyển ra Viện Quân y 112 tại Vạn Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình chăm sóc và cứu chữa. Mãi ba ngày sau tôi vẫn còn hôn mê. May mắn tôi được cô Lan, đồng hương người Hương Khê, Hà Tĩnh, chăm sóc tận tình, cộng với sức còn trẻ nên đã phục hồi nhanh. Sau này tôi cố tìm lại ân nhân của mình nhưng biết tin cô đã hy sinh bên Lào.
Lúc này đã có bài hát "Quảng Bình quê ta ơi!" của Hoàng Vân ra đời, hay lắm.Ở Quảng Bình lúc này có "Phong trào hai giỏi", "Phong trào tiếng hát át tiếng bom", "Phong trào xe chưa qua nhà chưa tiếc" dân Quảng Bình dỡ nhà bác cầu cho xe qua nhẹ như không vậy... Khí thế lắm.
Ở Quân y viện khi mổ không có thuốc tê, các cô văn công hát cho chiến sỹ bị thương nghe mà quên đi đau đớn, chuyện này tôi được thấy ở quân y viện 112 đó.
Bắt đầu năm 1969 tôi được phân về Tổng Đội TNXP 89 do ông Tạ Xuân Mai làm Tổng đội trưởng, ông Hân làm Chính ủy Đoàn 552, hoàn tòan hoạt động tại Quảng Bình và Lào, công việc gồm tiếp tế, làm đường, lái xe, tải thương, coi kho, vận chuyển, đánh máy bay, trực Binh trạm, giao liên, Quân y Viện... đủ thứ. Chủ yếu là vùng Tuyên hóa, Minh hóa, Bố trạch, Lệ thủy và Hạ lào.
Đầu tiên vào ở Xã Hóa Thanh Tuyên hóa, tại Binh Trạm 12, đóng ở gần Cua 12. Từ đó lên La trọng, qua Bãi Dinh. Đi từ Tân Ấp vô Cà Tang đến trọng điểm 668, xuống Khe Hung, Khe Hương, Khe Hà... Chúng tôi bị bom chết, chôn một lúc 6 bác sỹ và 12 chiến sỹ của Trạm phẫu thuật quân y, ngay sát trận địa pháo của Anh hùng Nguyễn Viết Xuân. Gần cửa khẩu Cha Lo.
Đến Cha Lo là km35 của đường 12, con đường này làm từ thời Pháp, ở đó vẫn còn một số nhà cũ của Pháp để lại. Tiếp đến là đèo Mụ Dạ. Bên kia là Lằng Khằng thuộc đất Lào. Di tích cáp gòong của Pháp đi Tân ấp- Lằng khằng -La tông vẫn còn đó.
Đến km50 là trọng điểm đánh phá, Đồn Biên Phòng đóng trên vách núi Cha lo đó. Bài hát Đêm Cha lo của Phạm Tuyên ra đời ở đây. Lúc đó đồng chí Lê Ổn là đồn trưởng. Buổi tối vừa ăn cơm xong, đơn vị bị B52 dội bom trúng. Tổng Đội 89 chết một lúc 28 người, bị thương vô kể. Sau này ông Hân lấy bà Ngộ là người sống sót trong trận B52 đó. Nay ông ấy làm Trưởng Ban liên lạc TNXP nhà ở Cẩm Lệ Đà nẵng. Chúng tôi sông chiến đấu và đi lại trên vùng đất đó từ Khe Ve lên Quy Đạt, qua ngầm Khe Dinh, Cổng Trời, lên Đá Đẽo, xuống Tróoc, phà Xuân sơn, xóm Gát (có sân bay dã chiến Gát) xuống Hà Lời ở phía Bắc phà Xuân sơn gần Phong Nha Kẻ bàng. Vùng này bộ đội và TNXP, cánh lái xe Trường sơn ai cũng thuộc như lòng bàn tay.
Anh Thải dừng câu chuyện và lại nhấp một ngụm nước. Cái cổ như cổ cò hương của anh lại trồi lên trụt xuống vì những ngụm nước mà anh vừa nuốt vào. Đôi mắt ráo hoảnh như sa mạc khô cằn vì bão lửa. Những mạch máu bên thái dương dật dật nom rất hãi. Tôi thấy những tia lửa như đang cháy trong đôi mắt của anh.
Anh tiếp : Lúc này tôi và anh em bị sốt rét nặng, môi thâm, lợi thâm, răng rụng gần hết vì ở rừng và thiếu rau lâu ngày. Một số bị thương, được đưa ra Binh Trạm 14, trên đường 12. Bên Lào lúc này là tháng Tư, là mùa mưa lũ, không vượt khẩu được. Bên ta mưa thì bên ấy mùa khô và ngược lại.
