1
  • image
  • image
  • image
  • image
11:00 EDT Thứ năm, 28/03/2024

Làng Lệ Sơn, Làng thầy giáo

Đăng lúc: Thứ hai - 12/11/2012 17:17 - Người đăng bài viết: bientap01
Giới thiệu bài viết của bạn Nguyễn Quang Vũ về truyền thống làm nghề giáo ở Làng Lệ Sơn
Làng thầy giáo Làng Lệ Sơn (xã anh hùng Văn Hoá, huyện Tuyên Hoá, Quảng Bình) ép mình bên tả ngạn sông Gianh xanh mát. Sau lưng xóm làng là dãy núi đá vôi sừng sững, nối Lệ Sơn với vùng lân cận duy nhất chỉ có tuyến đường sắt chạy quạ Từ ga Lệ sơn - Văn Hoá theo tàu ra Bắc, vào Nam phải chui qua 5 hang động đá vôi sâu hun hút...

Xã Văn Hoá có 883 hộ với 3.461 nhân khẩu, chia thành 10 thôn. Theo gia phả bát đại tính của làng - năm 1471 Hồng Đức nguyên niên, ông Lê Văn Hành Quốc Tử Giám quê ở Thanh Hoá (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay) đi mở cõi phương Nam đến đây thấy "Sơn thuỷ hữu tình", đất phì nhiêu, bèn lập sớ xin vua rồi cùng con cháu và môn đệ vào khai khẩn lập ấp. Sau 10 năm, làng ấp đã trù phú. Năm 1482, quan Bản Châu về trắc đạc, lập sổ đinh điền đặt xã hiệu Lệ Sơn. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đổi thành xã Văn Hoá.

Từ ngày lập làng đến nay mới 500 năm nhưng truyền thống hiếu học được truyền từ đời ông tổ Lê Văn Hành đến các thế hệ con cháu ngày càng được phát huỵ Trước cách mạng, Lệ Sơn có nhiều người đỗ tú tài cử nhân, có người nổi tiếng về vượt khó, như ông Lương Duy Trí, nhà nghèo phải trông coi đình làng để lấy nến thừa làm đèn học, sau đỗ cử nhân được bổ làm quan Tri Phủ Vĩnh Tường (Thái Bình). Sau Cách mạng tháng Tám, truyền thống hiếu học của con em Lệ Sơn được phát huy tối đạ Như được tiếp thêm sinh khí mới, ở Lệ Sơn nhà nhà học, người người học, mọi lứa tuổi đều học. Theo thống kê sơ bộ của Uỷ ban Nhân dân xã Văn Hoá thì trong khoảng thời gian 53 năm từ cách mạng tháng Tám đến năm 1998, Lệ Sơn đóng góp cho đất nước một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, từ trung cấp trở lên 2.000 ngườị Trong đó có 15 giáo sư - tiến sĩ, 13 thạc sĩ, gần 4.000 tốt nghiệp đại học, 1.700 cao đẳng và trung cấp... Điều đáng trân trọng là hơn 1.300 người trong số đó đã và đang cống hiến cho "sự nghiệp trồng người" trên khắp các miền đất nước.

 

 
Những tấm gương vì nghiệp học Trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, đi học rất khó khăn và cực khổ, trường lớp thiếu, càng học lên cao càng phải đi xạ Thế nhưng có biết bao người con ưu tú của làng Lệ Sơn đã vượt qua tất cả để thành tàị Cụ Lương Duy Tâm là lớp thanh niên trước cách mạng, nhà nghèo nhưng cụ vẫn theo học hết chương trình Prime (tương đương lớp 9) lúc đó muốn học tú taì phải vào Huế. Không thể theo học nổi, cụ ở nhà "gõ đầu trẻ" và tự học, tự nghiên cứu đã xuất bản nhiều công trình khoa học bằng tiếng Pháp và tiếng Việt: Dư địa chí Quảng Bình, Lịch sử Quảng Bình, dịch Tuyển tập truyện ngắn Lỗ Tấn... Hai người con của cụ đều là những nhà khoa học lớn: Giáo sư - Tiến sĩ Lương Duy Thứ, Giáo sư - Tiến sĩ Lương Duy Trung đang giảng dạy ở Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Giáo sư - Tiến sĩ Lê Duy Bách, Giáo sư - Phó tiến sĩ Nguyễn Hữu Điểu, Giáo sư - Phó tiến sĩ Trần Xuân Lài... thời đi học Quảng Bình chưa có trường cấp ba, các anh phải cuốc bộ hàng trăm kilomet bằng đôi chân đất ra Hương Sơn, Hà Tĩnh để học. Gia đình nghèo, không chu cấp đủ, bữa ăn của họ là cơm độn khoai, sắn với mè muối, thế nhưng các anh vẫn học tập xuất sắc. Cụ Đệ tâm sự: "Cuộc đời làm thầy của tôi thương nhất là học trò Lương Vĩnh An nhà rất nghèo nhưng quyết chí học, hết bậc Phổ thông cơ sở đi học cấp III trên huyện, nhà không có điều kiện, An bèn làm mướn trong những tháng hè, dành tiền quyết tâm đi học. Số tiền ít ỏi kiếm được An góp với tiền gia đình cho mua hẳn một vườn khoai chuối gần trường để ăn dần thay cơm. Hiện An là thạc sĩ sử học Đại học Đà Nẵng. Học trò Trần Độ Lượng, là mẫu mực cho sự chăm chỉ, say mê học. Có lần tôi đến thăm khi em đang học lớp 4, thấy em đang lúi húi quanh bếp, thì ra em đang vừa trông nồi cơm, vừa lấy than viết bài toán ra nền, ngẫm nghĩ tìm lời giảị Sau này Lượng vào học chuyên toán Quốc học Huế, hiện là giảng viên toán Đại học Đà Nẵng. Phó Giáo sư - Phó Tiến sĩ Lương Ngọc Bính - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, ngày xưa tuổi học trò ông cũng đã phải vượt khó đi học, chỉ có độc một bộ quần áo sợi bông. Say mê đọc sách, 10 tuổi đã nổi tiếng "thần đồng" nhớ hàng trăm nhân vật các bộ tiểu thuyết lớn, thuộc làu Tam Quốc, Thuỷ Hử...".

