1
  • image
  • image
  • image
  • image
09:15 EDT Thứ năm, 28/03/2024

Ngôi Chùa Phúc Tự

Đăng lúc: Thứ bảy - 26/09/2015 03:16 - Người đăng bài viết: bientap02
Sau Giếng Chùa, thì công trình khôi phục Chùa Phúc Tự đã và đang được tiến hành khẩn trương, dự kiến hoàn thiện vào tháng 11 năm nay. Bài viết của tác giả Lê Ngọc Tỉnh sẽ cho bạn đọc thấy được ý nghĩa, niềm khát khao mong chờ của người dân trong việc phục dựng lại các công trình văn hóa gắn liền với tên tuổi của làng quê nổi tiếng văn vật của Quảng Bình xưa.
Những bài viết liên quan đến chùa Phúc Tự

Những hiện vật quý còn sót lại của chùa Phúc Tự - Làng Lệ .

Những đứa con xa quê ước một ngày trở lại
Đứng trên cầu ngắm dòng nước Linh Giang
Vẳng bên tai tiếng chuông chùa Phúc Tự
Ngân nga, sâu lắng lúc chiều tà.

Trong tâm khảm những người con đất lệ xa quê, cứ mỗi lần hồi ức về kỷ niệm cây đa, bến nước, sân đình thì đều nhắc đến ký ức ngôi chùa Phúc Tự, ben cạnh giếng Chùa đã  có vài trăm năm. Biết bao biến cố thăng trầm lịch sử, sau hoà bình lập lại, cách mạng văn hoá bài trừ mê tín dị đoan, vô tình cũng đã xóa đi những gì vốn có của ngôi chùa cổ kính này. Cộng với sự ác liệt của chiến tranh, bom Mỹ đã san phẳng ngôi chùa năm 1967.

Đất nước thống nhất, chiến tranh lùi xa, con người cũng dần dần ổn định cuộc sống, cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống vật chất người dân đất Lệ cũng không ngừng nâng cao, nhà xây tường cao, mái ngói đỏ tươi, ti vi xa máy gần như nhà nào cũng có. Vậy mà người dân đất Lệ nói chung, con em Phúc Tự nói riêng, vẫn cảm thấy thiếu một cái gì đó về tinh thần, vốn mang tính đặc trưng riêng của xứ Lệ. những người thuộc thế hệ 5x đã bước sang lứa tuổi 60 trở lên, họ vẫn đau đáu ước ao có lại ngôi chùa và mái đình làng ngày trước, với những kỷ niệm chứ chan , in sâu vào tâm khảm họ.

Nhưng ao ước đó vẫn chỉ là mơ ước, đã bao năm rồi đâu có dễ gì có được, biết bao người con đất Lệ cũng có hoài bão như vậy nhưng đều lực bất tòng tâm. Trong lúc tưởng chừng như vô vọng đó, có một người con Lệ Sơn đã làm thoả lòng cho dân làng, đó là anh Lương Ngọc Bính. Sinh ra trong một gia đình truyền thống nhà giáo, là một trí thức lại có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội và địa phương. cha là nhà giáo nhà thơ lương Ngọc Đệ, người mẹ giàu lòng nhân ái đã hun đúc, thôi thúc anh phải làm gì đó cho quê hương. Anh đã  phải chạy ngược , chạy xuôi, vận động một số tổ chức, các Mạnh thường quân chung tay phục hồi lại văn hoá của một làng từng được mệnh danh đứng đầu Bát danh hương đất Quảng.
 