Tháng 3 năm 1970 Chúng tôi đi lên Phu- la- nhich (ngày xưa chúng tôi hay gọi là Cu- la- nhích). Ở Đoàn an dưỡng Bắc Sơn, tại km23. Binh Trạm 16-Đường 20 quyết Thắng đi qua huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Qua Phà Xuân Sơn gần Phong Nha kẻ Bàng đó, đi xuống nữa là phà Long Đại. Ác liệt lắm. Xuống phía dưới là Phà Gianh, nó đánh 24/24, không khi nào ngớt tiếng bom. Đến Dốc 33 - Đường 10 dài khoảng 45 km. Đường 10 đi từ Ngã 3 Áng sơn xã Hoa thủy - Lệ thủy lên Đồn Cù Bai tại km 41, lúc đó Đại úy Miêng làm đồn trưởng. Từ Cù Bai rẽ phải đi đường 18, khoảng 50km qua con suối sâu là sang nước bạn Lào. Con suối này khoảng tháng Tư đến thánh mười Âm lịch mùa mưa, rất dữ tợn, nước đỏ quạch, chỉ tích tắc là nó dâng lũ, cuốn phăng trôi hết cả xe và người. Mùa khô chúng tôi lấy dây dù Liên xô, chăng lưới , treo phong lan ngụy trang lên thành dàn, kín lắm, máy bay Mỹ không phát hiện ra được. Trông dàn phong lan ra hoa rất đẹp và lãng mạn.
Khoảng năm 1970-1972, tôi về phục vụ chiến đấu ở Đoàn 22B, quay ra Thạch Bàn - Phú Thủy - Lệ thủy, lên đường 16, qua Dốc Ả, Dốc Em, Dốc Khỉ, qua Làng Ho. Sang đến Xanavan đất Lào lại quay về Xêpôn rồi về Bản Atưng - Hướng hóa Quảng Trị rồi lại quay ra Cha Lo- Minh Hóa - Quảng Bình. Lúc này thì bài hát Trường Sơn Đông-Trường sơn Tây của nhạc sỹ Hoàng Hiệp , thơ Phạm Tiến Duật ra đời ở đây tại vùng giáp giới giữa ta và Lào, nghe đã lắm, sướng lắm. Nhạc sỹ họ tài thiệt. Làm sao họ "chế" ra những bài hát hay thế, nghe muốn chết luôn...
Sau đó Xuân Giao, Vũ Trọng Hối, Phạm Tuyên và nhiều nhạc sỹ nổi tiếng khác đã lấy cảm hứng ở miến Tây rừng núi Quảng Bình để cho ra đời nhiều ca khúc nổi tiếng về đường Trường sơn, về các cô gái TNXP, về các chiến sỹ lái xe Trường sơn trước khi vào tuyến lửa.Như các bài : Cô gái mở đường, Đường Trường sơn xe anh qua, Tôi người lái xe, Bước chân trên dải Trường Sơn... Mà bây giờ ta vẫn hay được nghe và xem các Đoàn Văn công biểu diễn trên truyền hình VTV, nhưng ít ai biết được vùng đất lửa Quảng Bình là nguồn cảm hứng, là cái nôi sản sinh ra những ca khúc tuyệt vời đó.
Vì lúc đó bí mật lắm, Bác Giáp vào thăm anh em Bộ Đội Trường Sơn dặn là :" Việc mở ĐườngTrường Sơn ở đây không được để một ai được biết, không được để một người, một vật, một mẫu thuốc lá lọt vào tay địch vì nếu vậy sẽ gây tổn thất khó lường".
Nó ác liệt nhưng điểm nét lãng mạn, nhuốm màu tình yêu đôi lứa và rất lạc quan không hề run sợ trước đạn bom của kẻ thù. Bởi vì ở đó rất nhiều đơn vị nữ TNXP và các binh đoàn bộ đội hành quân vào Nam đều phải đi qua vùng đất này. Tất cả đều 18, đôi mươi, tuổi trẻ tràn căng nhựa sống, ngập tràn mùa xuân trong tâm hồn. Lúc này chỉ có một con đường duy nhất đi ra phía tiền tuyến, không còn con đường nào khác. Rừng người tuổi trẻ ấy mang cả Mùa Xuân và Tuổi Trẻ của cả nước đến cho vùng rừng núi miền Tây Quảng Bình một mùa Xuân có một không hai. Họ là những con người ưu tú nhất, đẹp đẽ nhất,trẻ khỏe nhất, thông minh nhất của Tổ quốc, là những trai thanh gái lịch, là sinh viên các trường đại học ở Hà Nội... từ các tỉnh Nam định, Thái bình, Thái Nguyên, Bắc ninh, Ninh bình, Nghệ An, Hà Tĩnh... vào đây. Họ mang theo cả một nền văn hóa 4000 năm của vùng đồng bằng Bắc bộ, tri thức của Thủ Đô Hà Nội vào giữa những cánh rừng Trường Sơn. Hỏi sao không vui nhộn, sôi động tràn đầy sức sống được.
