1
  • image
  • image
  • image
  • image
09:30 EDT Thứ sáu, 19/04/2024

Bà con Lệ Sơn không mặn mà với việc làm roong ?

Đăng lúc: Thứ hai - 05/08/2013 17:35 - Người đăng bài viết: bientap02
Phản ánh chung về hiện trạng sản xuất nông nghiệp ở quê nhà trong những năm gần đây
Sau 10 năm đi làm ăn xa nay mới trở về quê hương thăm họ hàng, cô Bác. Di dọc các cánh đồng tôi có cảm giác bữa ni bà con Lệ Sơn không mặn mà với việc mần roong. Trước đây vì việc tranh nhau luống cày mà gây sự, chửi nhau thì nay nghe nói bà con nhận làm roong rất ít. Tìm hiều sơ sơ thì được biết số lao động giờ chuyển sang xây cất, làm các nghề phụ hồ, buôn bán là đông.
 

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Nếu phân tích kỹ, chúng ta sẽ thấy thêm 1 số nguyên nhân dưới đây:

+ Trước hết là giá vật tư đầu vào ngày càng tăng, trong khi đó giá bán nông sản ngày càng giảm đi. Bên cạnh đó, tình trạng ruộng đất rất manh mún, sản xuất đơn lẻ cũng là yếu tố làm tăng chi phí do khó có thể áp dụng các thiết bị cơ giới hóa.

+ Sự hình thành của các khu công nghiệp hút hết lao động thanh niên đến làm việc. Dù làm việc vất vả nhưng thu nhập cao hơn làm ruộng. '

+ Hiện tại các thôn làng vắng bóng lao động chính mà chủ yếu là ông già, bà già, phụ nữ, trẻ em, chính điều này dẫn đến không có lao động trẻ, lao động chất lượng, nên việc tiếp thu các tiến bộ khoa học hạn chế và năng suất lao động thấp
.

Đôi điều suy nghĩ:

Cộng đồng Lệ Kiều đi ngoài, hiểu biết rộng thử đóng góp hướng phát triển bền vững cho làng quê trong vòng 20, 50 năm tới ?. Liệu chúng ta nên phát triển quê hương theo hướng nào để đời sống bà con ngày càng nâng cao.

Làm sao để bảo tồn văn hóa và tiếp tục phát triển ở tầm cao ?

Làm sao để cho người dân sớm tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới mà không thụ động ngồi chờ cơ chế của nhà nước ?

Làm sao để quê hương luôn là vùng đất mà ai cũng muốn đến sống, ai cũng muốn được 1 lần về thăm nơi đây ?

Hỡi các Lệ Kiều, chúng ta cần và nên làm gì đó không thì hổ thẹn với tiền nhân lắm lắm.


 

Tác giả bài viết: Phan Tiến Thành
Từ khóa:

Phan Tiến Thành

Đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
LVT - Đăng lúc: 07/08/2013 23:16
Nghị sự cho vui vậy thôi mấy eeng ơi. Nông nghiệp phải dựa vào yếu tố tự nhiên nữa. Chúng ta đâu có điều kiện làm nhà kính. Chăn nuôi tại cái nơi lụt vài chục quả một năm khôg có hung Tắt thì đóng bè mà sống à. Nói về nguồn nước thì tương lai sẽ như thế này: Nguồn nước ngầm (bắt nguồn từ Sũng Nghệ, Ba Xối đổ ra) sẽ cạn kiệt, vài năm nữa Bồ Bồ, Naác Sôống sẽ trở thành sa mạc bồi lấp từ chất thải của Nhà máy. Đồng Hồ, Sác và Đồng Mua bị chia cắt bởi Đại Lộ Xi Măng sẽ bị xói mòn, rửa trôi và bồi đắp thành những hình thù kỳ bí và khô cằn. Rứa là hết. Đông về giá rét và nhơ nhớp thứ bùn lạ lẫm, Hạ sang oi bức và ngột ngạt bở cả bụi và tiếng ồn. Năm 2022, dân LLS không phải đòi một đồng giải toả nào nữa cũng lặng lẽ rút đi trong êm dịu. Cai đầu dài vơ vét thiên nhiên chắc hả dạ lắm ru? Lúc đấy, bàn chi chuyện nông- công cho mệt. Anh cu Hoàng ở vũng tàu lại đăng đàn xướng tế văn của cụ Đồ Chiểu, chỉ còn lại cư dân mạng LLS đọc cười ra nước mắt mà thôi. Bình luận của tui là theo cái luật tự nhiên mà hẳn nhiều bọ cũng thấy thế, có điều chi mạo phạm, đoái xin đại xá!
Avata
Lương duy Toản - Đăng lúc: 07/08/2013 21:35
Một số bạn đọc cho rằng chính quyền cấp xã phải đứng ra làm chủ trong việc này, tôi nghĩ diều này hơi khó. Với kiểu phát triển kinh tế theo nghị quyết như ở Quảng Bình thì chính quyền cấp xã chỉ là nơi thừa hành cho những nghị quyết của cấp trên.