Mấy ai  có được tấm lòng đầy nhiệt huyết vì quê hương như anh, làng Lệ Sơn được như hôm nay ai cũng phải thừa nhận sự cống hiến sức lực, trí tuệ và lòng nhiệt thành với quê hương.  Bờ kè đầu làng, giúp cho Lệ Sơn hết xói lở, mất đất trong mùa mưa bão. Chiếc cầu bắc qua sông Gianh,nối 2 bờ sông, bớt tai nạn chết người khi hàng ngày con em phải qua sông đi học, bây giờ con em ở xa về, cứ băng băng qua cầu về đến cổng nhà mình. Cây đa đồng Chăm, kỷ niệm đẹp nhất của con em Lệ Sơn từ bao đời nay, trải qua hàng trăm năm bị bom mỹ tàn phá, bão tố gãy đổ và chết khô, bây giờ cũng được trồng lại  vươn cành toả bóng, đó là biểu tượng không thể thiếu của ngôi làng này. Giờ đây ngôi chùa Phúc Tự lại được hồi sinh, phần giếng chùa đã khôi phục hoàn chỉnh, phần nhà chùa đang thời kỳ thi công phần mái. Hi vọng đến tết Nguyên đán, người dân xứ Lệ sẽ được đến thăm động Chân Linh, vãn cảnh chùa trong dịp tết Bính Thân mà trong câu đối của Tác giả Đào Nguyên đã nhắc đến:

 
Vui xuân cùng bè bạn viếng động Chân Linh
Đón tết với cháu con thăm chùa Phúc Tự

Hay câu đối của ông Lê Doạn thôn Phúc Tự:

Núi Vải tiềm tàng đầy quả ngọt
Vườn Chùa ấp ủ đủ hoa thơm

Rồi đây, những người con phương xa khi trở về quê hương viếng thăm chùa Phúc Tự, sẽ sung sướng biết bao, nhưng không phải ai cũng hiểu được những hi sinh thầm lặng và công lao của anh và gia đình anh đã đóng góp tâm sức và vật lực đã tạo lại ngôi chùa này cho quê hương. Thay mặt những người  đang sống và công tác  phương xa và có cùng suy nghĩ, xin một lần nữa cảm ơn anh và gia đình, người mẹ đáng kính đã hun đúc nên tâm hồn anh về những đóng góp lớn lao cho quê hương.

Chùa Phúc Tự nằm đắc địa trên cồn đất cao hơn hói ( Hà Thâu) khoảng 4 mét, trước đây hói luôn có nước chảy từ nguồn nuốc ngầm trong dãy đá vôi ra, nối ra sông Gianh, chia ranh giới 4 thôn Bàu Sỏi với Thượng Phủ, Phúc Tự với Hà Thâu.  Đứng trên nền chùa nhìn sang  khoảng đất bên kia là nhà thờ ông Tổ họ Lê người khai lập xứ Còn vang, dưới chân ngôi chùa phía trái là giếng chùa cũng đã đã tu tạo lại  trên nền cũ nguyên bản nhưng to hơn, đẹp hơn giếng cũ. Hi vọng sau khi hoàn thành công trình chùa Phúc Tự, bộ mặt của làng Lệ Sơn sẽ thay đổi rất nhiều,  theo tâm linh thì con người sẽ sống hoà thuận hơn, con em đất Lệ sẽ có người đỗ đạt cao hơn, nhiều hơn thế hệ trước, bởi đã có sự thông thiên, liên hệ, giao thoa hài hoà giữa trời đất, thần tiên và con người mà ta hay nói là Thiên thời, địa lợi và nhân hoà.

Kỳ vọng rồi đây ngôi đình làng ta lại được tôn tạo lại trên nền cũ vốn có của nó, chúng ta có quyền hi vọng sẽ có một cơ hội nữa lại được chiêm ngưỡng  ngôi đình  làng như bài viết cuả Lê Hồng Vệ trên báo làng: Tiếng vọng mái đình xưa, mà vết tích còn lưu lại trên 2 cột cổng trước cửa đình với 2 câu đối của Hậu duệ đời thứ 12 cụ tổ Lê Văn Hành là Quan Đốc học Lê Bính - người chủ trì việc trùng tu đình làng đầu thế kỷ XX.