Đó là chất liệu làm nên sự khác biệt về chủ đề, nội dung tư tưởng, ca từ, giai điệu và tiết tấu của các ca khúc ra đời ở vùng Đất lửa Quảng Bình với những ca khúc mang tính chất ác liệt của những con đường vùng đất Ngã Ba Đồng Lộc Hà Tĩnh phía Bắc (như bài Người con gái Sông La) và sự khốc liệt của chiến trường Thạch hãn, Gio Linh, Cam Lộ, Đồi Không Tên, Con suối La La của Quảng trị ở phía Nam (như bài :Quân reo quê mẹ Quảng Trị Anh hùng).
Anh Thái tiếp tục câu chuyện, giọng anh đã hơi khàn khàn: Hang Tám Cô ở tại km15+500, thuộc Tổng đội 25 do ông Lam Chi làm Tổng Đội trưởng. Hôm đó một ngày âm u, bỗng có 3 chiếc F4H bay từ ngoài biển vào, các cô ấy làm đường liền rúc vào trốn trong hang đó.Tôi thấy chúng lượn vòng một lúc thì thả bom. Lúc này Mỹ đã có bom thông minh và bom laze rồi. Đó là thả bom có hệ thống điều khiển, hướng bom rơi trúng mục tiêu. Nó đánh đúng chỉ 1 quả bom tấn. Một chiếc lao xuống cắt bom, một thằng lao theo chắc là điều khiển bom, chỉ 1 quả làm sập và gãy nửa quả núi nhỏ vùi luôn các cô trong đó. Sau khi máy bay đi khỏi, chúng tôi đến cứu họ. Nhìn ngao ngán luôn. Những tảng đá khổng lồ che kín hết miệng hang. Chúng tôi nghe các cô khóc và kêu cứu ở bên trong. Anh em ở ngoài nói vọng vào để động viên và trấn an tinh thần cho các cô. Một ngày, hai ngày đục đá mà không hề suy suyển, chúng tôi lấy cây luồng đục ruột tiếp nước qua lỗ nhỏ cho các cô. Cấp trên điều cả một cái xe ủi to của Đoàn 25 xuống cũng không ăn thua. Sau cỡ 1 tuần, nghe tiếng các cô yếu dần, yếu dần, rồi lịm dần đi không nghe gì nữa. Chúng tôi lập bàn thờ thắp hương khấn sống cho các cô.
- Sao không đánh mìn nhỉ ? Anh Kim hỏi .
- Không được, áp lực sẽ thổi vào các cô chết liền, với lại cả nửa quả núi gẫy đôi sập xuống, chịu thôi .Anh Thái nói .
Bây giờ ai đi qua sông Son vào thăm Phong Nha Kẻ Bàng, bên tả ngạn sông Son có một miếu thờ Hang Tàm Cô nằm lặng lẽ giữa cây xanh cùng năm tháng trên mảnh đất quảng Bình rực lửa một thời.
Tháng 12 năm 1970 chúng tôi được điều động chinh phục Đèo Mây tại km44, đi Xê Băng Hiêng - Lào. Tại km62 và km72 chúng tôi làm hầm chỉ huy cho Trung tướng Phạm Quý Hai và cơ quan Tham mưu Tác chiến làm kế hoạch đánh Làng Vây, Khe sanh. Lúc này tôi ở D3 Công binh thuộc binh trạm 16, Đoàn 559. Đ/c Đồng Sỹ nguyên Tư lệnh 559-đ/c Đinh Đức Thiện Phó tư lệnh phụ trách mảng Hậu cần. Đây cũng là trong điểm ác liệt. Tôi nhớ hồi đấy đi qua đây, chúng tôi thấy nhiều tổ mối đùn lên, thấy nghi chúng tôi đào lên thấy xác của anh em mình cả. Có lẽ đơn vị này không còn người sống để chôn người chết nữa.
