1
  • image
  • image
  • image
  • image
00:56 EDT Thứ sáu, 29/03/2024

Gặp con em Lệ Sơn. Quảng Bình giữa Trường Sa

Đăng lúc: Thứ ba - 19/04/2016 04:54 - Người đăng bài viết: lehongve
Gặp con em trên quê nhà đang sát cánh cùng cả nước bảo vệ biển đảo, cả chúng tôi và các em đều vui mừng vô hạn. Càng mừng hơn khi được chứng kiến các em và đồng đội được sự quan tâm rất đặc biệt của lực lượng Hải quân cũng như nhân dân cả nước

 

Được nằm trong danh sách thăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ở quần đảo Trường Sa, lại được đi trên chiếc tàu KN-781 lớn nhất của Kiểm ngư Việt Nam trong chuyến xuất bến đầu tiên từ  TP.HCM, các nhà báo chúng tôi háo hức vô cùng. Lên tàu, tôi mới biết đoàn đi ngoài những người ở TP. HCM còn có các thành viên đến từ Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và cựu chiến binh của Tập đoàn Dầu khí.

Đêm đầu tiên trên tàu, lòng lâng lâng khó tả, tôi lang thang trên boong rồi lên sân đậu trực thăng ngắm sao trời, bất ngờ khi gặp anh Lương Duy Hoàng, tác giả bài thơ: 
Gửi con gái Mẹ  một cựu chiến binh trong nhóm của Tập đoàn Dầu khí. Anh vừa là người cùng dòng họ ở quê tôi (xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa) lại vừa chơi với nhau khi học đại học ở Huế, cùng vác ba lô “Nam tiến” trong những năm còn bao cấp.

 Tác giả cùng cựu chiến binh Lương Duy Hoàng và 2 chiến sĩ Nguyễn Lệ Sơn, Trương Quốc Toàn.
Tác giả cùng cựu chiến binh Lương Duy Hoàng và 2 Sĩ quan Nguyễn Lệ Sơn, Trương Quốc Toàn.

Chuyện quê nhà, chuyện học hành mãi rồi cả hai anh em cùng hỏi nhau không biết dân Quảng Bình quê mình có ai đang là chiến sĩ hay công tác ở các đơn vị dân sự trên các đảo của quần đảo Trường Sa hay không.

Lịch trình thăm cụ thể ở mỗi đảo đã được Chuẩn đô đốc Lê Minh Thành, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân, cho biết là sẽ đi thăm một nhà giàn và 10 đảo nên mỗi đảo chỉ lưu lại 2-3 giờ và không ở lại đêm. Cả tôi và anh Hoàng đều lo, vì lịch trình như thế thì tìm gặp cho được con em quê nhà là không dễ. Nhưng cả hai anh em đều quyết tâm lưu ý đến việc này.

Ngay buổi chiều đầu tiên của hải trình, chúng tôi tiếp cận bãi Tư Chính là bãi ngầm dài khoảng 57km và rộng khoảng 13km với điểm nhô cao nhất cách mặt nước khoảng 16m. Đoàn vào thăm nhà giàn DK1/14 (tên đầy đủ là Trạm Kinh tế - Khoa học - Dịch vụ 1/14). Thường trực tại nhà giàn, ngoài lực lượng hải quân thuộc Tiểu đoàn Hải quân DK1 còn có cán bộ, nhân viên các ngành bảo đảm hàng hải, khí tượng, thủy văn, dầu khí...

Trong mênh mông trời nước, nhà giàn là hai khối nhà hộp ở độ cao cách mặt biển khoảng 40m, nối thông nhau, trông xa tựa như chuồng bồ câu. Những khối nhà này cắm sâu 4 chân trụ vào lòng biển. Muốn lên tầng cao nhất của nhà giàn, là nơi lính nhà giàn ở và làm nhiệm vụ, thì phải chinh phục hàng trăm bậc cầu thang sắt dựng đứng. Lên đến nơi, trong lúc các cô văn công từ đất liền tranh thủ biểu diễn phục vụ bộ đội thì tôi và anh Hoàng mỗi người một hướng thăm hỏi các chiến sĩ để nhân đó tìm con em quê nhà.

Hóa ra nhiều người trong đoàn, nhất là các mẹ các chị, cũng tranh thủ đi tìm con em quê nhà như chúng tôi nên lối đi nhỏ vòng quanh nhà giàn cứ chật cứng người. Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi nghe kể về sự hy sinh dũng cảm của các chiến sĩ lúc nhà giàn DK1/3 bị đổ do bão lớn năm 1990, của nhà giàn DK1/5 năm 1999 và nhà giàn DK1/4 năm 2000...

Cả tôi và anh Hoàng đều đã không gặp may vì trong lực lượng chốt giữ trên nhà giàn DK1/14 không có ai là người Quảng Bình.