 
KHÍ TÁC SƠN HÀ CÔNG MINH CHÍNH TRỰC NHI NHẤT .
(Núi sông hun đúc nên con người nơi đây cái khí chất công minh chính trực được xếp hàng đầu)

ĐỨC HỢP THƯỢNG HẠ CAO MINH BÁC HẬU VÔ CƯƠNG .
 (Từ quan, viên, chức dịch đến đinh tráng, lão hạng; từ trên xuống dưới đồng lòng hòa hợp thì sáng suốt, uyên bác vô biên).

Những hình ảnh thi công Chùa Phúc Tự với kinh phí thực hiện hơn 3 tỷ đồng
 


 


 


 


 


 


 


 


 


 
Tác giả bài viết: Lê Ngọc Tỉnh
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Đức Tâm - Đăng lúc: 01/10/2015 06:52
Lịch sử sẽ ghi nhận những việc mà gia đình Anh Bính làm, nhưng lịch sử cũng sẽ bàn tán nhiều về cách thức tiến hành, cách thức thực hiện. Nhứng đóng góp nào được địa chí chép vào sách thì bà con đều rõ.
Chùa đã và đang trở về với tên gọi xưa, tên Chùa Mệ Danh chỉ được ghi vô Địa chí nếu Mệ Danh sở hữu sổ đỏ Chùa, còn không vẫn là chùa Phúc Tự chứ.
Đôi lời bàn luận với bà con !
Avata
Quê hương - Đăng lúc: 29/09/2015 21:33
Bác Tỉnh ạ, vậy là trong lịch sử chùa Phúc Tự vẫn có một giai đoạn mang tên chùa Mệ Danh. Không ai có thể phủ nhận những tình cảm và tâm huyết của gia đình Bác Bính đối với chùa làng. Nhưng tôi vẫn băn khoăn là sau khi chuộc rồi, không sang ngay cho dân mà phải chờ đến xây xong.?????
Chùa làng là nơi hun đúc hội tụ tâm linh và là nơi cầu an phước lộc thiện tâm cho cả cộng đồng. Để cho dân bàn dân làm, dân đóng góp mới thiêng chứ Bác. Cũng mong là như Bác nói. Cám ơn Bác đã về lấy bộ ảnh gửi bà con biết, Mà sắp đến lụt rồi, sao Bác không nhắc nhở có mấy cái nhà tạm của anh em công nhân thi công không chuyển lên chùa đi. Lụt đến là trở tay không kịp xuống bồ bồ hết.
Avata
Lê Ngọc Tĩnh - Đăng lúc: 29/09/2015 09:02
Bạn quê hương thân mến, bạn có biết mảnh đất đó UBND xã đã cấp cho anh Thành con ông Lưu ở cả mươì mấy năm này rồi không? bây giờ mệ Danh có điều kiện mới chuộc mảnh đất đó lại 500 triệu để đầu tư xây chùa. Xây xong mệ sẽ giao lại cho làng lệ sơn chứ không của riêng ai hết. con em LS ai cũng có quyền đến vãn cảnh và cúng tế. Chùa phúc Tự vẫn là chùa Phúc tự. Bạn nghĩ sao chứ chuyện khôi phục lại chùa là tâm nguyện nhiều ngươì, nhưng có ai làm được điều đó không? ai đủ tâm đủ tầm để đưọc cấp phép xây chùa? mọi chuyện thế nào sau này bạn sẽ rõ mà thôi.
Avata
Quê Hương - Đăng lúc: 29/09/2015 00:05
Chùa không còn tên Phúc Tự nữa mà đã đứng tên người khác. Dân làng đang bức xúc và không hiểu quanh việc ai đứng tên sổ đỏ của chùa. Anh em hay viết mảng văn hóa tìm hiểu thử coi. Nghe dân làng nói mà đau lòng

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 8
  • Hôm nay: 669
  • Tháng hiện tại: 49950
  • Tổng lượt truy cập: 8005233

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net