Đại tá Đặng Tính lúc này được giao nhiệm vụ bảo vệ Vua Xihanuc của Căm pu chia từ Trung Quốc, xuống tại sân bay dã chiến Đồng Hới để về Căm Pu chia hoạt động. Lúc này Đoàn 559 đóng tại xã Hiền ninh - Quảng Ninh- Quảng Bình. Nghe nói vào đến Hạ Lào thì Đoàn xe hộ tống bị trúng bom, Đại tá Đặng Tính hy sinh. Ông Xihanuc được bảo vệ an toàn cho đến khi về tận Thủ đô Phnôm pênh.
Tháng 10/1974 tôi theo Đại quân từ Quảng Bình, thần tốc vượt sông Bến Hải vào Giải phóng miền Nam. Sau đó, ra quân lấy vợ làm ăn cho đến bây giờ.
- Thế anh đã làm sổ thương binh chưa? Tôi hỏi.
- Chưa .Không làm nữa.
- Sao vậy.Thế thì thiệt thòi quá.
- Không thiệt. Nhiều đồng đội còn thiệt hơn mình! - Anh trả lời chắc nụi. Bây giờ tôi chỉ co 1 nguyện vọng là có điều kiện thì đi tìm đồng đội đã hy sinh. Tôi nhớ kỹ lắm...
Cả 3 chúng tôi im lặng hồi lâu sau câu chuyện của anh Thái. Mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau.
Vợ anh Kim- Chị Bảy- cũng là một TNXP thời chống Mỹ, đứng nghe câu chuyện từ lúc nào đang lau nước mắt.
Bỗng thằng cháu anh Kim 6,7 tuổi gì đó chay trong nhà ra sân kêu lên :
- Ông nội ông nội vào xem TV Việt nam "ai đồn", đi ông, đi ông !
- "Ai đồn" đâu, "ai đồn" đây chứ đâu nữa. - anh Kim đùa yêu thằng cháu.
- Không nào, không nào, eo ôi, "ai đồn" gì mà xấu thế. Ai đồn TV cơ !
Tất cả chúng tôi cười vui vẻ rồi chia tay nhau.
Trời tối dần. Vợ tôi cũng đã gọi tôi về ăn cơm tối.
Ăn xong, tôi ngồi vào bàn viết một mạch cho đến sáng. Lương tâm mách bảo tôi phải viết lại câu chuyện nhỏ bé này.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thanh Lâm
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Về thăm đất Lệ (11/09/2018)
- Giới thiệu ca khúc mới viết về Lệ Sơn (04/09/2022)
- Nhớ về ngày 30 tháng 4 năm ấy (27/04/2017)
- Chuyện kể về con chim ngói Sài Gòn (22/03/2017)
- Mùa xuân quê hương, mùa xuân kết nối yêu thương (28/12/2018)
- Ngày Tết, hãy về quê với Ông Mệ, Bọ Mạ (07/01/2017)
- Một quảng thời thơ ấu ở Làng Lệ Sơn (Toàn tập) (06/07/2015)
Những tin cũ hơn
- Tản văn: Bạn Lệ Kiều (09/09/2014)
- Đời này ta còn được gặp bố mẹ mấy lần ? (01/07/2014)
- Chuyện 1 gia đình người Lệ Sơn nơi đất khách quê người (21/03/2014)
- Truyện ngắn: Đứa con (21/12/2013)
- Một câu chuyện có thật đầy cay đắng: Giọt máu rơi (29/08/2013)
- Tìm hiểu con sông Linh Giang và vùng đất xa xưa nơi đây qua bài thơ của vua Lê Thái Tông (11/07/2013)
- Rào nước mội, nơi có cô gái xoả tóc ở cây trôi (24/06/2013)
- Truyện ngắn Cái quai nón của Trang Thái Hà (14/06/2013)
- Hoạt kịch 2: XÂY ...DỰNG (20/05/2013)
- Viết về Mạ nhân ngày của Mạ (13/05/2013)
Mã an toàn:
- Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền... - Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện... - Lệ Sơn - Làng theo đạo học - Gửi bởi: Lương Xuân Trường
Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương... - Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông... - Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân - Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ - Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên - Gửi bởi: Lê Quang Đạt
Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa? - Một gia đình cần sự giúp đỡ - Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé! - Gửi con gái Mẹ - Gửi bởi: Hung Lan
Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài. - Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..." - Gửi bởi: Lê Trọng Đại
Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...
Thống kê
- Đang truy cập: 7
- Hôm nay: 1511
- Tháng hiện tại: 38021
- Tổng lượt truy cập: 8398032
Liên kết làng quê Quảng Bình
Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de
Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Ý kiến bạn đọc