Câu đố - Một di sản văn hóa dân gian độc đáo của làng Lệ Sơn (Phần 2/4)

Làng Lệ Sơn ngày xưa có nhiều sinh hoạt cộng đồng như: Lợp nhà tập thể, đi nơm cá tập thể, đi săn tập thể, bửa cau tập thể…Chính những sinh hoạt tập thể đó đã nãy sinh một nền văn nghệ dân gian rất phong phú, độc đáo. Đó là những câu hò đối đáp giàu chất nhân văn và trí thông minh của dân làng. Trang báo trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Lê Ngọc Mân, do chủ biên địa chí Làng Lệ Sơn Lê Ngọc Đại chỉnh lý.
Bài viết phần 1 đã đăng:
1. Câu đố - Một di sản văn hóa dân gian độc đáo của làng Lệ Sơn (Phần 1/4)

18. Chân tréo, tay néo, khu nắt, mắt dòm

(Trèo cau) 

19.Thon thon ba goóc chạng ra

Lông thì lún gán ngoài da mọc đều
Gió đưa ót ét thì kêu
Đến khi rơi xuống phơi đều đóc ra
(Nang măng)

20. Mặc lòng quân tủ lượng thấp cao
Đẹp mặt anh hừng khi tắt gió
Dây dài mình chuộng lượng thấp cao
(Thả diều)
 
21. Nắng cực nên cậy nàng bay
Chân vắt qua bụng hai tay níu thành
 
Hạ đít xuống lòng càng nhún nhẩy
 
Trời bức mình thì hãy còn đưa
 
(Ru võng)
 
22. Hai ông chẳng thấy hai bà
 
Sinh ra nam tử được 30 người
 
Mười người mặt mũi tốt tươi
 
Bốn người nho sỹ, sáu người văn minh.
 

23. Bốn bề vương vức bốn thành cao
 
Có sông, có nước, cá chẳng vào
 
Xe ngựa đi qua, dừng chân lại
 
Văn võ triều đình nghĩ làm sao
 
(Bộ cờ)
 
24. Thầy mẹ sinh ra tám tuổi tròn
 
Nhờ ơn trên mặn lạt đủ miếng ngon
 
Mình gấm thêu hoa xa xát chẳng mòn
 
(Cái bát)
 
25. Nền một nền hai còn thơ ấu
 
Đến mười lăm tuổi mới xuân xanh
 
Số thiên tào định 30 thì chết
 
Đến kỳ mồng một lại sinh ra
(Mặt trăng)
 
26. Độc lập trung thiên tướng
 
Hoành khải bát quái đồ
 
Đầu lưỡi gươm lăm le đâm con chuột
 
Dưới mũi gươm dắt con ngựa vào
 
(Cái địa bàn)

 
27. Sinh ra phận gái mãi còn xanh
 
Một chạt thuyền quên buộc giữa mình
 
Vui thú ra chơi cùng non nước
 
Làm nên nhẫn dục để nhân sinh
 
(Môi má)

 
28. Tình cờ sao lại tình cờ
 
Đi ra nhớ gặp ai ngờ mà vô
 
Tâm thần chuyển động chẳng vô hẳn rồi
 
Rinh lên để xuống mà coi
 
Bóp đi bóp lại một hồi rúc ra
 
(Đạp phải gai)

 
29. Nhất ngưu nhất mỹ tại nhất điền
 
Nhất âm hậu nhất âm tiền
 
(Con gái cày bò cái)

 
30. Nhất sư nhất sách nhất chùa chiền
 
Nhất đầu chỉ địa nhất đầu chỉ thiên
 
( Sư và buồi)

 
31. Xuân sanh chưa có hai sừng
 
Để giữa lưng chừng em mới nở ra
 
Đến khi bóng đã xế tà
 
Bụng em tóp lại nở ra hai sừng
 
(Mặt trăng)

 
32. Hai vợ chồng đẹp đôi đẹp lứa
 
Đi đâu cũng cặp nhau hoài
 
Chàng có lòng ngay không dấu diếm
 
Vợ thì dạ bạc khéo thu lai
 
( Trầu cau)

 
33. Đi le lưỡi về le lưỡi
 
Đi nhe răng về nhe răng
 
(Cái bừa)

 
34. Thân em bị bóc lột hoài
 
Đầu năm đến ở nhà người  còn nguyên
 
Ngày qua tháng lại liên miên
 
Cuối năm một mảnh gia liền cũng không
 
( Quyển lịch)

 
35. Mặt em vuông tượng chữ điền
Bụng em thì trắng cu lơ bóc ngoài
Lòng em chứa cả đất trời
Có câu nhân nghĩa có hồi hiếu trung
(Quyển sách)

 
36. Khum lưng mà chịu với trời
Em không hoa nguyệt mà chịu lời nguyệt hoa
(Khu đị)
 
37. Bốn người cùng họ cùng tên
 
Vốn cùng dòng họ nhưng sinh khác miền
 
Người thì du ngoạn thưởng thiên
 
Kẻ thì phụng sự tổ tiên ông bà
 
Ngườicùng đàn nhị hát ca
 
Kẻ thì lặn lội giang hà quanh năm
(cái Sáo)
 
38. Hình vuông trong dạ thì tròn
 
Khi ăn cơm lính khi bòn cơm dân
 
Vào nhà rồi lại ra sân
 
Khi chơi bóng nguyệt khi lân bóng đèn
 
(Cối giả gạo)

 
39. Nôôt thì nôôc gấm chèo thì chèo tre
 
Chèo đến cửa nghè thì chèo trở lại
 
(ăn cơm)

 
40. Ba chục nhốt lại một lồng
 
Một chục có mồng hai chục thì không
 
 (Một tháng)

 
41. Con người thì chết đã lâu
 
Có mắt sâu hóm bộ râu đang còn
 
(Côộc tre)

 
42. Sinh ra phận thiếp nằm trên mình chàng
 
Bốn mùa xuân hạ thu  đông
 
Cởi áo chàng mặc chẳng nề hà chi
 
Có thì kẻ lôi người trì
 
Không thì thiếp chịu cam chi mình chàng
 
(Cối xay ló)

 
43. Mình tròn cái mặt cũng tròn
 
Có ông tướng sỹ ngồi hòm vàng treo
 
Rủ nhau lên xuống dập dìu
 
Khi ra ngỏ hạnh khi vào vườn hoa
(boọng oong)

 
44. Bốn bề thành lũy đắp cao
 
Ngoài trồng thông, trúc, mai, đào, chim chê
 
Chim bay lại có thư đề
 
Có người quý khách ngồi kề một bên
 
(Khay đợng ấm chén pha trà)

(Còn tiếp ...)
 

Tác giả bài viết: Tác giả bài viết: Sưu tầm và biên soạn: Lê Ngọc Mân - Chỉnh lý và giới thiệu: Lê Trọng Đại