Nhưng ngày hôm sau, khi đến thăm đảo Trường Sa Đông thì chúng tôi toại nguyện vì gặp được cùng lúc hai chiến sĩ quê Quảng Bình là Nguyễn Lệ Sơn và Trương Quốc Toàn. Toàn quê ở huyện Bố Trạch và Sơn quê ở xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa. Sơn vừa mới cưới vợ, để vợ ở cùng nhà ngoại tại thị xã Ba Đồn để yên tâm công tác. Thiếu tá Hoàng Thanh Tú, chỉ huy đảo, cho biết Toàn và Sơn đều đang là những chiến sĩ trẻ và công tác rất tốt.

Hỏi ở ngoài trùng khơi thế này có buồn không, cả Hải và Sơn đều nói tuy có những khó khăn hơn ở đất liền là đương nhiên nhưng vẫn vui vì cán bộ chiến sĩ trên đảo như anh em một nhà. Thêm nữa, lãnh đạo cũng như đất liền luôn hướng về đảo nên đã động viên tinh thần anh em rất nhiều. Toàn và Sơn đều nhắn gửi qua chúng tôi chuyển lời cho gia đình hãy yên tâm vì ở đảo các em đã được nhiều sự quan tâm chu đáo.

Hôm đến đảo Sinh Tồn Đông, trung tá Nguyễn Văn Bình, chỉ huy trưởng, cũng cho biết đơn vị có 2 sĩ quan là con em Quảng Bình, một người quê huyện Minh Hoá, một người quê huyện Bố Trạch. Cả hai đều chưa có gia đình và là những cán bộ nòng cốt, rất triển vọng của đảo. Tiếc là khi đoàn chúng tôi ra đảo, cả hai anh đều đang đi công tác.

Vườn rau cải thiện của chi đoàn thanh niên đảo Trường Sa Đông, nơi các chiến sĩ Nguyễn Lệ Sơn và Trương Quốc Toàn đang công tác.
Vườn rau cải thiện của chi đoàn thanh niên đảo Trường Sa Đông, nơi các Sĩ quan Nguyễn Lệ Sơn và Trương Quốc Toàn đang công tác.

Ở đảo Nam Yết, chúng tôi không gặp chiến sĩ nào người Quảng Bình nhưng khi viếng mộ các chiến sĩ hy sinh trên đảo, chúng tôi gặp mộ của liệt sĩ Đinh Thanh Bình. Bình quê ở xã Xuân Hóa của huyện Minh Hóa, sinh ngày 18-7-1992, nhập ngũ ngày 23-2-2011 và hy sinh ngày 19-9-2011, tức là chỉ hơn 7 tháng sau khi nhập ngũ.

Gặp con em trên quê nhà đang sát cánh cùng con em cả nước bảo vệ biển đảo, cả chúng tôi và các em đều vui mừng vô hạn. Càng mừng hơn khi được chứng kiến các em và đồng đội được sự quan tâm rất đặc biệt của lực lượng hải quân cũng như nhân dân cả nước. Nhớ hôm ở đảo Sinh Tồn Đông, nhìn sang đảo Huy Gơ gần đấy đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, thấy công trường với cả nhà cao tầng đang mọc lên, chúng tôi căm phẫn vô cùng.

Chỉ 10 ngày đêm qua một số nhà giàn và đảo của quần đảo Trường Sa nhưng được chứng kiến những khắc nghiệt của trùng khơi và tinh thần quyết tâm bảo vệ biển đảo của cán bộ chiến sĩ nơi đây, lòng chúng tôi trào dâng một cảm xúc khó tả. Cảm ơn biết bao những người lính trẻ Quân đội Nhân dân Việt Nam đang ngày đêm bám đảo. Chính họ đã cho chúng tôi cảm nhận rõ hơn về từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. 


Tác giả bài viết: Lương Duy Cường. Nguồn tin: (Theo báo Quảng Bình điện tử)
Từ khóa:

Lương Duy Cường

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
luongduycuong - Đăng lúc: 12/05/2016 21:58
Cụ Lộc thông cảm. anh em tui chỉ lên đảo được chút đỉnh mà phải làm rất nhiều công việc chuyên môn, việc tìm gặp anh em đồng hương phải tính bằng phút và còn nhiều nguyên tắc không được phép khi ở trên đảo nữa. Tuy nhiên, những tình tiết (con ai, xóm mô, nhập quân ngũ năm nào ...) tôi với anh Hoàng đều khai thác nhưng không tiện đưa lên bài viết vì nhiều lý do không nói được ở đây. Hơn nữa, bài này đăng ở báo Quảng Bình chứ không phải viết cho báo làng nên chủ trương tác giả chỉ đưa thông tin ở mức này thôi. Cảm ơn cụ đã đọc, xin hứa khi rảnh sẽ viết bài khác cho báo làng rõ hơn về việc này
Avata
Nguyễn Lộc - Đăng lúc: 06/05/2016 03:29
Bài này do nhà báo xin viết nhưng các chi tiết đăt nhất không được khai thác
- Thông tin chi tiết về con em Lệ sơn (con ai, xóm mô, nhập quân ngũ năm nào ...)
- Phỏng vấn đôi 3 câu.
Nếu tui là Thư ký BBT báo làng thì trả bài và bắt viết thêm mới cho đăng, hehe
Avata
Xa quê - Đăng lúc: 19/04/2016 05:40
A Lương Duy Hoàng, lâu nay không thấy người. Tác giả bài thơ nổi tiếng Gửi con gái mẹ. Nhìn các anh ai cũng khỏe mạnh, rắn rỏi. Xin chúc mừng