Là người nông dân lại có điều kiện đi nhiều nơi, làm việc với nhiều chuyên gia giỏi trong lĩnh vực Nông nghiệp nông thôn nông dân nên tôi có vài gợi ý với chính quyền xã như sau:

Trong tầm nhìn trung hạn nên giảm bớt 1/2 đất trồng lúa chuyển sang các loại cây khác.Tập trung chuyển đổi sang cây trồng đa tác dụng,cây có dầu (lac,vừng,ngô,đỗ tương)

Chăn nuôi thì lấy bò sữa hoặc Dê sửa làm mủi nhọn.chủ động tìm doanh nghiệp chế biến, thu mua nông sản để hợp tác với họ nhằm ổn định đẩu ra cho bà con.

Phá hoại tài nguyên thiên nhiên bao giờ cũng đi cùng với đói nghèo, vì vậy nên tuyệt đối từ chối những dự án sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, năng lượng mà giá tri gia tăng thấp như kiểu nhà máy ximăng.
Avata
Tuấn thừa sắc - Đăng lúc: 07/08/2013 09:37
Có 1 nghịch lý mà ko phải ai cũng biết đó là:sống trên đời này dù có làm vua,làm chúa,làm ông này bà nọ đi chăng nũa thì cũng phải ăn cơm (cơm ở đâu mà ra ?) để sống, để tồn tại ấy vậy mà chẳng có ai muốn làm nông dân cả !! ?? ai cũng muốn làm ông này bà nọ để được người đời trọng vọng,muốn làm cán bộ có quyền cao chức rộng và trong lý lịch bản thân thường hay "né" 2 chữ nông dân.Nhân đây tôi muốn nhấn mạnh rằng vai trò của người nông dân là rât quan trọng các bọ ạ, không có người nông dân làm ra lúa gạo thì loài người khó mà tồn tại được vả lại nông nghiệp có tính bền vững rât cao ko có loại ngành nghề nào có thể sánh được..bà con cứ yên tâm mà cấy ló, trỉa sạu nhé đưng xao lòng khi nghe nói..."công nghiệp hoá"...
Avata
Lê Văn Thái - Đăng lúc: 06/08/2013 23:43
Bạn Đình Miệu không nên tách chính quyền xã trong vụ này. Chính quyền phải đứng ra làm chủ cho các ý tưởng, tham vấn bà con ta (có rất nhiều người tài) để có đầy đủ luận chứng kinh tế - kỹ thuật - xã hội và lịch sử, tìm kiếm khung pháp lý mới tiến hành được. Thân mến
Avata
Lương Duy Toản - Đăng lúc: 06/08/2013 23:40
Trồng lúa không có lãi vì thế bà con không mặn mà với việc làm ruộng là tất yếu, vấn đề đặt ra là cần phá vở thế độc canh cây lúa bằng các cây rau màu,cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Một số cây trồng mới như cây vani, hoặc trồng cỏ nuôi bò, tăng năng suất cây lạc...là những hướng đi mới mà bà con nên tìm hiểu.Chính quyền cấp xã thì lực bất tòng tâm. Bà con Lệ Sơn ở ngoài nên tìm cách giúp đở bà con tìm hướng đi phù hợp
1, 2  Trang sau

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 13
  • Khách viếng thăm: 11
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 2394
  • Tháng hiện tại: 27225
  • Tổng lượt truy cập: 8036259

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net