Cuộc trò chuyện về những trăn trở, lo lắng khi quê nhà đổi mới

Ghi âm cuộc trò chuyện về những trăn trở ở Lệ Sơn hôm nay của tác giả Lê Anh Hậu, thôn Trung Làng, hiện công tác tại thành phố Vũng Tàu
                   Tác giả. Lê Anh Hậu

Bài viết về tác giả đã đăng:
1. Giải pháp đảm bảo an toàn cho bà con Lệ Sơn khi mùa lũ về


Audio ghi âm cuộc trò chuyện về những trăn trở ở Lệ Sơn hôm nay.








Là tác giả của ý tưởng mở lớp tập huấn về bơi lội và các kỹ năng sơ cứu cho thanh niên quê nhà để đối phó với các cơn lũ hung dữ, thường xuyên đe dọa đến tính mạng bà con mà LLS.NET đã đăng tải ở phóng sự trước (tại đây), anh Lê Anh Hậu còn chia sẻ về những trăn trở khi quê nhà đổi mới.

Những trăn trở của anh chủ yếu liên quan đến môi trường, đến không gian sống của bà con sẽ bị ảnh hưởng khi xung quanh làng ta có quá nhiều nhà máy sản xuất xi măng. Anh lo sợ sự thanh bình, trong lành của làng quê biến mất và thay vào đó là sự ngột ngạt, khô khan và tệ hại hơn là các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của làng quê bị mai một do cơ chế nghiệt ngã của thị trường tạo nên.

 
Anh quan niệm rằng, phát triển kinh tế là cần thiết, nhưng cần tính hết các tác động tiêu cực và những tác động này phải nằm trong tầm kiểm soát. Việc phát triển quê hương, trước hết rất cần 1 bản quy hoạch tổng thể, phù hợp với đặc thù của địa phương, không nên sao chép mẫu từ các đề án NTM của các làng khác. Địa phương cũng phải nhận diện đúng và đầy đủ các yếu tố nguồn lực giúp cho việc phát triển KT-XH ở xã nhà như tài nguyên đất, nước, khoáng sản, rừng và thủy sản, tài nguyên du lịch, đặc điểm địa hình, khí hậu, vị trí địa lý kinh tế của xã nhà vv.
 
Anh cũng đánh giá cao về tiềm năng con em Lệ Sơn ở ngoài làng, mà lâu nay chính quyền ít quan tâm để khai thác. Đa số con em xa quê khá thành đạt và có hiểu biết rộng. Con em xa quê có thể hỗ trợ cho quê hương rất nhiều mặt, như:

- Hỗ trợ về kinh tế, góp kinh phí  xây dựng các công trình công cộng, giúp đỡ con em ruột thịt;
- Hỗ trợ về tri thức, kinh nghiệm làm ăn cho bà con quê hương;
- Giới thiệu, tạo các mối quan hệ giữa quê hương với bên ngoài trong các vấn đề  như chuyển giao công nghệ, tìm kiếm thị trường hàng hóa, thị trường vốn và lao động...


Những ý kiến của anh, đặt ra cho chúng ta một hướng tư duy mới, phải chăng chúng ta chỉ nên đặt vấn đề phát triển kinh tế tại Lệ Sơn ở ngưỡng cho phép, không nên phát triển kinh tế bằng mọi giá mà cố gắng bảo tồn các giá trị của làng quê. Đây là vấn đề có ý nghĩa lâu dài và nếu tư duy này nhận được sự đồng thuận cao của công đồng thì sẽ có tác động lớn đến định hướng phát triển Lệ Sơn trong tương lai.

Tác giả bài viết: Lương Hiếu Nhân