Gia đình ông Lê Đức Thuận làm ruộng quyết chí "hy sinh đời bố, củng cố đời con", bán cả nhà cho con đi học. Hiện 5 người con của ông đều có trình độ đại học và trên đại học. Gia đình ông Trần Bá Trọng một thời gian dài ở túp nhà tranh lo cho 5 con ăn học tốt nghiệp đại học. Ông Lê Dũng Huệ, Bí thư Đảng uỷ xã Văn Hoá cho biết: phát huy truyền thống hiếu học của cha ông, con em xã Văn Hoá đều học chăm, học tốt, 100% thanh niên ở xã đều có trình độ phổ thông trung học, xã có trường tiểu học và phổ thông cơ sở, 100% con em trong độ tuổi đều đến trường, ở trường cấp III huyện mỗi khối (10, 11, 12) có hẳn một lớp, hàng năm bình quân có 20 em đỗ đại học và cao đẳng trung học chuyên nghiệp.

Truyền thống hiếu học và trình độ dân trí là yếu tố quyết định thành công trong việc xây dựng nếp sống văn hoá mới của xã. Trong cuộc kháng chiến của dân tộc đánh Pháp và đánh Mỹ, Lệ Sơn có 5 con em là nghề "thầy giáo" đã anh dũng hy sinh ngay trên bục giảng. Có người hy sinh tại mặt trận phía Nam, đến nay vẫn chưa tìm được mô.... Người làng Lệ Sơn đến nay vẫn còn nhức đến chuyện thầy giáo Lương Duy Khánh - đã bị bom Pháp giết trên đường lội bộ đi dạy chữ cho đồng bào vùng sâu miền biển. Sau này, người con mồ côi của thầy là Lương Thị Trâm đã vượt khó, vượt nghèo để học, trở thành cô giáo có uy tín của trường Đại học Thương Mạị Vinh dự cho nghề "làm thầy", cho những người mẹ sinh dưỡng những người thầy ở Lệ Sơn là được Nhà nước phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho mẹ Phạm Thị Dung có hai con là thầy giáo liệt sĩ. Ngày vui lịch sử 30/4/1998, toàn dân xã Văn Hoá trân trọng đón nhận danh hiệu xã anh hùng, mọi người tưởng nhớ những người con quê hương đã hy sinh cho đất nước, đóng góp cho truyền thống hiếu học quê hương. Trong đó, có sự hy sinh, đóng góp đáng trân trọng của những người con ưu tú làm nghề "thầy giáo"./.
Tác giả bài viết: Nguyễn Quang Vũ
Từ khóa:

Nguyễn Quang Vũ

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Lê Sứ - Đăng lúc: 12/11/2012 21:20
Bài viết mở đầu cho chuyên đề chào mừng 20/11 hay đấy, cách bày trí và lên khung chương trình rất phù hợp. Cảm ơn các bạn đã cung cấp cho bà con nhiều thông tin hữu ích.
Chúc các thầy cô giáo LLS mạnh khỏe, công tác tốt.

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 4
  • Hôm nay: 768
  • Tháng hiện tại: 50049
  • Tổng lượt truy cập: 8005332

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net