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     



 
  • Lời giới thiệu công trình Địa chí Làng Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Trả lời ý kiến đề xuất của bạn Lê Quang Đạt. Việc in sách đủ để phát cho mỗi gia đình người Lệ Sơn 1 quyển là không dễ vì giá thành sách chỉ tính riêng giấy mực thủ tục giấy phép xuất bản xuất bản mỗi cuốn đã 160.000 đồng, để in đủ thì phải 4000 quyển như vậy riêng tiền...
  • Nghề hay: Trồng cỏ nuôi bò một hướng đi tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn  -   Gửi bởi: Phạm Thị Thuỳ
    Đọc được bài hay quá. Một số kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, tôi có việc rất mong được anh hỗ trợ: Anh có định mức nào, hay kinh nghiệm về chi phí sản xuất 1 ha trồng cỏ không anh (giống, phân bón, nhận công, tưới tiêu...). Anh có có thể cho tôi xin được không. Hiện...
  • Lệ Sơn - Làng theo đạo học  -   Gửi bởi: Lương Xuân Trường
    Mình tình cờ đọc lại bài viết của mình ở đây. (bài vết cũng tám năm trước rồi) đọc bình luận của bạn Lâm Phương, chuyện bạn đánh giá thế nào là quyền của bạn. Chỉ có điều một thông tin bạn đưa ra không chính xác: Mình (Lương Xuân Trường) và bạn dồng nghiệp Phan Phương...
  • Thêm một tư liệu Hán nôm về địa danh Lệ Sơn  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Cháu xem lại thông tin đoạn nói về chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1774 - 1776 là chưa chính xác dễ gây nhầm lẫn với thông tin Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) ở thế kỷ XVII. Thời gian được nói đến trong bài viết là sau khi tướng họ Trịnh - Hoàng Ngũ Phúcvượt sông...
  • Bài thơ cuối cùng của nhà giáo Lê Ngọc Mân  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt, số phone: 0913963799
    Hồi trước đi học chung cấp 3 ở huyện Quảng Trạch cùng bạn Hạnh, bạn Hào ở Ba Đồn. Hay xuống thăm thầy Mân chuyện trò ngâm thơ
  • Chặt củi lèn, một kỷ niệm khó quên  -   Gửi bởi: Lê Quang Đạt
    Nhớ lại hồi xưa đi chăn bò cùng các bạn ở Hung Tắt, Hung Cày. Nay đâu còn cảnh đó nữa?
  • Một gia đình cần sự giúp đỡ  -   Gửi bởi: Nguyen Van Thanh
    Rất buồn vì Thay mặt Hội đồng hương Văn hoá tại Nha Trang trích gửi tiền ủng hộ mà không có danh sách...Việc đã qua...Thôi nhé!
  • Gửi con gái Mẹ  -   Gửi bởi: Hung Lan
    Mệ Phương còn khỏe không chi Hồng ?
    Bài thơ hay đáo để, đọc mà nước mắt chảy dài.
  • Lê Đình Khôi; Quê hương là nơi con nước "chở che con đi..."  -   Gửi bởi: Lê Trọng Đại
    Bài viết rất là một lời tri ân với cụ Lê Đình Khôi người đã có những hành động đẹp đóng góp cho cộng đồng cư dân Lệ Sơn ở Hà nội và quê hương và cũng phần nào nói lên được cái tâm của một người con Lệ Sơn đáng kính đối với quê hương. Cảm ơn chú Vệ và Ban biên tập báo...

Thống kê

  • Đang truy cập: 9
  • Hôm nay: 979
  • Tháng hiện tại: 51141
  • Tổng lượt truy cập: 8006424

Liên kết làng quê Quảng Bình

Lệ Sơn 2 - www.langleson.com
Làng Cao Lao - www.caolaoha.com
Làng La Hà - www.langlaha.com
Quảng Bình Trẻ - www.quangbinhtre.com
Nhịp Cầu - www.nhipcau.de

Báo Quảng Bình - www.baoquangbinh.vn
Hân hạnh chào đón các bạn đến với trang tin www.langleson.net
Bản quyền thuộc về Làng Lệ Sơn. Trang thông tin này là tài sản của toàn thể con em làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình
Trang thông tin điện tử Làng Lệ Sơn hoạt động theo quy định của luật pháp Vịệt Nam dưới sự điều hành chung của Hội đồng tư vấn chuyên môn và kỹ thuật.
Trụ sở: Đặt tại trung tâm lưu trữ truyền số liệu VDC1 - Hà Nội - Việt Nam
Trang thông tin là tài sản chung của toàn thể con em làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Email gửi bài viết
baiviet@langleson.net