Bàn thêm về câu đối ở Đình Làng Lệ Sơn

Bài tìm hiểu về câu đối ở Đình Làng Lệ Sơn của tác giả Trần Đức Hường
Những bài viết cùng chủ đề đã đăng:
1.Ký ức về Đình Làng Lệ Sơn

2.Tiếng vọng mái đình xưa (phần I)
3.Tiếng vọng mái đình xưa (phần II)
4.Tiếng vọng mái đình xưa (phần kết)
5. Phải làm gì để tôn tạo những di thắng ở làng Lệ Sơn ?


Đình làng ta có một câu đối chữ Hán ghép bằng mảnh sành trên cột nanh trước cổng. Về mặt vật thể, nó đã bị thời gian bào mòn, hiện không còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, về mặt phi vật thể, ý nghĩa của nó vẫn còn vẹn nguyên giá trị.

Tôi không có cao vọng đi đến tận cùng chữ nghĩa mà chỉ hy vọng góp phần làm rõ thêm một phần nội dung và ngụ ý của Tiền nhân.
Về phiên âm, chuẩn xác là :

 
Khí tác sơn hà công minh chính trực di nhất
     Đức hợp thượng hạ cao minh bác hậu vô cương
 
1
 
Về nghĩa, tôi tạm dịch :

Khí tạo ra núi sông nên công bằng, sáng suốt, thẳng ngay cần hợp lại trong một
Tính hợp lực trên dưới là cao thượng, thông minh, uyên bác nên mở rộng vô biên

Với “ khí tác sơn hà ” (   )  tôi đã có chú giải theo Triết học phương Đông vì sao “ khí ” lại tạo ra được “ núi, sông ” nên xin không nhắc lại. Bài viết này chỉ đi sâu hơn một chút về “ đức hợp thượng hạ ” ( 德 ) mà thôi.

Như đã nói, chữ hợp ( ) tôi dịch theo nghĩa đồng tâm hợp lực  ( 同 心 合 力 ). Điều này vốn là mong muốn của mọi người, mọi nhà. Tôi còn nhớ một đoạn của bài thơ Hòn đá :

 
Biết đồng sức
Biết đồng lòng
Việc gì khó
Làm cũng xong
( Hồ Chí Minh )

Suy cho cùng, đồng tâm hợp lực là sự đoàn kết. Có ĐOÀN KẾT thì mới có ĐỒNG TÂM HỢP LỰC.

Vậy còn “thượng” “hạ” ?

Thượng, hạ trước hết là “kẻ trên”, “người dưới”. Kẻ trên là những người có chức, có tước - người dưới là những “phó thường dân”. Kẻ trên là những người tiền muôn bạc vạn - người dưới là những người “cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc”. Kẻ trên là những người có chữ nghĩa - người dưới là những người mới biết “chữ nhất là một ”

Thượng, hạ còn là “làng trên”, “xóm dưới”. Xét về khía cạnh vị trí địa lý, đó là làng trên, làng dưới ; Xóm trên, xóm dưới trong làng. Xét về khía cạnh cơ cấu tổ chức hành chính, đó là giữa các cá nhân, gia đình, dòng họ với xóm, làng ; Giữa các xóm với nhau ; Giữa xóm với làng ….

Khi để câu đối ở cổng đình làng, tôi nghĩ những bậc Tiền nhân mong muốn rằng các chức sắc, thần dân trong làng thấm đẫm tinh thần “cao thượng, thông minh, uyên bác” để thực hiện đoàn kết nhằm đi đến ấm no, hạnh phúc, dân giàu, làng đẹp. Những bậc Tiền nhân ngụ ý rằng mỗi khi có dịp đi qua cổng đình làng, mọi người lại được nhắc nhở những điều về ĐỒNG TÂM HỢP LỰC để có ai lỡ quên thì kịp khắc ghi mà hành xử.

Cái “hợp lại trong một ”thì mọi người tự làm là có thể được nhưng cái “hợp thượng hạ” thì ngoài việc cần từng người hành xử lại còn cần sự phối hợp của mọi người. Nghĩa là, cái “hợp thượng hạ ”sẽ khó khăn hơn dù vẫn có thể làm được. Và, để làm được thì “cao thượng, thông minh, uyên bác ”cần được hết sức đề cao, phải “mở rộng vô biên”.

Thuở học trò còn nhiều mơ mộng, hay chép các câu danh ngôn, có một câu ngạn ngữ của người Nga mà tôi còn nhớ: “Suy nghĩ là mầm, lời nói là hoa, quả để ăn được là ở hành động có lý trí. Từ “mầm” đến “quả để ăn được ”là một khoảng cách khá dài, đầy khó khăn trắc trở và không phải cứ có “mầm ” là có “quả để ăn được”. Nhưng, một điều chắc chắn là không thể có “quả để ăn được” nếu không có “mầm”.

Để kết thúc bài viết, xin được trích dẫn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh để tất cả cùng suy ngẫm :

 
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”

Chúc và cầu mong cho làng ta ngày một trù phú, phồn vinh; Nhà nhà trong làng ngày một tươi đẹp, ấm no ; Người người trong làng ngày một thành đạt, hạnh phúc !

Tác giả bài viết: Trần Đức Hường (LESONTRAN)