Nhìn lại những điều hứa hẹn của nhà máy xi măng Quảng Phúc với bà con nhân dân xã Văn Hóa (Phần 2)

Họ đã đưa ra 11 điều hứa hẹn. Khi đọc hết những điều cam kết này, bà con ta không ngần ngại chấp hành các chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước, yên tâm bàn giao và nhận đền bù và coi như đã lột được xác, bỏ lại đằng sau lưng cái lạc hậu, cái vất vả bao đời của người lao động thuần nông. Để có thể tận hưởng một cuộc sống “nhìn lên không bằng ai, nhưng nhìn xuống ít ai bằng”. Thế nhưng:
Góc nhìn của tác giả liên quan đến :"Làn gió mới đang về trên quê hương"
Những bài viết liên quan (Quý độc giả bấm vào tiêu đề các bài để đọc)
1. Giúp việc ở Làng Lệ Sơn: Đêm trước đổi mới
2. Những cái mất và được khi nhà máy xi măng Quảng Phúc về tạo công ăn việc làm tại Hạ Trang (P1)
3. Những cái mất và được khi nhà máy xi măng Quảng Phúc về tạo công ăn việc làm tại Hạ Trang (P2)
4. Chuyện về một thầy cúng trẻ "đa năng" ở Làng Lệ Sơn (P1)
5. Kết quả của thầy cúng trẻ "đa năng" ở Làng Lệ Sơn (P2)

6. Thầy cúng trẻ "đa năng" bắt mạch cho dự án liên quan vấn đề giải tỏa đền bù ( P1)
7. Thầy cúng trẻ "đa năng" bắt mạch cho dự án liên quan vấn đề giải tỏa đền bù (P2)
8."Trượng mới về à ", một thuật ngữ biến tướng, lệch lạc ở Làng Lệ .
9.Nhìn lại những điều hứa hẹn của nhà máy xi măng Quảng Phúc với bà con nhân dân xã Văn Hóa (P1)

PHÓNG SỰ THỰC TẾ
(Phần 2)
1. Vấn đề văn hóa xã hội và môi trường

Sẽ rất buồn và vội vã khi nghĩ rằng. Họ đã lợi dụng sự "thiếu hiểu biết" của người dân để đạt được mục đích, và sẽ rất nghiệt ngã khi nghe ai đó nói thêm: "Họ qua cầu đã rút ván và không giữ đúng lời hứa của mình". Nhưng những gì đã và đang diễn ra sau một thời gian dài chờ đợi, có thể cho chúng ta mường tượng và hiểu ít nhiều về tình hình nội tại là điều không thể suy nghĩ khác được.

Vốn dĩ, vùng quê Văn Hóa, nơi hội tụ dân lành sinh sống từ bao đời nay, thường rất hiền hòa và ẩn chứa trong lòng biết bao tầng, vỉa những kết tụ văn hóa đã tồn tại hàng nửa thế kỷ. Nền văn hóa ấy là văn hóa đồng ruộng và nương rẫy, nó được tạo nên bởi chính cuộc sống và cách sống, cũng như các quy định bất thành văn từ đặc điểm lịch sử và địa lý.

Về bản chất, họ đã sống với tư duy cố hữu lâu nay và đây cũng là tính bảo thủ vững bền của bản sắc, âu đó cũng là sự hài hòa giữa vật chất và tâm linh, là những điều tốt đẹp ân nghĩa ân tình giữa người với người, là những vốn văn hóa truyền thống vừa tinh hoa vừa lạc hậu của cả một cộng đồng dân sinh, là quan hệ hài hòa giữa con người và thiên nhiên... .

Nét văn hóa làng quê ấy có vẻ đối lập với văn minh, thế nên khi "văn minh công nghiệp" đổ đến, nó vừa hồ hởi sung sướng đón nhận, lại vừa e ấp chống đỡ. Tất nhiên không ai cưỡng lại được văn minh, nhưng làm thế nào để vừa văn minh mà lại vẫn giữ được cái hồn, cái cốt của làng quê là cả một vấn đề lớn, mà bất kỳ vùng hay địa phương nào cũng đã bỏ ra nhiều công sức tiền của để làm việc này.

 

Không ngoa khi cho rằng: Tương lai gần, sẽ có "những mảng màu" đan xen
giữa cái mới và cái cũ kệch cỡm, biến tấu khó lường.( Ảnh minh họa)

Quá trình phát triển kinh tế tất yếu sẽ phải dẫn đến những hệ lụy về mặt xã hội. Chạy theo mục đích kinh tế, không tôn trọng quyền lợi của người dân sống trong vùng sẽ là hệ lụy lâu dài. Người dân sống trong vùng vốn từ xưa đến nay chỉ làm nông nghiệp. Nay đất đai đang thổ canh, thậm chí cả thổ cư bao đời, phải né ra một bên để làm nhà máy công nghiệp, "họ sẽ làm gì để sinh sống". Mặc dù khi trao đổi thỏa thuận, họ hứa hẹn nhiều điều cam kết, và đưa vấn đề cốt lõi là tạo công ăn việc làm cho người dân, nhưng cho đến nay họ đã dần làm chủ và đẩy "người bản địa ra khỏi môi trường” của họ.

 

Làng quê đang rậm rịch đổi thay những diễn biến cơ bản phức tạp về bên trong.
Cái mới sẽ mang theo những cách nhìn lạ và không thiếu sự cung cầu, "trao đổi về chất". (Ảnh minh họa)

 
Những "Cái mới " đang về len lỏi trong thẳm sâu các mối quan hệ xã hội, việc này đã được phản ánh trong những bài viết liên quan ở trên. Không thể đổ lỗi cho cái gọi là: "cơ chế mới". Nhưng những gì đang xuất hiện cung cầu của những cái mới đang về trên những nẻo đường làng quê, sẽ báo hiệu cho một tương lai: "rất sáng". Khi mà: "Chưa đi chưa biết, chưa mần chưa hay"

2. Vấn đề ứng xử với người lao động bản địa

Sau khi đặt chân đến vùng đất này. Việc đầu tiên và cũng là việc kéo dài thời gian nhất. Đó là thỏa thuận đền bù và tạo công ăn việc làm cho con em sở tại, đây là vấn đề mấu chốt có sức thuyết phục hàng đầu trong việc thỏa thuận. Dây dưa mãi cuối cùng bà con cũng đã chấp nhận tiền đền bù để "trả mặt bằng" cần thiết cho Cầu, đường và các hạng mục liên quan đến trước và sau khi nhà máy đi vào hoạt động, để mong được đổi lấy con em mình có công ăn việc làm ổn định.

Trong quá trình san lấp và bắt đầu xây dựng nhà máy. Một số chị em, một số trung niên "được tạo công ăn việc làm" đã khoác trên mình những bộ áo đồng phục, Nhìn thấy mọi người sáng đi tối về có công việc làm đều đặn lại gần gia đình làng xóm quê hương, ai cũng khấp khởi. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu, thì lần về quê này. Thấy anh chị em lại trở về như cũ với những gì vốn có.
Hỏi ra mới thấy sự việc đã và đang thay đổi cơ bản về những tiên lượng khó cứu cánh, vấn đề được cho là "điểm sáng của tương lai" trong xã hội Lệ Sơn hiện tại và sau này.

Để cụ thể hóa số lượng con em được" Tạo công ăn việc làm tại nhà máy". Sau khi thống kê sơ bộ, có thể chia ra làm 3 đối tượng:
1) Lực lượng bảo vệ (chỉ cần có sức khỏe và trình độ 12 trở xuống):
2) Công nhân lành nghề được đào tạo, tạm xếp lao động phổ thông như bắn mìn, phá đá....

3) Bộ phận vận hành thiết bị, trình độ kỹ sư:

Lực lượng bảo vệ

Để hiểu tại sao?? và vén màn những vấn đề bức xúc trong mối quan hệ này. Sau nhiều lần mở lời tìm hiểu, mấy anh nhà mình không muốn kể và cũng chẳng muốn nhắc đến nữa, bởi có người đã bỏ dỡ công việc ổn định ở các khu công nghiệp miền Nam về, để mong gần gũi gia đình. Nhưng do đâu mà các anh có phần uể oải chán chường khi nhắc đến việc này, và miễn cưỡng trút "bầu tâm sự" có phần bực tức:

 

Là một trong 3 người may mắn còn được "giữ chân" trên gần 1.800 nhân khẩu của toàn xã Văn Hóa.
Anh Lê Văn Lược, thôn Hà Thâu
cũng đang vừa mới quen việc
 Thì được tin mới từ quê. Anh đã nằm trong diện: "Tinh giảm biên chế"
, và "được" nghỉ cách đây vài ngày

 
"Hắn ranh lắm. Ban đầu cứ tưởng được đi bảo vệ nhà máy với lương 2,5 triệu, theo ca cũng nhàn hạ. Nhưng được 2 tháng, nó bắt đầu luân chuyển ra Vũng áng, trực đêm, lương thấp. Lạ nước lạ cái, trực xong lại chạy mấy chục cây về với vợ con cơm nước nghỉ ngơi, được mấy bữa, thấy chán, lấy nhiều lý do để gây áp lực, có nhiều anh em cố thanh minh và bày tỏ chính kiến và nhắc lại điều hứa hẹn. Đã bị đuổi thẳng cẳng. Vì đi xa lại khắt khe thời gian và không chịu nổi áp lực, rứa là anh bỏ trước em bỏ sau.
Không phải tự diễn biến hay khung huấn luyện để trao đổi kinh nghiệm mà là nó làm cho mình chán rồi bỏ, nó đưa con cháu hắn về thay thế ngay". Vậy làng mình còn ai có công ăn việc làm ở "dưới đó". Bỏ và "được giảm biên chế" hết rồi, chỉ còn 3 người vào thời điểm hiện tại đang làm bảo vệ, vì hắn nể "con ông cháu cha"
mà ....chấp nhận giữ lại.


Lao động phổ thông "được đào tạo lành nghề" để bắn mìn, phá đá....

Trước khi đón đọc phần 3, mời độc giả tạm thư giản để hiểu thêm vấn đề... tại đây

Tác giả bài viết: LHV